Những biểu hiện khi trẻ bị nhiễm giun sán.

source

Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở trẻ em Việt Nam hiện nay là khá cao do điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm (rau củ quả tươi sống, thịt…)…Những loại giun, sán thường gặp nhất là giun đũa, giun tóc, giun móc. Ngoài ra, ở các bé trong lứa tuổi mẫu giáo cũng thường bị nhiễm giun kim. Vậy làm sao để nhận biết con mình bị nhiễm giun và các giải pháp phòng ngừa giun cho bé là gì?
Để nhận biết con có bị nhiễm giun hay không, điều đầu tiên các mẹ cần lưu ý là những biểu hiện tiêu hoá của bé: Đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày; táo bón hoặc tiêu chảy; phân có thể có đàm nhớt hay máu; đầy bụng khó tiêu; buồn nôn, nôn; chán ăn; tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun, đau thượng vị; đau quanh rốn; đau bụng dưới.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý các biểu hiện bên ngoài của bé thay đổi so với thường ngày: Dị ứng (dị ứng thức ăn, mề đay, ban); thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi); thần kinh (lo âu, bứt rứt, kém tập trung, giảm trí nhớ). Ấu trùng lạc nhầm chỗ: dễ bị chẩn đoán nhầm viêm phổi do thở khò khè như hen suyễn; u não, liệt động kinh, mắt sưng, giảm thị lực…
Trong số những biểu hiện trên thì những dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là việc bụng bé đau và to căng cứng bất thường, và bé thường xuyên bị ngứa hậu môn vào ban đêm (do giun kim đẻ trứng).
Để phòng ngừa việc nhiễm giun ở bé thì các mẹ nên định kỳ cho con và cả nhà uống thuốc tẩy giun mỗi 6 tháng 1 lần. Với các bé nhỏ (từ 2 tuổi trở lên) thì nên lưu ý lựa chọn các loại thuốc tẩy giun phù hợp với độ tuổi của con. Ngoài ra, mẹ cũng nên tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ vệ sinh cá nhân như cắt móng tay ngắn, sạch cho bé.

Nếu mẹ nghi ngờ bé bị nhiễm giun mà sau khi uống thuốc vẫn không khỏi thì nên cho bé đi xét nghiệm máu hoặc phân để kiểm tra chính xác và điều trị kịp thời nhé. 

Thấy con nhèo nhẹo quấy khóc, lại kêu ngứa ở hậu môn, chị Mai lúng túng không biết nguyên nhân vì sao, mãi tới khi mang con tới gặp bác sĩ, chị mới biết bé Na bị nhiễm giun kim.

Bé Na mấy tối nay rất lạ, cứ lấy tay gãi liên tục vào gần hậu môn rồi còn quấy khóc nhèo nhẹo. Tưởng con đi vệ sinh xong chưa được rửa nên khó chịu, mẹ bé Nga lại rửa lại cho con sạch sẽ. Nhưng chỉ một lúc vui vẻ xong là bé Na lại tiếp tục gãi, có lúc vừa gãi vừa mếu máo: Mẹ ơi con ngứa.
Dù đã nhìn rất kĩ nhưng cả bố mẹ lẫn ông bà của Na cũng không phát hiện ra dấu hiệu gì khác lạ ở chỗ bé Na kêu ngứa. Hơn nữa, tình trạng này kéo dài mấy hôm rồi, dù có vệ sinh sạch đến đâu thì Na vẫn không ngừng gãi, lại có thêm dấu hiệu bỏ ăn, mệt mỏi.
Chưa có kinh nghiệm nuôi con nên mấy ngày sau bố mẹ mới đưa Na đi khám. Bác sĩ chỉ cần xem qua đã kết luận bé Na bị nhiễm giun kim.
Vậy là bố mẹ Na được một bài học bổ ích về phòng bệnh giun kim cho con.
Giun kim là kí sinh trùng trong đường ruột của con người. Khi bị nhiễm giun kim, ở bé trai kích thước của giun kim từ 1-4mm, còn ở bé gái kích thước giun kim to hơn vào khoảng từ 8-13mm. Khi bị nhiễm giun kim, người lớn thường không cảm thấy gì, nhưng trẻ em thì thường cảm thấy rất khó chịu. Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo thường dễ bị ảnh hưởng bởi giun kim nhất.

Nguyên nhân gây bệnh giun kim ở trẻ
Nhiễm giun kim rất dễ bị lây từ trẻ này sang trẻ khác. Trứng giun kim có thể tồn tại trên bề mặt của quần áo, chăn mền và đồ chơi trong khoảng 2 - 3 tuần. Thời gian này là đủ cho những quả trứng được truyền đi và xâm nhập vào cơ thể trẻ em. Trứng sẽ cư trú trong ruột cho đến khi chúng nở.
Khi những con giun cái trưởng thành trong ruột kết, chúng di chuyển xuống vùng hậu môn và đẻ hàng ngàn trứng. Điều này thường xảy ra vào ban đêm và khi đó trẻ cảm thấy vô cùng ngứa và khó chịu ở hậu môn. Trẻ có thể đưa tay xuống gãi và trứng giun lại truyền sang móng tay và dễ lây sang các thành viên khác trong gia đình. Những trẻ có thói quen mút tay càng có nguy cơ bị bội nhiễm.

Các triệu chứng trẻ bị giun kim
Trẻ bị giun kim thường có triệu chứng như cảm giác ngứa dữ dội xung quanh các khu vực hậu môn và âm đạo. Ngoài ra còn có thêm các triệu chứng khác bao gồm chán ăn, giảm cân và mất ngủ. Trẻ có thể trở nên cáu kỉnh và bồn chồn hơn bao giờ hết. Trong trường hợp nặng, nhiễm giun kim cũng có thể gây ra viêm ruột thừa.

Điều trị giun kim ở trẻ
Các bác sĩ thường dùng phương pháp điều trị giun kim đơn giản dành cho trẻ em là kê một liều Mebendazole (Vermox) hoặc Pyrantel Pamoate (Antiminth, Combantrin). Tiếp theo là một liều thuốc thứ hai, sau đó khoảng 2 tuần. Nếu nhiễm trùng đã lan đến các cơ quan tiết niệu và sinh dục thì cần một liệu pháp kết hợp thích hợp, bao gồm Mebendazole và Ivermectin (Stromectol).

Chống ngứa nhẹ nhàng bằng thuốc mỡ. Trẻ nhỏ thường không thể chịu đựng nỗi đau trực tràng do nhiễm trùng, vì vậy nên cho trẻ ngồi ngâm đít trong chậu nước ấm.

Để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan, nhất là phát tán trứng giun, cần giữ vệ sinh cho trẻ cẩn thận, kể cả giường chiếu, chăn màn, đồ chơi… cũng cần giặt sạch qua nước nóng. Các thói quen lành mạnh cơ bản nhất và quan trọng hơn cả đó là rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh.

Làm thế nào để Phát hiện trẻ nhiễm giun kim?
Dùng một miếng băng để kiểm tra là hiệu quả nhất. Khi trẻ ngủ dậy buổi sáng, trước khi trẻ đi vệ sinh hoặc tắm, hãy dùng một miếng băng sạch thấm quanh vùng da gần hậu môn của trẻ. Sau đó, mang miếng băng đó đến bác sĩ để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ làm các thủ tục cần thiết để kiểm tra xem có giun hoặc trứng giun trong đó không.
Mặc dù nhiễm giun kim ở trẻ em có thể dễ dàng điều trị, nhưng tốt nhất cha mẹ nên giữ vệ sinh để phòng ngừa cho con. Nếu thấy có bất kì triệu chứng nào xuất hiện, nên đưa con đến bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt. Duy trì sự sạch sẽ trong và ngoài nhà. Dạy con cách giữ cho tay sạch sẽ và tránh chạm tay vào miệng thường xuyên. Vệ sinh khỏe mạnh luôn luôn là một công cụ hiệu quả để ngăn chặn bệnh.

