10 điều nhà lãnh đạo tài ba không bao giờ nói

“Sự khác nhau giữa từ ngữ gần đúng và từ ngữ chính xác thực sự là vấn đề rất lớn – ‘nó cũng giống như sự khác nhau giữa tia chớp và tia sét vậy,” Mark Twain từng viết.
Dù muốn hay không, thì từ ngữ mà bạn sử dụng vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đạt được thành công của bạn. Và điều này đặc biệt đúng với những nhà lãnh đạo.
“Những nhà lãnh đạo tài ba nhất có thể diễn đạt lưu loát sứ mệnh của tổ chức mà họ đứng đầu và thể hiện nó theo những cách mà truyền cảm hứng cho những người khác để đạt được sứ mệnh ấy,” Darlene Price, chủ tịch của Well Said, Inc. và là tác giả của cuốn sách “Well Said! Presentations and Conversations That Get Results.” cho biết.
“Dù có những đặc điểm, cử chỉ và kỹ năng khác là cần thiết cho người lãnh đạo, nhưng từ ngữ là điều đầu tiên cần phải có.” Cô Price chỉ ra rằng những nhà lãnh đạo vĩ đại luôn biết cách nắm lấy sức mạnh của từ ngữ. “Họ hiểu được sức ảnh hưởng của ngôn ngữ nói, và cái cách mà nó tác động đến trái tim và tâm trí của mọi người.”
Vì lý do này mà họ thường sử dụng những cụm từ rất tích cực và hiệu quả khi nói với các đồng nghiệp của mình, ví dụ như: “Đây là nhiệm vụ của tất cả chúng ta,” “Vai trò của anh/chị là rất quan trọng bởi…,” “Tôi muốn biết anh/chị nghĩ sao về vấn đề này,” “Tôi có thể giúp gì không?” “Cùng nhau chúng ta có thể…” “Chúc mừng nhé,” và “Cảm ơn.”
“Ngược lại, có một số từ và cụm từ mà những nhà lãnh đạo thực thụ không bao giờ nói ra,” Price giải thích.
Dưới đây là 10 kiểu câu đó:
1. “Tôi là chủ”
“Bằng việc nói ra câu này, thì bạn đã phủ nhận bạn chính là ông chủ. Như cố thủ tưởng Anh Margaret Thatcher từng nói, ‘Nếu bạn phải nói cho người khác biết bạn là ai, thì rõ ràng bạn không hề như thế.’”
Khi nói câu này, đồng nghĩa với việc bạn đang ám chỉ một thái độ rằng, “Không thắc mắc, không tranh luận gì hết. Chúng ta sẽ làm mọi việc theo cách của tôi.”

“Những nhà lãnh đạo thì được tôn sùng và ngưỡng mộ, ngược lại những kẻ độc tài thì bị coi khinh,” Price nói. “Tất nhiên bạn là chủ, nhưng việc nói ra như thế không khiến nó đúng là như vậy. Thay vào đó, hãy trao quyền cho người khác bằng cách hỏi “Anh/chị cần gì để hoàn thành công việc?” hay “Liệu tôi có thể giúp gì?”
2. “Đó không phải là lỗi của tôi.”
Những nhà lãnh đạo thực sự luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ điều gì mà họ làm. Họ không chỉ tay năm ngón, không ngụy biện, hoặc đổ lỗi cho cấp dưới. “Trong khi chẳng ai muốn bị khiển trách, thì một người lãnh đạo vĩ đại sẽ chấp nhận nó, có trách nhiệm giải trình, và tập hợp mọi người lại để tìm ra giải pháp. Thay vì đổ lỗi cho người quản lý, người giám đốc tiền nhiệm hay nền kinh tế suy thoái, thì họ sẽ nói ‘cùng tìm ra biện pháp để thu được thành quả nào.’”
Như Henry Ford từng khuyên “Đừng tìm lỗi lầm. Hãy tìm ra biện pháp khắc phục.”

