Hai cách đọc Kinh Dịch

trích trong Dịch Kinh Linh Thể

Và bây giờ để thấy sự dị biệt lớn lao giữa hai nền Việt Nho và Hán Nho thì tôi xin lấy thí dụ về cách đọc Dịch. Hán Nho đọc Dịch theo lối tiểu tiết, chi ly, chú sớ, dẫn giải. Còn Việt Nho đọc theo lối Đại Đạo chú trọng đến vi ngôn đại nghĩa với cái biết tâm linh mà trong Kinh Dịch cũng gọi là chu tri hiểu là tròn đầy viên mãn như trong câu hệ từ IV: “tri chu hồ vạn vật nhi đạo tế thiên hạ cố bất quá”: “biết vạn vật đến chỗ tròn đầy thì mới là con đường tế thế mà không rơi vào quá đáng”. Nếu không chu tri thì sẽ quá nghĩa là sẽ rơi vào hoặc bên thiên như bái vật, không thì lại bên địa như ý hệt: tất cả đều đánh mất chữ tương cũng là chữ Sống chữ Thần. Vì thế nên nói Chu Dịch gồm cả trời cả đất, cả Kiền cả Khôn. Hễ được như vậy thì có đi ra vô biên cũng không rơi vào “đồng hồ lưu tục”. Lưu tục xem sự vật có một chiều, triết học cũng lại xem sự vật một chiều đồng nhất thì là chạy theo lưu tục làm sao có thể an thổ đôn hồ nhân, để mà cố năng ái, cho nên ý hệ mất khả năng gây dựng yêu thương mà chỉ còn gây căm thù oán giận. Căm thù oán giận là những lính thổi kèn dọn đường cho thần chết. Chết vì thiếu chu tri mà chỉ còn là biết theo một bên, là tiểu tri vậy. Đó là lối biết của triết học đi theo luận lý hay biện chứng thì cũng chỉ là cái biết tiểu tri. Trên một bậc là cái biết của Hán Nho tuy đã vượt qua tiểu tri nhưng vẫn chưa đạt chu tri, việt tri. Tất cả các sách viết về Dịch cho tới nay đều đi theo lối Hán Nho.
Còn lối Việt Nho chưa có một ai đi vào vì lẽ rất đơn sơ là cho đến nay không còn ai biết đến Việt Nho. Nói theo Việt Nho thì chủ của Kinh Dịch là Việt tộc. Thế mà cho tới nay đã ai dám nhận như thế. Nếu chưa nhận ra chủ làm sao biết được lối đọc của chủ nó. Lối đọc này ở tại vượt lên cao để đặt cái nhìn lên cả Kiền lẫn Khôn trên toàn thể, như đại khái chúng ta đã thử bắt đầu làm trong quyển này và sẽ tiếp tục trong ít tập khác. Ở đây xin tóm lại bằng một lối nói khác để sự thật dễ hiện lên.
Khi xem toàn thể tiến trình của tâm thức con người ta thấy tất cả đều đang cố gắng đi trên con đường tiến hóa mà tận cùng là nhân tính tức là tiến đến chỗ làm con người cho hết các chiều kích của người để đáng gọi là “nhơn linh ư vạn vật!”. Hiện nay chúng ta đã nói lên câu đó lâu rồi nhưng đây mới chỉ là lý tưởng chứ trong thực chất thì chư a đạt được vì có một sự ngăn trở lớn lao là con người nhầm là linh cái không phải là linh, nhầm là thần cái không phải là thần, nhầm là người cái không phải là người mà chỉ là “con vật có khả năng suy luận” mà suy luận là đi từ ý niệm này đến ý niệm kia nên hòan toàn hàng ngang, không có gì từ trên dọi xuống.
Do đó gây nên ứ trệ, không đạt được linh. Không đạt linh làm sao đạt nhân
Vì nhân thiết yếu bao hàm linh mà linh là cái gì tham dự vào toàn thể gọi là tâm linh. Đang lúc lý trí là cơ năng hạn hẹp lê thuộc vật chất chỉ có thể sản xuất ra được những ý tượng của sự vật mà không phải là vật. Vậy khi con người dừng nghỉ lại ở ý tượng (ý niệm hay biểu tượng) thì là ứ đọng lại trên những cái nhỏ bé không còn là chu tri, Chu Dịch.
Vậy khi con người dừng nghỉ lại ở ý tượng (ý niệm hay biểu tượng) thì là ứ đọng lại trên những cái nhỏ bé không còn là chu tri, Chu Dịch. Những ý tưởng đó huyền sử kêu là “nhục ảnh”, nghĩa là những hình ảnh có tính chất xác thịt phát xuất từ giác quan nhất là con mắt nên gọi là Nhục ảnh = cái ảnh hình của xác thịt vật chất. Khi người ta bị chắn bởi “nhục ảnh” thì không nhìn ra đựơc nhân tính nữa, vì nhân tính vốn là tương quan sống động giữa âm dương, còn nhục ảnh chỉ là cái gì im lìm y như bức ảnh ta chụp được, chỉ có phai đi chứ không còn biến hình nữa. Vì thế khi người ta bị chắn bởi nhục ảnh thì quên mình đi, vong thân, ly tính và giồn hết chú ý vào nhục ảnh coi như đích điểm tối hậu của con người.
Vì thế khi người ta bị chắn bởi nhục ảnh thì quên mình đi, vong thân, ly tính và giồn hết chú ý vào nhục ảnh coi như đích điểm tối hậu của con người. Do đó con người dốc trọn bầu tinh anh, những ý lực chân thành nhất vào cả đó để tổ chức thành hệ thống rồi nâng nó lên bậc tinh thần, coi như cứu cánh của lòai người mà thực ra đó chỉ là cái mành mành mà con mẹ Hoạn Thư giăng lên để cho nhìn chẳng được nhau: chẳng nhìn được nhân tính cách “bản lai diện mục”.
Mành mành có hai loại, một thuộc bái vật của Vu Nghiễn gồm các thứ dị đoan tin nhảm, khi đấy đến cùng thì huyền sử kêu là thần xương Cuồng. Xương có nghĩa là làm cho thịnh làm cho mạnh những điều vu tưởng, đến độ trở thành cuồng tín, thì quay ra giết hại người. Giết người là chuyện tất nhiên phải đến vì nó là “quá đáng” nên đánh mất tương quan cũng là đánh mất sự sống.
Loại thứ hai gọi là ý hệ. họ là những tên đao phủ của ý hệ. Nếu ta quan sát về mặt xã hội thì thấy khi một xã hội mắc vào cái tật “nhục ảnh” thì liền cho sự ứ đọng mà tang chứng là phân chia giai cấp (classe) trong xã hội cổ Au Châu hay đẳng cấp (caste) trong xã hội cổ An Độ, một xã hội có giai cấp hay đẳng cấp thì ít thích thay đổi. Vì thế trong văn minh An Độ cũng như Au Châu đều không có Kinh Dịch (Philosophie Américaine 189, 190) chỉ riêng Viễn Đông không có giai cấp hay đẳng cấp mới có Kinh Dịch, hoặc nói cách chính xác hơn vì có Kinh Dịch nên Viễn Đông đã thanh toán sớm giai cấp và đẳng cấp để đưa đến xã hội hòa đồng ít ra trong chính thể, nghĩa là không nói đến những sự chệch hướng của hành pháp.
Tại sao giai cấp và đẳng cấp lại làm trở ngại. Thưa vì một khi đã là giai cấp thì phải có luật lệ, điều kiện riêng của giai cấp, và từ đó những gì lợi ích cho giai cấp đều được công kênh lên bậc tiêu chuẩn