Rượu Tỏi (Thần Dược)

Trị
1) Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt). 
2) Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thư) 
3) Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản). 
4) Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử). 
5) Trĩ nội & trĩ ngoại. 
6) Ðại tháo đường (tiểu đường)
Rượu Tỏi (Thần Dược)

Trần Duy Linh


I - Xuất Xứ

Vào những năm 1960-1970, WHO_cơ quan theo dõi sức khoẻ & bệnh tật thế giới của Liên Hiệp Quốc phát hiện ở Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khoẻ chung của nhân dân Ai Cập lại vào loại tốt, ít bệnh tật & tuổi thọ trung bình tương đối cao. WHO đặt vấn đề với chính phủ Nasser xin cử một phái đoàn của WHO về Ai Cập nghiên cứu xem tại sao có hiện tượng lạ như thế mà nghành Y tế Ai cập chưa giải thích được. 

Ðược Tổng Thống Nasser đồng ý, WHO huy động nhiều chuyên gia y tế về Ai Cập nghiên cứu chia nhau đi xuống nông thôn, các vùng có khí hậu khắc nghiệt để thu thập các tài liệu đặc biệt. Cuối cùng các nhà nghiên cứu (đông nhất là Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản) nhận xét là ở Ai Cập nhà nào cũng có 1 lọ rượu ngâm tỏi để uống. Nhân dân Ai Cập nói từ bao nhiêu thế kỷ nay nước họ vẫn là thế. 

Ngày xưa Ai Cập là một đế chế lớn, chinh chiến liên miên, chủ yếu là xử dụng gươm dao chém giết nhau. Thời ấy làm gì có thuốc kháng sinh, nên họ chỉ dùng nước tỏi để uống & cũng để rửa các vết thương. 
Ở các vùng tỏi được ngâm rượu theo những công thức khác nhau. Chuyên gia các nước đem những công thức đó về nước mình nghiên cứu và phân tích. Kết luận cái gì tốt rồi sau đó thông qua một báo cáo gởi cho WHO. Sau đó WHO tổng kết & hội thảo về vấn đề này. Rồi đến năm 1980 họ thông báo : 

Rượu tỏi chữa trị được 04 nhóm bệnh :
1) Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt). 
2) Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thư) 
3) Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản). 
4) Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử). 

Ðến năm 1983, Nhật lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là :
5) Trĩ nội & trĩ ngoại. 
6) Ðại tháo đường (tiểu đường)
Nhật cũng công bố : "Ðây là một loại thuốc tuyệt vời của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ & có hiệu quả chữa bệnh rất cao".


II – Nguyên Lý
   
Con người ta thông thường tuổi từ 40 trở lên (có thể trẻ hơn nữa) là đã có bệnh. Các bộ phận trong cơ thể bắt đầu thoái hoá, bộ phận nào yếu thì thoái hoá nhanh, đặt biệt là làm cho các chức năng hấp thụ chất béo (lipid) chất đường (glucone) bị suy giảm. Các chất đó không hấp thụ hết qua đường tiêu hoá, phần thừa không thải ra ngoài được, dần dần lắng đọng trong thành vách mạch máu, làm xơ cứng động mạch & xơ cứng một số bộ phận khác rồi lâu ngày gây ra những chứng bệnh như trên.

Trong tỏi có 2 chất quan trọng :
1) Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn. 
2) Hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành quách mạch máu, làm cho đường đi của máu từ tim ra & về tim bị nghẽn. Chính nhờ 02 chất này mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.

III - Kết quả chữa bệnh

Tác giả tổng hợp bài viết này theo kinh nghiệm chứng thực cho biết : Từ năm 1970 bị thấp khớp nặng_sưng cả các khớp phải đi bằng gậy chống. Thuốc tân dược & đông y dùng đã nhiều như "Cao hổ cốt", "rượu tắc kè" (lúc nào cũng có sẵn), thế mà bệnh không đỡ lại nặng thêm. Năm 1975 bị ngã gần chết. Năm 1981 bị ngất phải đưa vào cấp cứu ở bệnh viện 3 ngày mới hết nên sức khoẻ càng giảm.
Vào cuối năm 1982 mới bắt đầu uống rượu ngâm tỏi, thì 20 ngày sau bắt đầu thấy giảm bệnh sưng khớp. Qua 3 tháng, huyết áp trở lại bình thường. Bệnh viêm họng cũng khỏi. Hen phế quản giảm nhiều. Ngoài ra tác giả còn cho biết bịnh trĩ nội mỗi năm đi mất 5, 7 lần. Hen phế quản nặng cấp cứu nằm bệnh viện 2, 3 lần. Từ khi liên tục dùng rượu tỏi cho tới nay đã gần 8 năm mà không phải đi bệnh viện lần nào cả. Ngủ rất bình thường, ăn thì tiêu hoá tốt, đặt biệt đối với bệnh thấp khớp thì coi như thuốc thần. Vì tác giả trước đây khổ vì thấp khớp, nay khỏi hẳn không còn biểu hiện gì cả.
Cho nên, kết luận của người Nhật phần trên là hoàn toàn đúng : 
"Ðây là thứ thuốc tuyệt vời của nhân loại, vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ & lại có hiệu quả chữa bệnh rất cao.
(Theo World Hearth Organizations)

Tôi có dùng rượu tỏi để phòng và trị một số bệnh. Tuy nhiên, khi tôi dùng rượu tỏi vào buổi tối thì có cảm giác bị xót bao tử vào giữa đêm, hơi bứt rứt. Nhờ chuyên mục sức khoẻ của quý báo tư vấn giúp : có phải rượu tỏi gây ảnh hưởng bao tử không ; có cách nào khác dùng tỏi chữa bệnh thay cho rượu tỏi ? Cám ơn quý báo ! (lehang@ ... )

Trả lời :

Anh (chị) dùng rượu tỏi có cảm giác bị xót bao tử có thể là do ảnh hưởng của rượu. Chứ tỏi có tác dụng làm lành vết thương, tỏi cũng nóng, nhưng không đến mức làm xót bao tử. Dân gian còn có một cách khác dùng tỏi thay cho rượu tỏi đó là tỏi trộn mật ong, được làm bằng cách : dùng tỏi còn tươi có tép nhỏ, xay nát rồi đem trộn với mật ong, cho vào trong chai để dành dùng dần (mật ong có tác dụng bảo quản tỏi không hư). Dùng tỏi trộn mật ong, ngoài những tác dụng gần giống như rượu tỏi : hỗ trợ tiêu hoá, tiêu diệt các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh (nhờ tỏi có một số tinh dầu, chất kháng khuẩn, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh), còn giúp kháng được một số gốc oxy hoá, các yếu tố thuận lợi dẫn đến ung thư ... Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng sát trùng, giải độc, hành khí. Mật ong khi trộn với tỏi, ngoài công dụng bảo quản tỏi không hư, mật ong còn là chất bổ dưỡng cung cấp các vitamin, giúp làm lành các vết loét bao tử. Người bình thường mỗi ngày dùng một muỗng mật ong cũng rất tốt, có thể dùng riêng một mình mật ong, hoặc có thể pha với nước chanh để dùng.
   Nói thêm : dân gian còn có cách dùng mật ong đánh với lòng đỏ trứng gà (trứng gà đã được kiểm dịch), đánh đến khi lòng đỏ trứng chuyển sang màu trắng hơi vàng lợt (lúc này mật ong đã làm chín lòng trứng), xong rót bia vào và đánh đều lên sẽ có một thức uống rất thơm ngon và bổ dưỡng. 

