Ba luật lớn trong vũ trụ - LẠC THƯ MINH TRIẾT

Ba luật lớn trong vũ trụ : biến động, loại tụ và giá sắc
Vũ trụ quan Dịch Kinh xoay vần theo những luật tắc bất dịch gọi là “thiên tắc” Thiên tắc có nhiều
nhưng có thể rút gọn vào ba luật lớn. Ba luật đó là biến động, loại tụ và giá sắc.
1.- Luật biến động:
Mọi vật có là có trong một dạng thức động: những hình thức đó qui dịch do sự mau chậm của sự
động, những động vật hiện ra hình tích khả giác là những vật động chậm lên giác quan “thấy”: Giác quan cũng cùng một sự tiếp nhịp với chúng nên tưởng là chúng im lìm kì thực là chúng biến động không ngừng nghỉ, vật động càng chậm thì càng cứng chắc, càng động mau thì càng nhẹ xốp... 

Cây sắt được phóng đi rất mau bằng sức mau của ánh sáng thì sẽ trở thành ánh sáng. 

Vì thế mà có nhiều đợt chất thể, nhưng cho tiện thì ta chỉ thâu vào hai loại một là tinh khí hai là khí chất. 
Khí chất ở trong tầm với của giác quan, có thể tiếp xúc bằng xem, nghe, sờ, mó, cảm, ngửi, đo đếm. Nếu vượt tầm giác quan thì ta gọi là tinh khí, mà con người chỉ có thể tiếp súc bằng một nhậy cảm của tâm tình.

Những hình thái làm bằng tinh khí sẽ gọi là Tượng. Tượng là một hình thái quá tế vi. 
Khi ta có một ý nghĩ thì ý nghĩ đó liền làm nẩy ra một tượng, nếu nó ở đợt lý trí giác quan thì ta sẽ gọi là ý tượng, nếu nó thuộc đợt tâm linh thì ta sẽ gọi là linh tượng.
 linh tượng lẫn ý tượng đều tuân theo luật chung là biến động theo vòng tròn, rồi nó lại nguyên thủy tới nơi phá xuất của nó.

Đó là đại để mấy ý niệm cần thiết về luật đầu tiên là biến dịch và đó là luật phổ biến, gọi được là tiết
nhịp uyên nguyên, vì thế muốn hoà nhịp với tiết nhịp đó cần con người phải biến dịch theo, nghĩa là phải tự động, phải “tự cường tự lực” phải biến động trong mọi việc: thân xác cũng như tâm trí, ngừng nghỉ là ứ trệ là trái luật thiên nhiên và sẽ bị đẩy đi như một yếu tố làm rối loạn tiết điệu của vũ trụ. Khi có sự hoà hợp với tiết điệu thì ta gọi được là “ sự hội thông” miễn hiểu chữ sự theo nghĩa biến động của dịch “thông biến chi vị sự” H.T.V “sự chính là việc biến thông là sự động” Gọi là luật phổ biến vì nó thâu nhập mọi việc: hễ không động là ứ trệ. Xác thân thiếu vận động trở nên yếu nhược: cơ năng nào không vận dụng tới sẽ thoái bộ. Tâm trí cũng thế thiếu luyện tập suy tư tìm hiểu cũng sẽ trở nên trí độn. Muốn sống mạnh phải tự cường cả trên mọi phương diện vật chất lẫn tinh thần.

2.- Loại tụ
Mỗi loại đi theo với loại của nó. Luật này cũng trình bày bằng câu:
“đồng thanh tương ứng”
“đồng khí lương cầu”

“Đồng thanh tương ứng
Dị khí tương thù”

Nếu không tinh tấn tự cường thì một hai tia sáng lẻ loi của tâm linh xuất hiện liền bị lý trí xua đuổi vì thuộc “dị khí” nên nó tương thù.

Có muôn vàn loại, nhưng chia ra được hai loại lớn và chỉ thị bằng hai chữ Thiên, Địa với câu nói “thiên cao địa ti” trời cao đất thấp.
Tắc các tòng kì loại dã “ Vật nào xuất bởi trời thì đi với trời, vật bởi đất thì đi với đất, mỗi vật theo loại của mình”.
Nhưng ta có thể quan niệm rằng càng lên thì càng nhẹ, càng sáng, càng trong càng mở rộng.... 
càng xuống thì càng nặng, càng trọc, càng tối, càng thu hẹp...

4 chặng của vòng thiên gọi là nguyên, hanh, lợi, trinh, 
4 chặng của vòng địa là thành, thịnh suy, huỷ

“Đồng thanh tương ứng
Dị khí tương thù”
Nếu không tinh tấn tự cường thì một hai tia sáng lẻ loi của tâm linh xuất hiện liền bị lý trí xua đuổi vì
thuộc “dị khí” nên nó tương thù. Nó chỉ đón nhận có “đồng thanh lý trí” với nó. và vì thế nó đưa con người vào vòng lý trí ròng, chỉ còn có “đồng đồng vãng lai” tức vận hành trong cõi duy, cõi đồng nhất đánh mất nét gấp đôi. Đó là cái vòng đeo cổ những triết học nhị nguyên. Muốn thoát hì con người phải biết cách vun tưới hạt giống tâm linh để nó mạnh lên và kéo những luồng sáng tâm linh đến với mình đặng trở nên mạnh mẽ, không bị lý trí tống cổ ra ngoài, nhưng làm chủ tình thế bằng tăng cường vòng đại diễn tâm linh để bao trùm lấy vòng tiểu diễn lý trí, đặng làm nên nhất thể vâng theo nhất luật.

