Bài 1: Cho bé làm quen với nước

Trước khi dạy trẻ tập bơi, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là cho bé làm quen với nước và tập một số kỹ năng dưới nước (mặc dù bé đã khá quen với môi trường này).

"Trẻ có thể bắt đầu bơi từ 6 tuần tuổi", các chuyên gia về bơi cho trẻ nhỏ tại Luân Đôn (Anh) khẳng định. Họ khuyên phụ huynh nên cho bé tiếp xúc với nước và học bơi càng sớm càng tốt, hạn chế tai nạn đuối nước.

Học bơi, biết bơi, không chỉ giúp các bé tự bảo vệ mình trước nguy cơ tai nạn sông nước mà còn giúp tăng cường sức đề kháng.

Khi xuống nước, các phản xạ tự nhiên của trẻ sẽ được kích hoạt. Bé sơ sinh có "phản xạ lưỡng cư", tức khả năng cơ thể tự điều chỉnh đóng thành miệng và nắp thanh quản lại để ngăn nước xâm nhập vào phổi khi ở trong môi trường nước. Do đó, khi tập bơi ở giai đoạn sơ sinh, các bé có thể bơi mà vẫn mở miệng.

Lợi dụng các phản xạ bẩm sinh này, các chuyên gia về bơi cho trẻ nhỏ khuyên các mẹ nên cho bé được vui đùa với nước một chút sau khi tắm xong để biến việc tắm rửa của bé thành một dịp vui chơi trong nước. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý là chỉ làm việc này sau khi cuống rốn của bé đã liền nhé!

"9 tháng 10 ngày ở trong bụng mẹ (vốn là môi trường nước) trẻ đã có đầy đủ các kỹ năng để có thể bơi ngay từ khi lọt lòng", Phil Shaw, Giám đốc điều hành hồ bơi dành cho trẻ nhỏ ở Luân Đôn cho biết. Vì vậy các mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội này để dạy con tập bơi.

Tuy nhiên, trước khi dạy trẻ tập bơi, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là cho bé làm quen với môi trường nước và tập một số kỹ năng dưới nước (mặc dù bé đã khá quen với môi trường này).

Các mẹ có thể xem video dưới đây để học cách cho bé làm quen với nước trước khi tập bơi nhé! Các mẹ không nên quá xót con khi cho bé bắt đầu làm quen với nước nhé, hãy mạnh dạn lên vì việc dạy bơi cho bé đòi hỏi sự kiên nhẫn và chậm rãi, từng chút một.



Một số lưu ý khi cho bé làm quen với nước:

- Không nên cho bé ngâm mình dưới nước quá lâu vì bé sẽ bị lạnh, ảnh hưởng không tốt tới phổi. Đối với bé 3-8 tháng tuổi thì mỗi lần tập bơi nên từ 7 đến 10 phút, sau đó tăng dần cho đến khi bé trên một tuổi thì có thể kéo dài 15-25 phút.

- Nhiệt độ nước để bé tập bơi nên là 36-38 độ C, tương đương với nhiệt độ nước tắm của bé.

- Cha mẹ không nên rời xa bé dù chỉ là một phút trong khi bé đang tập làm quen với nước hay khi tập bơi.

- Sau khi bơi nên chú ý đến việc vệ sinh tai, mắt cho bé bằng cách nhỏ mắt và đưa bé đi khám tai, mắt định kỳ hàng tháng.

TRƯỚC KHI TẮM HỒ BƠI

Dưỡng da sau khi đi bơi

Theo GS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Cơ xương khớp, thời điểm bơi tốt nhất là 5 - 7 giờ sáng, vừa thích hợp với cơ thể con người, lại chưa có nhiều người bơi nên nước sạch. Thời điểm 17 - 19h trời mát, tránh được nắng, nhưng cuối ngày nước bơi khó có thể sạch.

BS CK II Phạm Thị Hiếu, Trung tâm Tư vấn Y tế Quang Hồng (Hà Nội) khuyên tránh bơi lúc thời điểm nắng to (11 - 15h hàng ngày) vì dễ bị cảm đột ngột. Sáng sớm và chiều mát sẽ hạn chế làn da bị bắt nắng, nhưng vẫn nên thoa kem chống nắng toàn thân loại SPF 50 trước 20 phút để bảo vệ da. Đeo kính bơi, mũ bơi để bảo vệ tóc và mắt. Nên chọn hồ bơi sạch, bơi ở chỗ mát, tránh chỗ nắng gắt. Không bơi lâu quá và sau bơi không dùng xà phòng có chất tẩy quá mạnh.