Trần Duy Linh (SG)

-----------

Cách bào chế rượu tỏi

Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn ; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.
* * * * *

Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn ; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.  Đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi /lần) nhưng không thấy phản ứng phụ.
* * * * *

1 - 250 gam tỏi . Tỏi có tép nhỏ và có mùi thơm khi bấm vào, lột vỏ, cho vào cối giả hoặc máy sinh tố xay nhỏ hạt. Không cần nhuyễn nhừ như trái cây uống sinh tố. Cho vào 1/2 lít rượu trắng, loại rượu ngon chuyên dùng để ngâm thuốc.
2 - Đậy kín nắp lọ (dùng lọ thuỷ tinh). Sau khi ngâm 10 ngày, múc bả tỏi cho vào compress (vải mùng) vắt ráo. Nhớ làm mỗi lần một tí, cho đến khi hết tỏi đã ngâm trong lọ.
3 - Nước cốt tỏi có được và rượu còn trong lọ, cho tất cả vào chai thuỷ tinh. Đậy kín để 1 tuần, sau đó bắt đầu uống.
Rượu tỏi hơi khó uống vì hôi nồng và nóng, vì thế lúc bắt đầu nên uống chừng 5, 10 giọt, khi quen dần thì tăng lên, nhưng đừng quá 5 ml mỗi lần uống. Ngày có thể uống 1 hoặc 2 lần.
* * * * * 

Cách làm Rượu Tỏi
Việt Nam Thư Quán 


Vật liệu : 

- 40 gram tỏi khô (mua 50 gram, sau khi bóc vỏ còn chừng 40 gram) 
- 100 ml rượu trắng 45 độ (tốt nhất là rượu Lúa mới) 
  
Cách làm : 

1. Thái tỏi thật nhỏ 
2. Cho tỏi vào lọ đã rửa sạch 
3.
Cho rượu vào 
4.
Ngâm 10 ngày, thỉnh thoảng lắc chai để tỏi ngấm rượu cho đều 

Quan sát : 

Mới đầu rượu có màu trắng, sau chuyển dần sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thành màu nghệ. 

Cách dùng : 

Mỗi lần dùng 40 giọt (compte gouttes) vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi ngủ. Vì lượng ít nên chế thêm nước sôi để nguội vào thì mới uống thành một ngụm. 
Uống liên tục cả đời. 
Người phải kiêng rượu không uống được rượu vẫn có thể dùng được vì mỗi lần chỉ uống 40 giọt, một số lượng không đáng kể. 

quyết : 

40 gram tỏi như thế, dùng trong 20 ngày thì hết, trong khi phải ngâm đến 10 ngày mới dùng được, cho nên cứ phải ngâm sẵn một lọ gối đầu để dùng liên tục. 

Chữa bệnh : 

World Health Organization đã chính thức công bố rượu tỏi có thể chữa được 5 nhóm bệnh sau: 
1. Thấp khớp (sưng, vôi hoá, mỏi) 
2. Tim mạch (huyết áp thấp hoặc cao, nở van tim, ngoại tâm thu) 
3. Phế quản, họng (viêm, hen, xuyễn) 
4.
Tiêu hoá (khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử) 
5.
Ngủ bất bình thường hay mất ngủ


link mua rượu
link mua tỏi có thể mua trong siêu thị
toilyson/net

Bổ sung thêm cách làm tượu tỏi từ link này

Cách chế biến tốt nhất là cắt nhỏ tép tỏi, để nó ngoài không khí 10-15 phút



Trẻ bị sốt nên ăn gì?

sorce
Khi bé bị sốt, các bà mẹ thường cho bé kiêng khem rất nhiều, điều này có thực sự tốt cho trẻ?
Khi bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, hãy để trẻ nghỉ ngơi. Bị sốt cũng sẽ làm giảm các hoạt động tiêu hoá của dạ dày, vì thế hãy cố gắng tránh cho bé ăn những đồ ăn khó tiêu hoá, không có lý do nào để giảm bữa ăn thường ngày khi bé không từ chối ăn.
Cụ thể, chế độ ăn của trẻ bị sốt (không phải sốt thương hàn) như sau:
Trẻ nhỏ hơn 6 tháng:
- Bú mẹ nhiều lần, cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn. Mẹ phải uống thêm sữa và nước để đủ sữa cho trẻ vì trẻ sốt bị mất nước nên rất cần nước.
- Nếu trẻ bú bình: lượng sữa trong một ngày là 150ml cho mỗi cân nặng cơ thể, chia làm 8-10 lần. Cho trẻ uống nước “đã khát” mới cho bú bình vì nếu không bù đủ số nước bị mất do sốt thì trẻ sẽ bỏ bú sữa. Có thể làm mát sữa cho trẻ “háu bú”.
Trẻ từ 6 đến 24 tháng:
- Bú sữa đang dùng: là sữa mẹ hoặc sữa bình trẻ đang dùng và pha như bình thường.
- Bột hoặc cháo có đủ chất dinh dưỡng như bình thường nhưng xay loãng, cho trẻ ăn nhiều cữ trong ngày (4-5 cữ) nhưng mỗi lần ăn ít một (1/3-1/2 chén).
- Chất đạm tốt nhất là sữa, thịt gà, thịt heo.
- Cho trẻ uống thêm nước trái cây mát sau khi bú và sau khi ăn bột hoặc cháo. 
Trẻ từ 24 đến 60 tháng:
- Ăn cơm như bình thường, nhiều lần, ít một.
- Bữa ăn nên có thêm canh chua hoặc những loại canh mà trẻ dễ ăn như canh khoai mỡ, canh rau ngót, canh nấu thịt, cua mồng tơi....giúp trẻ ngon miệng, dễ ăn.
- Ăn thêm một cữ tối nếu trẻ thèm ăn và thức khuya do sốt.
- Cho trẻ ăn những món mà trẻ thích.
- Ăn thêm những món phụ nhưng bổ dưỡng như bánh Flan, yaourt…
- Uống thêm nước, sữa, yaourt, nước trái cây mát.
 Lưu ý:
- “Làm mát” thức uống của trẻ bằng cách cho thức uống vào tủ lạnh hoặc ướp đá bên ngoài, không được cho đá vào thức uống của trẻ vì tránh nhiễm trùng do đá gây ra.
- Khi sốt, trẻ rất khát nên nước mát và thức ăn lỏng, mềm dễ hấp dẫn trẻ, giúp trẻ ăn nhiều hơn và dễ hấp thu hơn.
- Khi sốt trẻ cần nhiều nước và vitamin nên trẻ cần uống thêm nước trái cây.
- Không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà chỉ khuyến khích trẻ ăn khi bị bệnh vì trẻ sẽ ói và sợ ăn. Sau khi hết bệnh sẽ “sợ ăn” luôn.
Một số món ăn giúp trẻ hạ sốt

Cà chua hầm thịt: Cà chua 100g, thịt lợn nạc 100g, cà chua rửa sạch thái lát hoặc băm nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho 1 bát nước, đổ thịt vào nấu chín trước, sau đó cho cà chua, một ít muối, dầu hành, gừng đun chín là được. Uống canh, ăn thịt và cà chua, mỗi ngày 1 lần, hoặc ăn cùng với cơm.

Rau muống, mã thầy: Rau muống 100g, mã thầy 20g. Hai thứ trên rửa sạch, cho vào nồi nước, luộc chín nhừ. Ăn rau uống canh mỗi ngày 2 - 3 lần, ăn liền trong 7 ngày.

