Không nên dùng trong các trường hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng.
Nhờ thứ chất lỏng màu hổ phách ngọt ngào này, người
xanh xao thành hồng hào, người ốm phục hồi sức lực, người lớn dễ đi vào
giấc ngủ, trẻ nhỏ hết tưa lưỡi... Là một
chất dinh dưỡng, một vị thuốc tuyệt hảo, nhưng mật ong vẫn có thể trở
thành chất độc nếu không biết bảo quản, sử dụng đúng cách.
Tác dụng của mật ong
Theo
Y học cổ truyền, mật ong có tác dụng ích khí, nhuận táo, chữa các chứng
bệnh ho, tim, bỏng, đau bụng, khó đẻ, lở âm đầu, hóc xương cá, bí đại
tiện, xích bạnh lị, sản phụ khát nước... Không nên dùng trong các trường
hợp ỉa chảy hoặc đầy bụng.
Mật ong vừa có
tác dụng thay thế đường, vừa là một vị thuốc quý trong tủ thuốc gia
đình. Có thể bôi trực tiếp mật ong không cần bào chế, trừ khi làm thuốc
đặc biệt của Đông y.
Ứng dụng thực tế
Mật
ong là một vị thuốc hữu hiệu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng
chống nhiễm trùng. Hàng ngày nên ăn 5 thìa mật ong, có thể ăn với bánh
mì hoặc uống với trà, sữa tươi.
Mật ong đánh kem với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ làm da dẻ hồng hào, cơ thể khoẻ mạnh.
Mật ong trộn với bột tam thất ăn mỗi bữa một chén con có thể giúp hồi phục sức lực sau khi ốm dậy.
Nếu bị cảm cúm, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay sau khi uống một cốc nước chanh nóng có pha thêm 2 thìa mật ong.
Nếu
bị ho, hãy lấy một quả chanh tươi, khía kiểu múi khế ở ở lớp vỏ ngoài,
sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh
trong một cái chén. Để khoảng 1-2 giờ sau đó cắt ra ngậm sẽ đỡ ho ngay.
Khi da bị trầy xước: làm sạch vết thương rồi bôi mật ong lên, vết xước sẽ mau lành và không bị nhiễm trùng hay sưng tấy.
Hoà 2 thìa mật ong vào một cốc sữa tươi đã hâm nóng và uống từ từ từng ngụm nhỏ, giấc ngủ sẽ đến với bạn nhanh chóng và êm dịu.
Mật
ong trộn với bột nghệ đen (thể hàn), nghệ vàng (thể nhiệt) có thể chữa
viêm loét dạ dày. Ăn liền trong 1-2 tháng sẽ cho kết quả tốt.
Mật ong tẩm vào bông có thể đánh sạch tưa lưỡi trẻ em.
Lưu ý khi dùng mật ong
-
Tuy là chất dinh dưỡng tốt nhưng không nên dùng mật ong cho trẻ nhỏ.
Mật ong dễ bị trực khuẩn tấn công, chúng sinh sôi nảy nở và thải ra chất
độc. Người lớn có sức đề kháng tốt nên ít khi phát bệnh như trẻ nhỏ.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy lượng độc tố do 2.000 trực khuẩn sinh
ra có thể làm chết 1 đứa trẻ nặng 7kg.
- Khi
mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Trong mật ong có
một lượng đường khá lớn nên nó có tính hút nước. Do sơ suất trong bảo
quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% thì làm cho
nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật
khiến mật bị biến chất. Bọt khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự
biến chất này. Mật tuy không phải là hỏng hẳn nhưng sẽ không giữ được
lâu.
- Không bảo quản mật ong trong các đồ
đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác
dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này
ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật
ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại,
người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa...
(Theo Sức khoẻ Gia đình)
source
Ghi chú: Xin nói rõ thêm trang web này không thể
thay thế bác sĩ điều trị được mà chỉ hướng dẫn cách phòng bệnh, nâng
cao hiểu biết để bớt lo âu, sợ hãi vô ích và khi trẻ mắc bệnh thì biết
nên làm gì để tránh tác hại thêm. Cần đọc thêm các bài như “BUSAC”,
“Chữ U trong BUSAC”, “Tiêu chảy ở trẻ con” … cũng trên trang này để được
biết rõ hơn. Khi đi khám chữa bệnh cho trẻ, nên đến bác sĩ Nhi khoa,
tức chuyên về trẻ con thì tốt.