Tất cả danh lý và biện chứng đều y cứ trên ý niệm cũng gọi là biểu tượng, vì thế chỉ biết có chân lý đối tượng verité-objet tức chấn lý đúng với. Vì thế không có chân lý mà chỉ có chân lý của tức chân lý của phe này nhóm nọ tôn giáo kia, trường phái khác, và tất cả đều hô “chân lý chỉ có một”.

Chưa vội phê bình về hiện thực của chân lý Aletheia nhưng khi xét ở dự phóng của Heidegger thì ra thấy ông đi sát gần Kinh Dịch. Với Kinh Dịch “chân lý” không có một mà là hai: một cho dân tức con người sống trong xã hội, một cho nhân tức con người trong liên hệ với càn khôn trời đất. Là dân con người phải theo chân lý trùng hợp theo luật đồng nhất. Là nhân lại phải theo chân lý khai mở, vâng theo luật thái hòa Chân Lý đồng nhất được trình bày theo lối lý luận, nghĩa là ý tưởng nọ liên kết với ý kia, để cấu kết thành tư tưởng, nhiều tư tưởng kết thành ý hệ. Và khi đọc lên nó như rời rạc. Chính sự rời rạc này làm nên nét đặc trưng củ chân lý khai mở (oletheia) cũng là chân lý của minh triết, của kinh điển.