Chè đậu xanh, rau câu: Đậu xanh 50g, rau câu 30g, đường đỏ vừa đủ. Đậu xanh cho nước vào đun cho đậu chín nhừ, rau câu thái nhỏ, cho vào nồi nấu cùng đến khi rau câu chín kỹ thì cho đường đỏ liệu vừa ăn là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 7 ngày.

Do bị sốt, cơ thể trẻ nhỏ bị suy yếu, nên nguyên tắc ăn uống đối với bệnh sốt ở trẻ nhỏ là: Uống đủ nước thức ăn dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng; đặc biệt là có đủ chất đạm (protein), vitamin và muối khoáng.

Không nên cho trẻ ăn những món xào, rán nhiều mỡ, để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. 

Làm gì khi bé bị sốt cao?

source
Làm gì khi bé bị sốt cao?

Hãy đưa bé đến cơ sở y tế ngay nếu ngoài sốt, bé còn có một trong các dấu hiệu như bỏ ăn uống, ngủ li bì khó đánh thức, co giật, thở rít khi nằm yên, rút lõm lồng ngực và thở nhanh, mất nước nặng.

Sốt là dấu hiệu thường gặp nhất khi trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn. Các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến ở trẻ nhỏ và gây sốt cao là viêm nhiễm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy... Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, ngoài việc điều trị bằng thuốc, vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách cũng rất quan trọng, giúp trẻ chóng khỏi bệnh và hồi phục.
Nếu trẻ sốt nhẹ và vừa (thân nhiệt từ 37,5 độ C đến dưới 39 độ C), có thể chưa cần dùng đến thuốc hạ nhiệt, cho trẻ nằm nơi thoáng mát và nới bớt quần áo, đắp khăn ướt lên trán.

Một số trường hợp trẻ sốt cao có thể bị co giật. Khi đó, nên dùng khăn nhúng vào nước mát hoặc nước hơi ấm lau nhẹ khắp người trẻ, đặc biệt là ở nách, bẹn và trán. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, nếu không uống được thì dùng viên đặt hậu môn với hàm lượng thuốc tùy thuộc cân nặng, đồng thời cho uống nhiều nước. Tuyệt đối không được ủ kín trẻ.

Khi trẻ bị sốt, cứ mỗi lần thân nhiệt tăng 1 độ C thì chuyển hóa cơ bản tăng hơn 10%, do đó nhu cầu về năng lượng cũng tăng. Vì vậy, chế độ ăn trong thời gian trẻ sốt vẫn phải đảm bảo đầy đủ thành phần cung cấp năng lượng (chủ yếu là dầu, mỡ và đạm). Khi sốt, cơ thể cũng mất rất nhiều nước và chất điện giải qua da, đường thở, mất vitamin qua phân, nước tiểu... nên nhu cầu về nước, vitamin và chất khoáng tăng lên rất nhiều. Mặt khác, khi sốt cao, các men tiêu hóa bị ức chế nên trẻ thường chán ăn, phải cho trẻ ăn những món vừa dễ tiêu hóa vừa đảm bảo cung cấp đủ những nhu cầu đặc biệt của giai đoạn này.

Với trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần cho bú nhiều lần hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không tự bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.

Với trẻ lớn hơn (đã ăn bổ sung), nên tăng thêm số bữa trong ngày với các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ. Thay đổi thức ăn, làm những món hợp khẩu vị để giúp trẻ ăn nhiều, kích thích sự thèm ăn. Nếu trẻ tiêu chảy, có thể dùng nước giá đỗ xanh để quấy bột, nấu cháo loãng để vừa giúp trẻ dễ ăn vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất đạm, bột.

Đặc biệt chú ý đề phòng trẻ bị suy dinh dưỡng khi nhiễm khuẩn nặng và kéo dài. Cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả tươi, hoặc ăn thêm hoa quả để bù lại lượng nước bị mất do sốt. Cung cấp thêm vitamin A, vitamin C vì các bệnh nhiễm trùng có thể gây mất vitamin A qua phân, nước tiểu, dẫn đến nguy cơ thiếu vitamin A, đặc biệt là đối với trẻ suy dinh dưỡng. Những trẻ bị viêm phổi nặng cần bổ sung vitamin A liều cao (tùy thuộc vào tuổi theo hướng dẫn của Chương trình Phòng chống thiếu máu, vitamin A).

Nên cho trẻ ăn cả mỡ lẫn dầu, đặc biệt là mỡ gà (vì mỡ gà có tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ). Các loại thực phẩm giàu chất đạm là sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu nành, trứng, thịt cá...

Các sai lầm thường gặp trong nuôi dưỡng trẻ sốt nhiễm khuẩn
- Không tăng cường số bữa ăn mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn.
- Nấu loãng hơn bình thường khiến trẻ lúc này đã ăn ít hơn lại càng bị thiệt thòi về chất.
- Không cho dầu mỡ vào bột, cháo của trẻ khi trẻ bị sốt tiêu chảy.
- Không cho trẻ ăn thịt gà khi trẻ bị sốt có ho vì sợ trẻ ho nặng thêm. Sự lo sợ này là hoàn toàn không có cơ sở khoa học vì thịt gà không gây ho cho trẻ.
- Không cho ăn cá, tôm, cua khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy. Thực ra, chỉ trong trường hợp cá, tôm, cua là nguyên nhân gây tiêu chảy (hiếm gặp) thì mới cần ăn kiêng.
- Không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ kịp thời (khi trẻ bắt đầu sốt từ 39 độ C) khiến trẻ bị co giật, dẫn đến những tổn thương ở não, gây chứng động kinh sau này.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Cách nấu cháo ngon cho bé yêu của bạn

source

Nhiều người cho rằng làm gì có chuyện cháo “vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ”. Ấy vậy mà có cách nấu cháo cho trẻ chắc chắn “ngon, bổ và rẻ”. Mời bạn tham khảo cách nấu cháo sau:
- Để không tốn gas mà cháo nhừ bạn hãy đun sôi gạo từ buổi tối sau đó cho vào một bình thủy. Sáng mai bạn đã có một nồi cháo trắng nhuyễn nhừ.
- Để bé ăn được thực phẩm tươi, buổi sáng bạn làm một chén cháo trứng (cháo trắng và 1 quả trứng) hoặc cháo sữa (cháo trắng và 7 muỗng sữa bột), trưa chiều tối thì ăn cháo thịt bằm hoặc các loại khác sau khi bạn đã đi chợ về.
- Để không mất công xay nhuyễn thực phẩm bạn hãy bằm thịt thật nhuyễn, lọc bỏ những sợi gân xơ, sau đó đánh tan với nước lạnh rồi cho vào cháo còn đang nguội rồi mới đun sôi cho chín thịt. Như vậy thịt không bị vón cục, bé ăn rất dễ dàng.
- Để cháo được thơm ngon, bạn hãy lặt một nắm lá rau xanh (rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền,...) bằm nhuyễn rồi cho vào cháo khi đã chín thịt. Đun sôi cho rau chín bạn mới cho một muỗng canh dầu ăn vào nồi cháo, đun sôi là xong.
Vậy là bé đã có một chén cháo “ngon, bổ, rẻ”.
Lưu ý:
- Bé mới tập ăn thì không nêm nếm mặn ngọt vì bé không thích, nếu bé đã quen với vị nêm thì bạn cứ tiếp tục nêm.
- Ăn bữa nào thì nấu thịt rau bữa đó không nên nấu một nồi ăn cả ngày (trừ cháo trắng là nấu sẵn).
- Bạn cần biết không có cháo nào là “cháo dinh dưỡng”, chỉ có cháo thịt, cháo cá, cháo tôm... Và nếu bé ăn hoài không lên cân, bé bị ói và tiêu chảy... thì bạn phải xem lại cách lựa chọn cháo cho bé.