Đây là truyện khó nên Kinh Dịch chỉ có nói tới vòng này vì vòng ngoài ai cũng chạy theo rồi nên ai cũng biết vì nó hiện hình ra trước giác quan. Còn vòng trong vi tế vì vượt giác quan nên dễ bị chối đi hay quên lãng và dầu sao cũng khó biết, vì vậy Kinh Dịch chỉ chuyên bàn về vòng số sinh, vì hễ xuôi trên là xuôi dưới, vì tổng hành dinh của con người chính là ở vòng đại diễn này, còn lý trí chỉ là tổng hành dinh cấp tiểu diễn nằm trong vòng đại diễn. Vì lẽ đó Kinh Dịch đề cao tâm linh. Khi người ta lãng quên tâm linh, hoặc chuyên chăm cho lý trí nảy nở đến độ lấn át toàn vẹn tâm linh thì là duy trí nên thiếu biến thông, và đó là tình trạng thông thường. Con người hầu hết là duy vật.

Như vậy thì trong nữ có nhiều tâm linh hơn nam, nên cái Qui là tâm linh lại nằm trong tay Nữ Oa chứ
không trong tay Phục Hi chỉ có cái Củ thuộc địa, dùng để đo đếm. Bởi lẽ có đàn bà luôn luôn được dùng để biểu thị nền Minh triết. Vì Minh triết phát xuất từ nông nghiệp giàu tính chất mẹ nên về sau gọi là Âu Cơ, rồi đến Mỵ Nương và Mỵ Châu. Mỵ với Mễ đều chỉ Minh triết nông nghiệp là một, nên khi Mỵ Châu bị giết thì cũng là lúc nền Minh triết Việt Mễ bị đàn áp trước Hán học đực rựa và tất nhiên nó đàn áp luôn đàn bà. 
Và cái luật tam tòng tiên thiên chỉ sự tuân theo ba luật vũ trụ là biến dịch, loại tu, giá sắc dốc ra tòng ba cái đực rựa là:
“Tại gia tòng phụ
Xuất giá tòng phu
Phụ tử tông tử”

3.Giá sắc
Thứ nhất là gieo gặt
Thứ hai là ai gieo tất gặt
Thứ ba là gieo gì gặt ấy
Thứ bốn là gieo một gặt trăm v.v...

Ngạn ngữ nói: “gieo gió thì gặt bão”. Câu nói tuyệt hay vì diễn tả được hai ý niệm then chốt của luật giá sắc một là gieo gì gặt nấy: gieo gió gặt gió, hai là gặt được gấp bội: gieo gió gặp bão. Bão là gió đã được tăng cường gấp trăm lần. Chúng ta cần giải thích ý niệm hai này trên bình diện đại diễn của linh tượng. ở đây nó cũng vận hành theo hai luật biến dịch và loại tụ đã nói ở trên.

Vậy trước hết theo luật biến dịch hễ cái gì có là có trong dạng thức, trong mô hình: thí dụ khi ta làm
một cử động bất kỳ nào dù chỉ là một ý nghĩ thoáng qua thì liền tạo thành (nguyên) một mô hình đầy chuyển động tính, nên toả ra chung quanh một trường để hoặc bị thu hút bởi những ý nghĩ tương tự, hoặc nếu nó mạnh hơn hì sẽ lôi cuốn các ý nghĩ khác đồng loại mà nó gặp được trên con đường tuần hoàn (luật 1) để cùng với nó tăng thêm (hanh) và do đó lại kéo thêm nhiều ý tưởng khác để gia tăng thêm nữa hầu hướng đến chỗ gặt vào gấp trăm, nhờ đó biến thành điều lợi (lợi hay hại tùy nghi). 
Nếu ý nghĩ ban đầu do tâm linh thì nó sẽ kéo theo những ý nghĩ loại tâm linh
Nếu ý nghĩ do lý trí thì nó sẽ kéo theo những ý nghĩ thuộc lý trí. 
Và cứ như thế càng đi thì càng trở nên mạnh mẽ, để có thể trở thành một trường (field), một bầu khí và bao quanh người phát xuất cũng như những người cũng cùng loại ý tưởng đó, tiếng Tây quen nói “une ideé en I’air” là vô tình ám chỉ điều đó. Điều này ta đã có thể kiểm soát phần nào thí dụ nhiều khi ta có một ý tưởng như người khác: khi nói lên rồi ta mới biết nhưng ít khi nói ra nên ta tưởng là ít có, mà thực ra nó có rất nhiều phát minh được phát hiện cùng một thời ở nhiều nơi... thì chính là do luật loại tu giá sắc này. Chính trong ý này mà Mạnh Tử nói về khí hạo nhiên được nuôi dưỡng thì tràn ngập trời đất. “Kỳ vi khí dã, chí đại chí cương. Dĩ trực dưỡng nhi vô hại, tắc hồ thiên địa chi gian” (Mạnh II). Khi bầu khí này đã đạt độ mạnh đủ thì nó làm thành tác động. Vì thế nhiều việc tuy ta không đích thân làm mà vẫn mang trách nhiệm vì đã hoặc phát khởi ý nghĩ đầu tiên hoặc tham dự vào những ý nghĩ tương tự. Suy nghĩ điều trên ta mới hiểu lý do tại sao tiên hiền đặt nặng thành ý: Vì nó là đầu dây mối nhợ cho những việc rất hệ trọng. Thế nên cần phải giữ ý cho thuần thành. Để được vậy cần vươn tới đợt Tâm Linh.