3. “Tôi sẽ tự làm một mình.”

Lãnh đạo không phải là làm việc một mình, Price giải thích. “Thái độ này thường được gọi là ‘thích – tự - làm – mọi – thứ,’. Điều này có thể tốt khi bạn ở nhà một mình chứ không hề tốt khi làm lãnh đạo. Càng mở rộng quy mô của công ty, bạn sẽ càng làm mọi thứ với tư cách cá nhân ít đi mà những việc bạn làm sẽ càng phải thông qua những người khác.
Mục tiêu là phải đặt đúng người đúng chỗ và tạo điều kiện để họ thành công.

4. “Tôi biết rồi – Tôi đã nghĩ về tất cả mọi thứ.”

Như huyền thoại huấn luyện viên bóng rổ John Wooden từng nói, “Sau khi bạn biết tất cả mọi thứ đều quan trọng thì đó mới là điều mà bạn học được.”
“Tránh việc bỏ qua hoặc không để ý đến lời của nhân viên với thái độ ‘tôi biết hết rồi’. Ngay cả khi bạn đã biết, thì vẫn nên lắng nghe. Khi bạn hoan nghênh hoặc đánh giá cao trí tuệ và sự đóng góp của cấp dưới, bạn sẽ khiến họ cảm thấy họ là nhân viên có ích.”

5. “Thất bại không phải là một lựa chọn.”

“Câu này có thể xem là phương châm là việc của Trung tâm Điều khiển Hoạt động của NASA hay tiêu đề cuốn tự truyện của Gene Kranz. Tuy nhiên, khi một nhà lãnh đạo phát ngôn ra câu nói này, thì nó thường mang ý nghĩa là, ‘không được phép phạm sai lầm.’”
“Thái độ này gây ra nỗi sợ hãi, kiềm chế khả năng sáng tạo và sự đổi mới trong mỗi nhân viên. Nhà lãnh đạo tài ba luôn cho phép – thậm chí còn khuyến khích – nhân viên của họ thất bại; để biến những sai lầm thành tòa nhà vững chãi và những rủi ro thành bước đi chắc chắn. “Đó là lý do vì sao Thomas J.Watson, nhà sáng lập IBM, đã từng khuyên, ‘Con đường đi đến thành công là nhân đôi tỉ lệ thất bại của bạn.’ Hay như Arianna Huffington nói, ‘Sự thất bại không phải là đối nghịch của thành công; nó là con đường đưa đến sự thành công.’”
6. “Đó không phải là cách chúng ta làm ở đây.”
Những nhà lãnh đạo đạt thành công là những người có đam mê với sự đổi mới – tìm ra cách tốt hơn để giải quyết vấn đề. “Thực tế, Steve Jobs từng nói, ‘Sự đổi mới sẽ giúp phân biệt được đâu là nhà lãnh đạo và đâu là nhân viên.’ Vì vậy, nhà lãnh đạo giỏi nhất sẽ coi trọng những viên thể hiện tư duy sáng tạo, linh hoạt và kỹ năng giải quyết vấn đề,” Price giải thích.
“Những cụm từ, trong một thời khắc nhất định nào đó, sẽ tiết lộ bạn là người theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại: bị mắc kẹt với kiểu tư duy thời còn đi học, kém linh hoạt và nông cạn.”
Ngay cả khi bạn không tán thành ý kiến của ai đấy, thay vào đó hãy nói rằng, “Đó là ý kiến rất tuyệt. Thực hiện thế nào nhỉ?” hoặc, “Đó cũng là một cách giải quyết. Cùng thảo luận những mặt thuận lợi và bất lợi của nó nào.”


7. “Tôi muốn thành quả, chứ không phải những mối liên hệ.”