Nhiều người cho rằng làm gì có chuyện cháo “vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ”. Ấy vậy mà có cách nấu cháo cho trẻ chắc chắn “ngon, bổ và rẻ”. Mời bạn tham khảo cách nấu cháo sau:
- Để không tốn gas mà cháo nhừ bạn hãy đun sôi gạo từ buổi tối sau đó cho vào một bình thủy. Sáng mai bạn đã có một nồi cháo trắng nhuyễn nhừ.
- Để bé ăn được thực phẩm tươi, buổi sáng bạn làm một chén cháo trứng (cháo trắng và 1 quả trứng) hoặc cháo sữa (cháo trắng và 7 muỗng sữa bột), trưa chiều tối thì ăn cháo thịt băm hoặc các loại khác sau khi bạn đã đi chợ về.


 


- Để không mất công xay nhuyễn thực phẩm bạn hãy bằm thịt thật nhuyễn, lọc bỏ những sợi gân xơ, sau đó đánh tan với nước lạnh rồi cho vào cháo còn đang nguội rồi mới đun sôi cho chín thịt. Như vậy thịt không bị vón cục, bé ăn rất dễ dàng.
- Để cháo được thơm ngon, bạn hãy lặt một nắm lá rau xanh (rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền,...) bằm nhuyễn rồi cho vào cháo khi đã chín thịt. Đun sôi cho rau chín bạn mới cho một muỗng canh dầu ăn vào nồi cháo, đun sôi là xong.
Vậy là bé đã có một chén cháo “ngon, bổ, rẻ”.
Lưu ý:
- Bé mới tập ăn thì không nêm nếm mặn ngọt vì bé không thích, nếu bé đã quen với vị nêm thì bạn cứ tiếp tục nêm.
- Ăn bữa nào thì nấu thịt rau bữa đó không nên nấu một nồi ăn cả ngày (trừ cháo trắng là nấu sẵn).
- Bạn cần biết không có cháo nào là “cháo dinh dưỡng”, chỉ có cháo thịt, cháo cá, cháo tôm... Và nếu bé ăn hoài không lên cân, bé bị ói và tiêu chảy... thì bạn phải xem lại cách lựa chọn cháo cho bé.

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu đối với trẻ dưới một tuổi. Bên cạnh đó, ăn dặm là cách tốt nhất để cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ cứng cáp hơn. Bột hoặc cháo là thức ăn dặm mà các bác sĩ khuyên các bà mẹ. Theo tháng tuổi, lượng thành phần trong cháo có thể thay đổi, còn cách nấu thì tương tự như nhau. Khi nấu cháo cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
 

alt
Nguồn ảnh: motgiadinh.com

1.  Một số dụng cụ đơn giản dùng để đong đếm khi nấu cháo: 

- 1 bát ăn cơm = 200ml nước: dùng để đong nước.

- 1 thìa súp gạo = 5 g gạo xay vỡ.

- 1 thìa súp thịt = 10g thịt.

- 1 thìa súp rau = 5 g rau.

2. Cháo cho bé mới tập ăn dặm (từ 4 tháng đến 6 tháng)

Nguyên liệu:

- 2 bát nước = 400 ml

- 5g gạo xay vỡ

- 10 g thịt lợn thăn 

- 2 thìa súp rau ngót

- 1 thìa cà phê dầu ăn chuyên dành cho trẻ.

Lưu ý ở tuổi này: 

- Rau chỉ ăn lá, không dùng cuống cứng.

- Gạo dùng nấu cháo là gạo tám xay vỡ, thường không pha thêm bất cứ loại hạt gì, không pha gạo nếp. 

- Chưa nên ăn nước mắm vào cháo, nếu có chỉ cho vài giọt.

Cách nấu:

- Cho nước vào với gạo nấu trên bếp. Khi cháo sôi thì đun thật nhỏ lửa cho khỏi bị trào và cháo nhanh nhừ. Cho thịt nạc băm nhỏ vào ninh cùng với cháo.

- Rau ngót thái chỉ băm nhỏ rồi cho vào cối giã lọc lấy nước cốt. Khi cháo chín thì cho tiếp nước cốt rau vào. 

- Trước khi cho trẻ ăn, cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào cháo nóng.

- Ở lứa tuổi này, ngày ăn 1-2 bát cháo, đồng thời bổ sung 600-800ml sữa mới là đủ dinh dưỡng.
 

alt
Nguồn ảnh: tinsuckhoe.com

3. Cháo cho bé từ 7-10 tháng

- Các nguyên liệu tăng dần theo khẩu phần ăn của con bạn, ở tuổi này bạn có thể chế thêm mắm vào cháo cho bé. 

- Cháo có thể nấu đặc chứ không loãng như thời kỳ trước. 

- Lượng thịt tăng lên 1,5 thìa, gạo 3 thìa súp = 15g, rau thì có thể băm nhỏ và nấu trực tiếp với cháo chú không cần giã lấy nước cốt. 

- Nếu ăn trứng gà thì chỉ ăn lòng đỏ, trên 1 tuổi thì mới nên ăn cả lòng trắng. Một lòng đỏ trứng bằng 20g thịt. Trứng đánh tan với rau và cũng cho vào khi cháo chín nhừ. 

- Rau ngót có thể thay bằng rau cải, bí đỏ.

- Ở tuổi này ăn 2-3 bát bột 1 ngày và cộng thêm 600-700ml sữa. 

4. Cháo cho bé từ 10-12 tháng

- Các thành phần nguyên liệu tăng dần theo tháng tuổi. Thịt lợn 2 thìa = 20g. 4 thìa súp gạo = 20g. Bạn có thể thay thịt lợn bằng tôm, cua, thịt bò, lươn. 

- Nên cho trẻ ăn thêm mỡ, tốt nhất là mỡ gà với tỉ lệ tương tự như dầu ăn.

- Nếu lứa tuổi này ăn cua đồng thì bạn lấy 5 con cua, giã ra được 60 g cua, lọc ra 1 bát nước đầy được 30g cua là đủ cho khẩu phần cháo của bé. Trong các thực phẩm này đã đủ canxi nên các bà mẹ không cần ninh xương lấy nước, vì muốn có canxi phải ninh xương nát nhừ rất mất thời gian.

- Ở độ tuổi này, trẻ nên ăn một ngày 3 bát cháo và uống 700-800ml sữa.
12 món cháo cho bé 12 - 24 tháng tuổi
Cháo là món ăn có tính mềm, dễ tiêu hóa, thích hợp cho trẻ. sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn 12 món cháo cho bé từ 12 - 24 tháng tuổi, hy vọng những món ăn sẽ giúp các bé ngon miệng và mau lớn.
1. CHÁO THỊT RAU MUỐNG (Một chén đầy cho 245 calo)

Nguyên liệu
  • Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
  • Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh thịt)
  • Rau muống 30g (3 muỗng canh)
  • Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
  • Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi nước, nấu nhừ thành cháo
  • Thịt heo băm nhuyễn
  • Rau muống xắt nhuyễn.
  • Thịt heo xào với 1 muỗng cà phê dầu cho vào cháo, sau đó cho rau muống vào. Nấu cho chín thịt, rau nêm nếm cho vừa ăn. Cho cháo ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều.
2. CHÁO THỊT BÍ ĐỎ (Một chén đầy cho 246 calo)
Nguyên liệu:
  • Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
  • Thịt heo 30g (2 muỗng canh)
  • Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
  • Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
  • Hành, nước mắm...
  • Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách Làm:
  • Gạo: vo sạch, cho vào xoong, thêm nước nấu cháo
  • Thịt băm nhuyễn
  • Bí đỏ cắt hạt lựu
  • Bí đỏ cho vào cháo nấu mềm, phi hành với 1 muỗng cà phê dầu cho thơm, để thịt vào xào cho chín.
  • Cho thịt vào cháo nêm vừa ăn, trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
3. CHÁO CÁ CÀ RỐT (Một chén đầy cho 233 calo.)