Chu Dịch có hai cánh cửa là Càn và Khôn và xuyên qua 64 quẻ thì nội quái là Càn, ngoại quái là Khôn nghĩa là tất cả đều lưỡng nghi thì tất nhiên phải đi theo cả hai loại chân lý: cả chân lý đồng nhất lẫn chân lý thái hòa, cả của Dân lẫn của Nhân. Nếu ta gọi dânlà tài là trí, nhân là tâm là linh thì ta sẽ nói “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” hoặc nói vắn tắt là Nhân Dân

Nhân đi trước Dân là Nhân quan trọng hơn Dân

Chính Kinh Dịchởo giai đọan Nho Việt tức giai đọan Nguyên thủy thì không có lời nào mà chỉ có hai nét 1 âm 1 dương, hoặc khi kép lên thì thành nội quái và ngoại quái. Và điều căn bản hơn hết của Kinh Dịch là làm thế nào để ngoại quái và nội quái hội thông

“Đạo vì biến động nên gọi là hào. Hào có cấp bậc trêndưới nên gọi là vật. Vật pha trộn vào nhau nên gọi là Văn. Văn không tương xứng mới sinh ra cát hung” (hệ từ 11). Đọc xong là thấy liền phương trình sau Đạo: Hào: Vật: Văn.

Vì thế người học Dịch thì tuy trong lúc học phải suy xét học hỏi “quân tử cư tắc quan kỳ tượng nhi ngoạn kỳ từ, chữ hán” (hệ từ 2). Nhưng tới lúc hành động thì phải bỏ tất cả mà dùng lối quan, lối chiêm mới trông có tia sáng lóe lên tự miền sâu thẳm của tâm hồn. Vì thế nói: “động tác quan kỳ biến, nhi ngoạn kỳ chiêm, thị dĩ tự thiên hựu chi, cát: vô bất lợi, chữ hán” (hệ từ 2). Thiên Hựu chỉ là ánh sáng tâm linh khi lóe lên trong tâm hồn thì không gì là không lơi. Trái lại, bất lợi là khi thiếu tia chớp kia, thiếu cái trực giác của minh triết, mà chỉ còn đi theo hạ trí, suy tư theo lối tính toán so đo. Vì thế mà trước khi động (tác động hành sử trong những trường hợp khác nhau) thì thay vì bám lấy những ý tưởng của phe nhóm trong đường lối bái vật hay ý hệ, thì ở đây Dịch bảo phải bỏ cả, quên đi, rồi đặt mình vào tư thế bên ngoài lý lẽ suy luận. Vậy nên hệ từ (X) nói: “Dịch vô tư dã, vôo vi dã. Tịch thiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố”: “Dịch không có suy tư, không có làm theo cái nghĩa hữu vi của hạ trí, nhưng để cho tâm trí nào đó đột nhiên lóe lên trong tâm hồn luồng ánh sáng soi cho biết được cái căn cơ trong thiên hạ”.
Chính vì muốn xa lìa hơn nữa cái sức chinh phục của lý trí nên tiên Nho có đề ra một số hành ngơi ngoai lý, thí dụ như mu rùa hay cỏ thi thay cho đất trời và gọi là thần vật với mục đích làm cho lý trí đừng có tin cậy vào năng lực của mình, đặng nó buông những bàn tay tuột ra để đất trống cho tâm linh nhô lên mặt tâm thức, cho các tia chớp sáng vụt. Những tia chớp đó chỉ lóe lên nơi những tâm hồn an tĩnh thanh thóat, nhẹ nhàng, nên sách Luận ngữ nói là “triệu văn đạo” nghe đạo vào buổi sáng, lúc lòng trí đã lắng đọng khỏi những xao động ban ngày, vì thế huyền sử nói Sơn Tinh đến sớm nên cưới được Mỵ Nương, còn Thủy Tinh đến ban chiều thì mất. Ban chiều là lúc tất cả những giao động trong ngày tụ lại giải đầy lên mặt tâm trí không để chỗ thuận lợi cho sự lóe lên của tia chớp. Như vậy thần vật chỉ là giúp tạo nên bầu khí thư thái xa những tính toán của lý trí, sau này Hán Nho vì không hiểu nổi mới biến ra bói toán bốc phệ, làm thế là ngã vào ngõ pháp môn của vua nghiễn.

Chính ra theo Việt Nho hay là nền Minh triết sơ nguyên thì thần vật cũng chính là một phần nhỏ trang sức cho sự sửa soạn gần. Còn để cho sự sửa soạn gần có hiệu nghiệm thì phải có sự sửa soạn xa đòi lâu thời giờ, mà ta có thể gọi tắt là tu thân.