Vậy khi con người đi theo đường lý trí thì là gieo những hạt giống nặng, giống lạnh.... nên gặt những
cái nặng nề, lạnh lẽo và nếu chất lý trí nhiều quá thì sẽ phá vỡ mất thế quân bình và trật ra khỏi hai đường rầy làm nên trục tiến hoá.
Hai đường rầy này là thiên và địa mà con người phải tham dự cả hai ở một mức độ 
“bình quân chất lượng”.
Có duy trì nổi mối bình quân mới giữ được cái đạo biến thông. Biến thông là sự trao đổi giữa hai vòng ngoài và trong hay là bình diện thể chất và tâm linh.

Nếu vậy để cho chắc ăn thì ta nên gieo toàn chủng tử thiên chăng? 
Thưa rằng được lắm, nhưng vì con người là vật lưỡng thê nếu không gieo xuống đất thì gieo vào đâu? và nếu không gieo xuống đất thì làm sao biến động theo tuần hoàn: tức là trước khi trở lại phát xuất điểm nó phải đi hết một vòng của địa lẫn thiên. Chính cái vòng địa này có sống cho đầy đủ mới làm chín hoa quả do hạt gieo ra, vì theo luật giá sắc thì hạt gieo xuống có thối ra mới đâm bông và nở ra trăm hạt khác. Vậy thì trốn đời cũng lại là trái luật giá sắc là luật nền móng, nên phải hiện thực nó trong hết mọi chiều kích. Vì thế điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức ra được tầm phổ biến của luật này: nó ăn sâu vào cõi tâm linh.

Vì cõi này nằm bên ngoài tầm giác quan nên con người hay lơ đãng và vì đó nay mới gặt biết bao là bão do chính mình gieo ra, vô thức mà gieo ra. 
Ngày nay những khám phá mới của khoa học đã mở ra chân trời trên những thế giới vi trùng, luồng sóng điện, từ trường... là những cái trước kia người ta không ngờ đến là có, thì nay đã thành một thực thể thông thường. 
Hi vọng rằng nhờ đó người ta sẽ chú ý đến luật giá sắc để nó cũng phải trở nên một thực thể thông thường như vậy, để con người chỉ gieo những hạt giống tốt, những ý nghĩ yêu thương, công bình, kính trọng lẫn nhau, và cố tránh những ý nghĩ ghen ghét, oán hờn cừu địch, hận thù, vì không một cái gì trong trời đất dù chỉ là một ý nghĩ thoáng qua mà không nằm trong vòng ba luật của càn khôn đã trình bày ở trên. Nếu chúng ta suy nghĩ kỹ và tìm hiểu trên mọi sự vật chung quanh mình thì sẽ nhận ra tầm quan trọng của luật giá sắc.

Bây giờ bàn đến điểm chót của luật giá sắc là biết chờ đợi nuôi dưỡng những hạt giống tốt mình đã gieo ra: 
không nên “vật trợ trưởng” đừng có giúp cho nó mau mọc 
nhưng biết tùy thời, có thời gieo rồi thời gặt nghĩa là tin chắc vào luật giá sắc. Đã có giá tất có sắc. Nếu đã gieo hạt tâm linh thì tất chính mình sẽ gặt tâm linh: những chất cao cả, sáng láng, an vui, thanh thoát... toàn là những chất giúp cho tiến hoá mạnh.

Điều quan trọng là biết chờ đợi, chờ thời gặt. Đã có gieo thì sẽ có gặt. Vi thế mà có cả quẻ thứ 5 là
Nhu trong Kinh Dịch mà Nho giáo đã đặc biệt chú ý bằng dùng tên quẻ Nhu để đặt cho Đạo là Nho: Nho là đem quẻ Nhu áp dụng cho con người, nên Nhu thêm bộ Nhơn thành ra chữ Nho. Điều quan trọng nhất trong quẻ Nhu là Hữu phu, nghĩa là tin vào khả năng tâm linh nơi con người. Đó là điều tối quan trọng cho sự tiến hoá, vì có tin như vậy thì mới đủ nhẫn nại cường kiện để đạt sự sáng láng hanh thông bền vững tốt lành. Đây là điều kiện để thành công trong mọi việc lớn mà việc lớn nhất của một đời người là tiến hoá.