Nguyên liệu:
  • Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
  • Cá nạc 30g (2 muỗng canh)
  • Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
  • Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
  • Nước mắm, hành...
Cách làm:
  • Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
  • Cá luộc chín, vớt ra, ướp nước mắm hành tiêu
  • Cà rốt cắt hạt lựu thật nhỏ
  • Cà rốt cho vào cháo nấu mềm
  • Cho cá vào nêm nhạt. Trút ra chén, cho 2 muỗng cà phê dầu ăn.
4. CHÁO TRỨNG CÀ CHUA (Một chén đầy cho 242 calo)

Nguyên liệu:
  • Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
  • Trứng 50g (1 trứng gà)
  • Cà chua 30g (3 muỗng canh)
  • Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
  • Nước mắm, hành...
  • Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
  • Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
  • Trứng đánh đều lòng đỏ, lòng trắng.
  • Cà chua: cắt hạt lựu thật nhỏ
  • Cháo nấu nhừ cho cà chua vào, sau đó thêm trứng, đảo đều, nêm vừa ăn, để hành vào nhắc xuống, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn.
5. CHÁO LƯƠN (Một chén đầy cho 237 calo)
Nguyên liệu:
  • Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
  • Thịt lươn 30g (2 muỗng canh)
  • Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
  • Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
  • Nước mắm, hành...
  • ước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
  • Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
  • Lươn làm sạch, thả vào cháo luộc chín, vớt ra.
  • Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ
  • Lươn đã chín, gỡ lấy nạc, ướp chút nước mắm, xào với hành phi 1 muỗng cà phê dầu.
  • Cà rốt cho vào cháo nấu mềm.
  • Cho lươn vào cháo nêm vừa ăn. Trút ra chén, có thể nêm hành răm nếu trẻ thích.
6. CHÁO ẾCH RAU MỒNG TƠI (Một chén đầy cho 228 calo)

Nguyên liệu:
  • Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
  • Thịt ếch 30g (2 muỗng canh)
  • Rau mồng tơi 30g (3 muỗng canh)
  • Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
  • Nước mắm, hành...
  • Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
  • Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
  • Thịt ếch bằm nhỏ
  • Rau mồng tơi rửa sạch cắt nhỏ
  • Thịt ếch xào với 1 muỗng cà phê dầu, hành
  • Cháo chín nhừ cho rau vào, để sôi lại cho chín rau
  • Cho thịt ếch vào cháo, nêm lại cho vừa ăn, múc ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
7. CHÁO GAN - CÀ CHUA (Một chén đầy cho 247 calo)

Nguyên liệu:
  • Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
  • Gan 30g (2 muỗng canh)
  • Cà chua 30g (1/2 trái nhỏ)
  • Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
Cách làm:
  • Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
  • Gan rửa sạch cắt nhỏ, ướp chút nước mắm
  • Cà chua bỏ hột, cắt hột lựu
  • Bắc chảo phi 1 muỗng cà phê dầu, hành cho thơm, để gan, cà chua vào xào qua.
  • Cho gan, cà chua đã chín nhừ, nêm lại vừa ăn, cho hành vào, trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
8. CHÁO ĐẬU HŨ RAU NGÓT (Một chén đầy cho 256 calo)

Nguyên liệu:
  • Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
  • Đậu hũ 50g (1/2 miếng nhỏ)
  • Rau ngót 30g (3 muỗng canh)
  • Dầu 5g (1 muỗng cà phê)
  • Nước mắm, hành...
  • Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
  • Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
  • Đậu hũ cắt hột lựu
  • Rau ngót cắt nhuyễn
  • Cho rau ngót vào cháo nấu chín rau
  • Để đậu hũ vào, nêm vừa ăn. Khi sôi lại, cho hành trút ra chén, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
9. CHÁO BÍ ĐỎ ĐẬU PHỘNG (Một chén đầy cho 291 calo)

Nguyên liệu:
  • Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
  • Đậu phộng 30g (2 muỗng canh đầy)
  • Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
  • Nước mắm, hành...
  • Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
  • Đậu phộng: ngâm nước nóng, bóc vỏ, giã hoặc xay nhuyễn
  • Gạo vo sạch nấu cháo
  • Bí đỏ cắt hạt lựu
  • Cho bí đỏ vào nấu với cháo
  • Cháo chín nhừ, cho đậu phộng vào nấu tiếp cho thật chín, nêm lại cho vừa ăn.
10. CHÁO CUA BÍ ĐỎ (Một chén cho 235 calo)

Nguyên liệu:
  • Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
  • Thịt cua 30g (2 muỗng canh)
  • Bí đỏ 30g (3 muỗng canh)
  • Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
  • Nước mắm, hành...
  • Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
  • Gạo vo sạch, nấu nhừ thành cháo
  • Bí đỏ cắt hạt lựu
  • Bí đỏ cho vào cháo nấu mềm
  • Phi 1 muỗng cà phê dầu hành, xào thịt cua. Cho vào cháo nêm vừa ăn, thêm hành ngò nhắc xuống. Trút ra chén thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
11. CHÁO SƯỜN ĐẬU HÀ LAN (Một chén đầy cho 278 calo)
Nguyên liệu:
  • Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
  • Sườn nạc 100g (chừng 5-6 miếng)
  • Đậu Hà lan tươi 10g (1 muỗng canh đầy)
  • Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
  • Nước mắm, hành củ...
Cách làm:
  • Gạo ngâm nước 30’, lấy cối đâm bể
  • Sườn chặt miếng nhỏ
  • Đậu Hà lan ngâm lột vỏ
  • Củ hành lột vỏ, cắt mỏng, phi vàng với 1 muỗng cà phê dầu
  • Sườn nấu với nước hầm mềm, gỡ thịt nạc, xé nhỏ.
  • Cho bột gạo vào khuấy với nước sườn hầm thịt xé, đậu Hà lan. Nêm lại cho vừa ăn. Cho ra chén.
  • Để hành phi lên, dùng nóng, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn.
12. CHÁO THỊT GÀ NẤM RƠM (Một chén đầy cho 254 calo)

Nguyên liệu:
  • Gạo 30g (3 muỗng canh vun đầy)
  • Thịt gà 30g (2 muỗng canh)
  • Nấm rơm 30g (4-5 tai nấm)
  • Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
  • Nước mắm, hành ngò...
  • Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
  • Gạo vo sạch nấu cháo
  • Thịt gà cắt nhỏ, nấm xắt mỏng
  • Phi 1 muỗng cà phê dầu hành xào thịt gà, nấm rơm thêm chút nước mắm iốt hoặc muối iốt.
  • Cháo nấu chín nhừ cho thịt gà và nấm rơm vào, nấu sôi lên và nêm lại cho vừa ăn, thêm hành ngò nhắc xuống, chế 1 muỗng cà phê dầu ăn.
    5 món cháo ngon cho bé 1-2 tuổi
    Những cảm giác nóng bức của mùa hè sẽ phần nào giảm bớt khi bé được ăn các món cháo giúp hạ nhiệt, ngăn ngừa rôm sẩy và mát gan như cháo khoai thịt bằm, cháo gạch cua nấm hương…

    1. Cháo gạch cua nấm hương




    Nguyên liệu:


    - 50g gạch cua (gạch son)
    - 10g nấm hương
    - 1 chén cháo trắng
    - 1 thìa cà phê hạt nêm
    - Mùi ta, vài sợi gừng thái chỉ.