Tiêu ra toàn phân lỏng, chưa phải là tiêu chảy. Tiêu nhiều lần cũng
chưa phải là tiêu chảy! Phải tiêu phân lỏng mà trên 3-4 lần trong ngày
mới gọi là tiêu chảy! Tiêu chảy là một bịnh tự hạn chế, nghĩa là tự
khỏi. Thế mà vẫn có nhiều trẻ chết vì tiêu chảy! Tại sao? Tại vì trẻ bị
mất nước trong cơ thể. Nếu đựơc cho uống bù nước sớm và đầy đủ
thì trẻ không chết đựơc! Bệnh dịch tã chẳng hạn, rất dễ chết nếu không
kịp bù nước. Ngày nay ít tử vong nhờ người ta đã biết cách chữa: cho
bệnh nhân nằm trên một cái giường có lỗ, đặt hậu môn ngay trên cái lỗ
đó, bệnh nhân cứ việc ỉa ào ào vào đó, người ta đo số lượng phân thoát
ra và bên trên bù lại bằng đường úông hay truyền dịch. Nếu bù sớm và bù
đủ, bệnh nhân sẽ tự khỏi sau vài ba hôm. Dĩ nhiên điều quan trọng hơn là
phải “ăn chín úông sôi” để tránh dịch tả.
Ta biết cơ thể trẻ có đến 75% là nước. Một bé cân nặng 10kg, đã có
7,5 kg là…nước. Do đó, chỉ cần tiêu chảy vài hôm, trẻ đã xẹp lép, mắt
lõm sâu, da nhăn, môi khô, thở thoi thóp vì thiếu nước! Nhiều bà mẹ thấy
con bị tiêu chảy thì sợ, không dám cho uống nước, nghĩ rằng uống nước
vào bé sẽ tiêu chảy thêm. Đây là một thành kiến sai lầm tai hại đưa đến
cái chết oan cho nhiều trẻ. Trong lúc tiêu chảy, vẫn phải cho bé bú, cho
bé ăn, vì tuy bị tiêu chảy nhưng ruột bé vẫn hấp thu đựơc phần lớn thức
ăn, bé vẫn cần được cung cấp năng lượng đầy đủ để mau khỏi bệnh và còn
để phát triển nữa! Khi bé tiêu chảy, bà mẹ phải chú ý quan sát kỹ phân
của bé. Phải nhìn cho thật kỹ xem phân có màu gì và nếu cần, phải… ngửi
để xem phân có mùi gì…? Nếu phân lổn nhổn, hoa cà hoa cải, có màu xanh,
có mùi chua chẳng hạn- và nếu trẻ đang được bú sữa mẹ- thì đó là tiêu chảy sinh lý,
không lo, không cần chữa trị gì cả vì không phải bệnh! Bé tiêu “xèn
xẹt” như vậy mà vẫn khỏe, vẫn mau lớn vì sữa mẹ là thứ sữa tốt nhất dành
cho bé, hoàn toàn vô trùng, có tính acid cao, kích thích đường ruột
làm cho bé đi phân loãng nhiều lần nhưng không nóng sốt, vẫn vui, vẫn
chơi, vẫn lên cân đều đều Trái lại, thấy trẻ tiêu chảy mà có nóng sốt,
bỏ ăn, bứt rứt, khó ngủ thì đó là tiêu chảy nhiễm trùng.
Nếu thấy phân lợn cợn máu như máu cá, có mùi khấm, thì do nhiễm trùng
E.coli, thuờng gặp ở trẻ bú bình mà thiếu vệ sinh bình bú, núm vú. Nếu
sốt cao, phân có đàm máu thì thường do trực khuẩn Shigella (gọi là Lỵ trực trùng), phải đưa vào bệnh viện gấp, vì có thể trẻ sẽ bị làm kinh, co giật, rất nguy hiểm.!
Đa số các bà mẹ thấy con tiêu chảy, ói mửa thì rất hoảng sợ, muốn bác
sĩ cho thuốc gì để chấm dứt ngay cơn ói ỉa. Bác sĩ mà chiều lòng, chích
hay cho uống một thứ thuốc làm… liệt ruột, thì bà mẹ sẽ rất vui lòng,
nhưng đã làm hại thêm cho trẻ! Các thứ thuốc làm liệt ruột đó đều có
chất á phiện. Phân không thoát ra ngoài đựơc, bị ứ đọng lại, bụng sình
chướng lên, gây thêm nhiều tác hại! Nếu đựơc giải thích kỹ, bà mẹ sẽ yên
tâm, chấp nhận cho trẻ tiêu chảy thêm vài ba hôm nữa cho ra hết phân
độc đi thì mọi thứ sẽ tốt hơn! Dĩ nhiên là vẫn phải uống bù nứơc và
thuốc men theo toa bác sĩ.
Tóm lại, để tránh tiêu chảy cho trẻ, tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ từ
lúc mới sanh đến ít nhất 12 tháng tuổi. Nếu phải bú sữa nhân tạo thì
tuyệt đối giữ vệ sinh bình bú, núm vú, và pha sữa cho đúng chỉ định. Khi
trẻ đã lỡ bị tiêu chảy thì bình tĩnh, cho uống bù nước sớm và đầy đủ, vẫn tiếp tục cho bú mớm, cho ăn, và làm theo y lệnh của bác sĩ. Đừng nóng ruột uống sái phiện, tam xà đởm…, hay đòi chích thuốc, uống thuốc cầm ỉa tức khắc vì như đã nói, rất nguy cho trẻ!
BS Đỗ Hồng Ngọc