Để giảm bớt thuốc sát trùng, muối ngấm vào da, sau khi bơi cần tắm sạch bằng sữa tắm dưỡng ẩm, các loại lotion (dạng sữa dầu, làm sạch, mềm, mịn da, cân bằng độ ẩm, trị mụn... ), thoa kem dưỡng da toàn thân. Nếu da bị cháy nắng ở mức độ nặng thì cần phải đến bệnh viện điều trị.

Clo ở bể bơi sẽ làm tóc mất đi độ bóng mượt. Do đó, trước khi đi bơi cần thoa một chút kem dưỡng ẩm lên tóc để tránh khô, chẻ ngọn (hoặc vuốt dầu xả cũng được). Bơi xong nên dùng dầu gội đầu loại nhẹ dịu, hương liệu thiên nhiên để làm sạch tóc.

Sau khi bơi cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ (do nấm, bệnh phụ khoa có thể lây nhiễm, xâm nhập vùng âm đạo... mà sinh bệnh). Phụ nữ kỳ "đèn đỏ" không nên ngâm nước lâu vì khả năng tự bảo vệ lúc này của cơ thể kém nhất. Sau khi bơi, nếu thấy ngứa ở cơ quan sinh dục nên đi khám ngay.

Không nhai kẹo cao su khi xuống nước
Trẻ em đi bơi luôn cần có người lớn giám sát, không nên rời mắt khỏi trẻ mọi lúc mọi nơi trong bể bơi, kể cả có thiết bị bơi an toàn vẫn phải giám sát trẻ chặt chẽ.

Thầy Nguyễn Đoan, giáo viên dạy bơi ở bể Khăn Quàng Đỏ (Hà Nội) khuyên, tất cả trẻ cần học bơi, nhưng nên chọn bể hợp với lứa tuổi và bơi khoảng từ 7 - 9h sáng. Trước khi xuống nước, trẻ cần khởi động các khớp và cơ nhưng đừng lên gân để xuống nước tránh bị chuột rút. Sau đó tắm tráng nước sạch (một cách kiểm tra cơ thể), nếu thấy chóng mặt, loạng choạng là không xuống bơi vì cơ thể lúc đó không thích ứng với nước. Dạy trẻ luôn tuân theo các quy định của bể bơi, chỉ nên bơi ở chỗ có độ sâu an toàn (có vạch sơn đánh dấu mực nước ở thành bể) và luôn trong tầm mắt của nhân viên cứu hộ. Nhớ đeo kính bơi và không tháo kính dưới bể nhiều lần để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mắt kính. Lên khỏi nước ngay khi cảm thấy mệt hoặc lạnh.

Thành và đáy của bể bơi thường được làm bằng bê tông, nếu muốn nhảy hãy nhảy ở cầu, không nên nhảy từ thành bể (đề phòng va xuống đáy bể rất đau và nguy hiểm). Cũng đừng xô đẩy người khác vì dễ làm bị thương người khác hoặc chính mình. Đừng nhai kẹo cao su hoặc ăn khi đang bơi vì dễ bị sặc. Không cho trẻ ăn no, uống nước có chất kích thích trước khi xuống nước.

Làm sạch mắt, mũi bằng nước muối sinh lý
BS Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó GĐ BV Nhi T.Ư khuyên nên choàng khăn tắm ngay khi trẻ lên khỏi mặt bể bơi để tránh lạnh, rồi đưa đi tắm nước sạch, tránh nhiễm bẩn. Nghiêng đầu để nước trong tai, mũi chảy ra, rồi dùng nước muối sinh lý Natriclorid nhỏ vài giọt vào mắt, mũi.
BS Phạm Thị Hiếu khuyến cáo nên súc miệng bằng nước sạch ngay khi lên bờ vì hóa chất trong nước bể bơi lỡ uống phải dễ hủy hoại men răng. Đi bơi về dễ mắc các bệnh đau mắt đỏ, khô mắt, đỏ mắt, viêm tai mũi họng... Do đó, cần chú ý bảo vệ mắt (nhất là từ tháng 6 - 8 là cao điểm của dịch đau mắt đỏ". Nếu thấy mắt, tai có triệu chứng bất thường cần đi khám ngay. Lúc bơi lội, thân thể dễ bị va chạm, xây xước nhẹ, virus, nấm, bệnh ngoài da dễ xâm nhập... nên cần vệ sinh da sạch bằng xà phòng, sữa tắm có độ kiềm cao để tránh bệnh da liễu.