    Thực hiện:


    Nấm hương rửa sạch, ngâm nước sôi cho mềm, vớt ra vắt ráo, xắt nhuyễn. Bắc nồi lên bếp cho cháo trắng vào nấu sôi, thả nấm hương vào nấu chung với cháo. Đợi cháo sôi trở lại cho gạch cua vào, nêm hạt nêm vừa ăn, thêm ít cọng gừng nhỏ cho thơm. Tắt bếp, rắc mùi ta xắt nhuyễn vào, nhấc xuống.


    2. Cháo khoai tím thịt bằm




    Nguyên liệu:


    - 100g thịt nạc heo xay
    - 100g khoai mỡ tím
    - 1 chén cháo trắng
    - 1 thìa cà phê hạt nêm
    - 1 thìa cà phê dầu gấc
    - 1/2 thìa cà phê nước mắm ngon, hành lá.


    Thực hiện:


    Thịt xay đánh tan đều với 1 thìa súp nước lọc. Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch, nạo cơm nhuyễn. Cháo trắng cho vào nồi nấu sôi, cho khoai tím vào khuấy đều, khi cháo sôi cho thịt xay vào, đợi sôi trở lại nêm hạt nêm, dầu gấc, nước mắm ngon cho vừa ăn, cho hành xắt nhuyễn vào, nhấc xuống.


    3. Cháo tôm cải xanh




    Nguyên liệu:


    - 1 bát cháo trắng
    - 20g tôm
    - 10g cải xanh
    - 1,5 thìa cà phê dầu ăn
    - 2 thìa cà phê nước mắm ngon hoặc 1/4 thìa cà phê muối i-ốt.


    Thực hiện:


    Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi, chỉ đen, băm nhuyễn. Cải xanh rửa sạch, thái thật nhuyễn hoặc băm nhỏ. Hòa cháo đặc và tôm trong 1/2 bát nước, bắc lên bếp nấu sôi 2-3 phút. Nêm nước mắm hoặc muối, cho tiếp rau cải xanh vào, đảo đều, tắt bếp. Nếu muốn giảm vị nồng của cải, đun thêm 2-3 phút. Thêm 1,5 thìa cà phê dầu ăn vào cháo, khuấy đều.


    4. Cháo cật cải thảo




    Nguyên liệu:


    - 1 bát cháo trắng
    - 20g cật heo băm
    - 10g cải thảo
    - 1,5 thìa cà phê dầu ăn
    - 1 thìa cà phê nước mắm ngon hoặc 1/4 thìa cà phê muối i ốt.


    Thực hiện:


    Cật cắt bỏ phần lõi trắng, rửa sạch, băm nhuyễn. Cải thảo rửa qua nước muối loãng, băm nhuyễn. Hòa cháo đặc trong 100ml nước (khoảng 1/2 bát), cho cật vào, bắc lên bếp nấu sôi 5 phút. Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, sau đó cho cải thảo vào, khuấy đều, đậy nắp đun khoảng 3 phút. Tắt bếp, thêm vào 1,5 thìa cà phê dầu ăn, khuấy đều.


    5. Cháo sườn heo, khoai lang và phomai




    Nguyên liệu:


    - 25g gạo tẻ
    - 20g khoai lang
    - 2 miếng sườn thăn
    - 1 miếng phô mai con bò cười
    - Gia vị, 1,5 thìa cà phê dầu ăn.


    Thực hiện:


    Gạo nhặt sạch, vo sơ, nấu chín mềm cùng với khoai lang băm, sườn thăn để được một bát cháo đặc. Khi cháo chín lấy sườn thăn lọc bỏ xương băm nhỏ thịt cho vào cháo, lấy thìa đánh cho nhuyễn khoai. Cho cháo lên bếp đun lại, trước khi bắc ra thêm 1 miếng phô mai con bò cười, nêm lại cho vừa khẩu vị của bé. Tắt bếp, thêm vào 1,5 thìa cà phê dầu ăn, khuấy đều.

    10 món cháo dành cho bé
    Hãy đổi bữa cho bé hàng ngày với một thực đơn phong phú, chắc chắn bé yêu nhà bạn sẽ có hứng thú ăn và trở nên khỏe xinh bụ bẫm.

    Cháo sữa
     
     Nguyên liệu: Gạo 50g, nước 4 bát, sữa bột 3 thìa.
     
     Cách làm: Gạo rửa sạch, ngâm 1 tiếng, bỏ vào nấu thành cháo. Cho sữa bột vào đảo đều, đun trong ít phút là được.
     
    Cháo trứng gà
     
    Nguyên liệu: Trứng gà 1 quả, gạo 50 g, nước 4 bát.
     
    Cách làm: Rửa sạch gạo, ngâm trong khoảng 1 tiếng, cho nấu thành cháo. Trứng gà đập thẳng vào cháo, nguấy đều 2-3 phút (bé dưới 1 tuổi tách bỏ lòng trắng, chỉ cho ăn lòng đỏ). Nêm 1 thìa nước mắm, dầu ăn.
     
    Cháo thịt băm rau xanh
     
    Nguyên liệu:Gạo 50g, rau xanh 20g, thịt nạc ( thịt lợn hoặc thịt lườn gà) 20g, nước dùng 4 bát.
     
    Cách làm: Gạo rửa sạch, ngâm khoảng 1 tiếng, nấu với nước dùng thành cháo. Rau rửa sạch, băm nhỏ. Thịt nạc chia miếng mỏng, cho một ít muối, luộc trong 10 phút, sau đó đem băm nhỏ. Bỏ thịt và rau vào nồi cháo đảo đều trong ít phút.
     

     
    Cháo bát bảo
     
    Nguyên liệu: Lạc sống 10g, đậu tương 10g, hạt ý dĩ 50g, đậu đỏ 10g, gạo nếp 10g, táo ta 10g, hạt sen 10g, long nhãn 10g, đường vừa đủ, 10 bát nước.
     
    Cách làm: Cho lạc, đậu tương, ý dĩ, đậu đỏ rửa sạch ngâm trong nước khoảng 5 tiếng. Cho 10 bát nước, gạo nếp và táo ta nấu trong 25 phút. Sau cùng cho long nhãn đun thêm 20 phút. Nêm đường vừa ăn. 
     
    Cháo hải sản
     
    Nguyên liệu: Gạo 50g, thịt tôm 20g, một ít cần tây xay nhỏ, nước dùng 4 bát.
     
    Cách làm: Gạo rửa sạch, cho nước xương đun nhỏ lửa thành cháo. Đem thịt tôm hấp chín, thái hạt lựu, cho vào cháo, nêm ít muối, đun thêm 5 phút, cuối cùng cho rau cần đảo đều.
     
    Cháo phô mai
     
    Nguyên liệu: Hành tây 10g, gạo 50g, nước 4 bát, phô mai 5g.
     
    Cách làm: Hành tây rửa sạch thái khúc nhỏ đem xào chín. Đun sôi nước cho gạo nấu thành cháo. Cho hành tây, phô mai đun đến khi phô mai tan đều là được.
     
    Cháo cà rốt gan gà
     
    Nguyên liệu: Gan gà, cà rốt 10g, gạo 50g, nước dùng 4 bát, ít muối.
     
    Cách làm: Cho gạo vào nước dùng đun nhỏ lửa nấu thành cháo. Rửa sạch gan gà và cà rốt, hấp chín giã nhuyễn, cho vào cháo, nêm vừa muối, đảo đều là được. 
     