Ở đây chỉ xin làm sáng tỏ vấn đề bằng so sánh hai đường lối giáo dục (tức sự sửa soạn xa): một theo tâm lý đồng nhất của hạ trí, một theo lối thái hòa của tâm linh.

Lối giáo dục đồng nhất có ba nét đặc trưng sau: 
1.trước hết nhồi sọ, nhồi sọ cho thực đầy, làm cho thực chặt không còn để một quãng thì giờ trống nào để tâm hồn rảnh rang, hầu có thể tự suy nghĩ lấy cách tư riêng. Hết giờ học thì đến giờ làm việc, hết lao tác thì đến học tập.
2.Thứ đến là lối độc hữu: do quan niệm chân lý có một, vì thế một là cấm đoán triệt để cả tư tưởng khác với chân lý được chấp nhận, như ta thấy rất rõ trong chế độ cộng sản. Hai là không dành cho chút giờ rảnh nào đặng nhìn ra ngoài.
3.Thứ ba là hệ quả của sự không để giờ cho suy nghĩ thì tất nhiên phải suy nghĩ hộ: không ai có quyền suy nghĩ nữa.

Bây giờ chúng ta hãy trở về với chân lý khai phóng của Việt Nho:
Trước hết là sự thanh thóat trong đường lối giáo hóa được tượng trưng trong việc “đi tắm sống Nghi, hóng mát trên đài Vu Vũ, ca hát mà trở về”. Thật là nhẹ nhàng cởi mở, giàu tính chất tâm linh thanh thoát (xem Tâm Tư chương IV). Còn về sách vở thì tuyệt nhiên không bao giờ lấy nó làm tiêu chuẩn tối hậu kiểu Mặc Địch để chúng chắn đường con người trở lại với tâm mình. Nếu có dùng sách thì cũng không có những sách chặt chẽ kiểu ý hệ, mà chỉ là những sách có lối văn lỏng lẻo, cởi mở như thi, thư, lễ, nhạc, không có chút chi trói buộc tâm hồn. Đã vậy cũng không có một nhịp điệu chung nào. Anh nảy ra một ý mà chưa múc cạn thì cứ múc đi: vài ba tuần giăm ba tháng mới trở lại gặp thầy cũng được.

Đó là câu truyện Việt Tỉnh, là một trang huyền sử của nước ta. Huyền sử kể truyện hôm qua để nói về hôm nay cũng như về mai hậu. Vì nó vượt thời gian nên đầy tính cách thời sự: nó nói tiên tri bi trạng nước ta hiện nay. Nhưng nó cũng là Việt Nho không bao giờ chịu thúc thủ, nên cũng chỉ luôn ra phương thuốc để chữa bệnh, bệnh là nhục ảnh, thuốc là ngải cứu tức Kinh Dịch. Hiện nay chúng ta cũng đang mắc chứng nhục ảnh trong cả hai hướng Xương Cuồng lẫn ý hệ. Và muốn thóat chúng ta cũng phải dùng ngải cứu tức phải thiết lập một nền giáo dục dựa trên Kinh Dịch để trông nhờ được nên minh triết nằm ngầm trong đó. Chính vì lẽ đó, thế nên tôi xin đề nghị một nền văn hóa giáo dục y cứ trên Kinh điển,
như đã trình bày trong “Hiến chương giáo dục”.
Gồm mấy đặc điểm sau:
Học rất nhẹ nhàng thanh thoát.
Nhưng lại có cơ sở tinh thần dựa trên kinh điển
Mối tình giáo khoa thư rất đậm đà nhờ học cùng một số sách từ thưở nhỏ.
Rất thạo ngoại ngữ

Tôi hy vọng còn có nhiều người Việt Nam hiểu được cái mối nguy cơ đang tiến đến với nước ta và vận động cho một nền giáo dục có cơ sở tinh thần dân tộc như vậy được hiện thực. Chỉ có chương trình đó mới là sự sửa soạn lâu dài để thế hệ tới sẽ biết đọc Kinh Dịch theo lốiViệt tộc đặng có thể cỡi lên rừng rồng mà thóat ra khỏi vực thẳm tăm tối hiện tại của nước nhà.

Vòng tiểu diễn vận hành trong cõi hiện tượng của giao thời vẫn hơn vòng đại diễn nhiều vì nó tận cùng bằng suy hủy (thành, thịnh, suy, hủy).
Còn vòng đại diễn lại vận hành trong cõi tính khí và linh tượng của vũ trụ nên tận cùng bằng trinh bền (nguyên, hanh, lợi, trinh) nghĩa là nó không tan rữa nhưng vẫn còn đó và sửa soạn cho một vòng tiểu diễn mới trên lộ trình khác trước