Nguồn giadinh

Hỏi về cách uống thuốc tẩy giun

Hỏi về cách uống thuốc tẩy giun

Tôi muốn uống thuốc tẩy giun, tôi đã mua thuốc Fugacar. Vậy phải uống vào thời gian nào trong ngày là hợp lý nhât?

(Lã Huyền Châm) source
Trả lời:
Không có quy định thời điểm nhất định để tẩy giun. Với người lớn, định kỳ tẩy giun 4-6 tháng một lần. Trẻ nhỏ phải có chỉ định của bác sĩ. Những người ăn uống sạch sẽ, thì sau 6 tháng trong đường tiêu hóa sẽ không còn trứng giun nữa.

Nhiễm giun kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi… cho thai phụ, điều này cũng khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển…

Nếu có kế hoạch mang thai, bạn càng nên tẩy giun an toàn trước đó (định kỳ từ 4-6 tháng/1 lần).

Nếu bạn muốn tẩy giun trong thời kỳ mang thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật cẩn thận. Thuốc tẩy giun thông thường luôn chống chỉ định với phụ nữ có thai. Trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể kê đơn an toàn cho thai phụ tẩy giun.

Đối với trẻ em, lứa tuổi được khuyến cáo bắt đầu tẩy giun là từ 24 tháng trở lên. Các loại thuốc phổ biến hiện nay là mebendazol và albendazol. Với trẻ em, thuốc được khuyên dùng là albendazol viên 400mg, uống 1 viên duy nhất để tẩy các loại giun thông thường. Trẻ em nên được tẩy giun định kỳ 6 tháng.

Các thuốc thường  dùng là loại có phổ rộng và hiệu quả với các lọai giun thường gặp như giun đũa , giun kim… Có thể giới thiệu vài loại thông dụng hiện nay:

- Mebendazole 500mg liều duy nhất cho người lớn và trẻ em. Fugacar là tên biệt dược của chất mebendazole.

- Albendazole 200mg cho trẻ dưới 2 tuổi, 400mg cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn.

- Pyrentel Palmoate 125 mg liều 1 viên cho mỗi 10 kg cân nặng.

Có thể uống liều thứ hai từ sau 2 đến 3 tuần (để đảm bảo tẩy hoàn toàn).


Sử dụng thuốc:

- Mebendazole 500mg

Uống 1 viên duy nhất, có thể nhai viên thuốc trước khi nuốt.
Không cần áp dụng ăn kiêng hay dùng thuốc xổ. 

Chúc bạn sức khỏe!
Bs.Thuocbietduoc

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

http://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-1266/albendazole-tablets-usp-400mg.aspx

Tên biệt dược Zentel
http://phuctampharmacy.com/Detailproducts.aspx?Id=110

http://suckhoedoisong.vn/20130620094824216p0c63/khi-nao-can-dung-thuoc-tay-giun.htm


Những loại thức ăn "cấm" được sử dụng


Mật cá
Mật cá chứa độc tố nguy hại cho sức khoẻ. Cá càng lớn độc tố càng mạnh. Loại độc tố này có đặc điểm không bị phá hủy ở nhiệt độ cao và trong cồn, sau khi ăn vào sẽ bị tổn hại đến chức năng gan và thận, ở mức độ nặng có thể gây tử vong.
Ba ba, cua và lươn chết
Ba ba, cua, lươn giàu đạm, rất bổ dưỡng nhưng nếu chúng đã chết tuyệt đối không được ăn. Trong ba ba, cua và lươn có khá nhiều chất histidine, sau khi chết, những chất này nhanh chóng bị phân hủy thành histamine rất độc đối với sức khoẻ, ăn vào dễ bị trúng độc.
Ăn sống trứng gà
Lòng trắng trứng gà sống khia ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.

Trứng gà rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp, nhưng nếu ăn sống sẽ khó tiêu hóa, gây nguy hiểm (Ảnh: Internet)
Thịt lợn gạo
Thịt lợn gạo là do lợn bị nhiễm sán, nếu ăn vào sẽ có nguy cơ mắc bệnh sán xơ mít.
Khoai tây mọc mầm
Khoai tây sau khi mọc mầm sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.
Gừng bị thâm nhũn
Gừng khi bị thâm nhũn có thể sinh ra chất độc có tên safrole, khi ăn vào, ruột dễ hấp thu, nhanh chóng chuyển đến gan, gây trúng độc cho tế bào gan, làm tổn thương gan.
Rau cải nấu chín để qua đêm

Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.