    Một số món súp dành cho bé
    Súp là món ăn mềm, dễ làm, lại có màu sắc tươi đẹp, trang nhã, hương vị thơm ngon kích thích sự thèm ăn của trẻ.
    Súp trứng đậu Hà Lan

    Nguyên liệu
    - Đậu Hà Lan 200g; lòng trắng trứng ba cái.
    - Gia vị: dầu ăn tinh luyện, nước dùng, muối, bột ngọt, bột năng.

    Thực hiện
    - Rửa sạch đậu Hà Lan, đánh trứng cho nổi bọt
    - Cho nước dùng vào nồi, bắc lên bếp, nước sôi cho đậu Hà lan vào nấu đến khi hạt đậu mềm, nêm muối, bột ngọt, cho bột năng hòa nước vào cho sánh nước, cho lòng trắng trứng vào, cho dầu ăn vào, khuấy đều, khi mọi thứ đều chín là được.
    Súp trứng đậu Hà lan 
     
    Súp cua, khoai môn

    Nguyên liệu
    - Nạc cua: 50g, khoai môn 100g, nấm mèo 15g (ngâm nước), lòng trắng trứng một cái
    - Gia vị: nước dùng gà (nước luộc gà), muối, bột ngọt, rượu vang.

    Thực hiện
    - Nạc cua ướp gia vị cho vào nồi chưng chín rồi xé nhỏ. Khoai môn gọt vỏ, cắt miếng vuông. Nấm mèo rửa sạch.
    - Cho nước dùng vào nồi, bắc lên bếp, nước sôi; cho khoai môn, nạc cua, nấm mèo vào đun sôi, vặn nhỏ lửa, đun đến khi khoai môn thật mềm. Nêm muối, bột ngọt, cho lòng trắng trứng vào khuấy đều.

    Súp cua khoai môn
    Súp khoai tây

    Nguyên liệu
    1/4 thià cafe bơ, 1 củ hành tây lớn, 4 củ khoai tây, gọt vỏ và cắt lát, 1 củ cà rốt, cắt lát, 3 tách cà phê nước, 1 muỗng cà phê bột nêm từ thịt, tiêu, 3 muỗng cà phê bột mì, 3 tách cà phê sữa tươi, 1 muỗng cà phê mùi tây, 1/4 muỗng cà phê húng tây

    Cách làm
    - Dùng một nồi lớn, làm tan chảy bơ trong nồi rồi tiếp tục cho hành tây vào nấu với lửa vừa cho đến khi nhìn thấy hành có màu trắng trong.
    - Trong khi nấu hành với bơ, chuẩn bị một cái nồi khác để nấu khoai tây, cà rốt. Cho khoai tây, cà rốt, nước vào nấu chung, nêm nếm bột nêm cho vừa ăn. Nấu đến khi khoai tây và cà rốt chín mềm, khoảng 10 phút. Đừng nấu quá thời gian này. Sau đó rắc thêm tiêu vào. Cho bột mì vào nồi nấu hành tây để tạo độ sệt cho món ăn. Từ từ rót tiếp sữa vào và khuấy đều. Nấu với lửa nhỏ, liên tục khuấy cho đến khi món ăn sôi đều. Đổ cà rốt và khoai tây đã nấu mềm vào. Vừa khuấy vừa cho mùi và húng tây vào, nấu thêm một lúc nữa. Món ăn này nên dùng nóng.

     
    Súp khoai tây cà rốt
    Tập cho bé ăn phô mai
    • Nấu chung phô mai với bột/cháo của bé: khi bột/cháo chín, mẹ tắt bếp, bắc xoong xuống, để nguội khoảng 800 C rồi cho lượng phô mai phù hợp với bé vào dầm tan. Đây là cách tốt nhất giữ cho phô mai không bị biến chất và mất chất.
    • Có thể cho bé ăn phô mai sống, hoặc nghiền/xay phô mai chung với hoa quả (xoài, chuối…).
    • Có thể nghiền phô mai với nước ấm thành hỗn hợp sền sệt, đút cho bé ăn.
    • Có thể cho bé ăn bánh mỳ phết phô mai.

    Chỉ nên cho pho mai vào cháo rau, khoai tây, cà rốt
    Vo gạo sạch cho lên bếp đun sôi cho nhỏ lửa để hạt gạo nở hết thành cháo, cho mắm, muối vừa đủ cho trẻ ăn. Cháo sáng cho thêm rau thái vụn hoặc gan băm nhỏ vào, sôi thêm một lúc là được.
    Trẻ 6 tháng tuổi trở lên cho ăn thêm lòng đỏ trứng, cá băm và gan băm nhỏ, chú ý không cho trẻ ăn mặn, tránh làm mất chất dinh dưỡng. 

    Để nấu cháo ngon, nhừ hạt gạo mà cháo không bị tách (tức là nước đi đằng nước, hạt gạo đi đằng hạt gạo) các mẹ thử làm theo cách sau nhé.
    Vo sạch gạo, cho lượng nước và gạo vừa với nhau vào 1 nồi, để lửa nhỏ liu riu ngay từ đầu, ninh đến lúc cháo nhừ. Nhớ là không được dùng thìa hoặc đũa để quấy cháo cho đến khi chín cháo. nếu cháo quá đặc dùng nước chế thêm vào ( nhớ là vẫn không được quấy) nếu loãng thì chắt bớt nước đi.

    Như vậy sẽ có nồi cháo đặc sánh, để bao lâu cũng ko bị tách cháo.
    Sau đó bạn chế biến rau, củ, quả, hạt, thịt, cá, tôm bên ngoài vào cho bé ăn. Ăn cháo xay hay cháo hạt phụ thuộc vào độ tuổi các cháu nhé.
    -----------------------------------------

    Cách nấu cháo cua cho bé

    Cua sau khi đã lọc lấy nước, đổ vào nồi cùng với gạo, bắt lên bếp và nấu cho đến khi gạo thật nhừ. Lúc ấy cua và gạo sẽ tạo một màu đồng cho nồi cháo của bạn, đặc biệt là khi nấu chung như thế thì gạo như nhựa hơn và cua sẽ mềm, ít độ dai hơn như là bạn nấu bún rêu. Sau đó bạn để rau vào là được.
    Không biết là nấu chung như thế thì có mất chất dinh dưỡng của cua không nữa nhưng mình thấy con gái chị mình nó thích lắm. Bây giờ có cũng được 9t rồi đấy.

    ------------------------------------------------

    Ví dụ thực đơn cho trẻ 1-2 tuổi như sau: Vẫn cho trẻ bú mẹ; ăn 4 bữa cháo hoặc súp; ăn quả chín theo yêu cầu của trẻ. Cách nấu một số loại cháo cho trẻ 1-2 tuổi (1 bát ăn cơm): Cháo lạc: Gạo tẻ một nắm tay; lạc rang chín bỏ vỏ giã nhỏ 3-4 thìa cà phê, rau xanh băm nhỏ 3 thìa. Cháo đậu xanh hoặc đậu đen: Gạo tẻ 1 nắm, đậu bằng một nửa lượng gạo, rau xanh thái nhỏ 3 thìa, mỡ 2 thìa. Cháo cá: gạo tẻ 1 nắm, cá luộc chín gỡ xương 3-4 thìa, rau xanh thái nhỏ 3 thìa, mỡ hoặc dầu 2 thìa.. Cháo tôm: Gạo 1 nắm, tôm bóc vỏ giã nhỏ 3-4 thìa, rau xanh thái nhỏ 3 thìa, mỡ 2 thìa. Tương tự, với cháo trứng thì dùng 1 quả trứng gà, cháo thịt thì 3-4 thìa cà phê thịt băm nhỏ.