Những nhà lãnh đạo biết rằng kết quả được làm ra bởi mọi người, mà trong đó yêu cầu sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên, lãnh đạo, khách hàng đối tác, nhà cung cấp và các bên liên quan. “Ngay cả khi ở trong từ điển, thì từ ‘mối liên hệ’ (relationship) cũng đứng trước từ ‘thành quả’ (result).
8. “Tôi không quan tâm điều đó có trái với đạo đức hay không. Nếu nó không phạm pháp thì cứ làm đi.”
Những nhà lãnh đạo không bao giờ khuyến khích hay tha thứ cho sự đồi bại hay hành vi vi phạm đạo đức chỉ để đạt được lợi nhuận hoặc mục tiêu của tổ chức. “Lấy mục đích để biện minh cho phương tiện không bao giờ là lời bào chữa hợp lý cho việc cố ý lừa dối, coi thường chính sách, không tuân thủ và có hành vi trái luật. Thay vào đó hãy nói ‘cứ làm điều đúng đắn.’”
As Abraham Lincoln observed, "Nearly all men can stand adversity, but if you want to test a man's character, give him power."

9. “Đừng mang đến cho tôi bất kỳ tin xấu hay bất ngờ nào.”

Nói điều này không khiến những tin xấu hay điều bất ngờ biến mất; nó chỉ đơn giản là mọi người đang quét một quả bom hẹn giờ dưới tấm thảm. “Những nhà lãnh đạo thực thụ luôn muốn biết những vấn đề cần sự có mặt của họ ngay lập tức; thế nên, họ sẽ nói ‘Nếu có bất kỳ vấn đề gì, tôi muốn là người đầu tiên được biết.” Price giải thích. “Họ tạo ra môi trường làm việc nơi mà mọi người đều mong đợi được nêu lên các vấn đề ngay khi chúng xuất hiện, hơn là phải giấu giếm.
Như cựu ngoại trưởng Mỹ từng nói với nhân viên của mình, “Tin xấu không phải là rượu vang. Nó không hề được cải thiện theo thời gian.”

10. “Anh/chị phải rất may mắn mới nhận được công việc ở đây đấy.”

Câu này có tính chất phá hoại sự nỗ lực cũng như giết chết tinh thần làm việc của nhân viên. Nó ám chỉ rằng bạn đang làm phước cho họ khi nhận họ vào làm, và họ mắc nợ bạn khi được nhận đặc quyền vào làm ở đây. “Nó tùy thuộc vào nhân viên quyết định xem điều này đúng hay sai,” Price nói. Thay vào đó hãy nói rằng, “Chúng tôi thật may mắn anh/chị làm việc cùng chúng tôi.”

Price cũng cho biết rằng một mẫu số chung khác của những nhà lãnh đạo vĩ đại chính là ngôn ngữ và hành động của họ truyền cảm hứng cho người khác “mơ ước nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, và trưởng thành hơn,” như cố tổng thống John Quicy Adams từng nói. “Đó là lý do vì sao họ được xem là những nhà lãnh đạo – sự kết hợp giữa khả năng ăn nói và nhân cách của họ khiến người dân phải dõi theo. Những nhà lãnh đạo tài ba nhất luôn cố chọn ra những từ ngữ cụ thể để nói, và từ nào sẽ không nói, để tối đa hóa khả năng đạt được thành công thông qua người dân.”









Lãnh đạo của bạn đang ở bậc thang nào?

John C. Maxwell được cả thế giới biết đến như là bậc thầy trong việc đào tạo các nhà lãnh đạo. Với hơn 30 năm kinh nghiệm, công ty EQUIP and The John Maxwell của ông đã đi khắp nơi huấn luyện cho hơn 5 triệu nhà lãnh đạo xuất sắc trên toàn thế giới. 
Mỗi năm, ông chỉ dẫn cho hơn 500 công ty, các nhà lãnh đạo chính phủ, các tổ chức của quốc tế như Học Viên Quân Sự West Point – Hoa Kỳ, Liên Đoàn Bóng Đá Quốc Gia, Liên Hiệp Quốc, tập đoàn Microsoft… Ông là tác giả của hơn 19 triệu ấn bản sách được phát hành. Các tác phẩm nổi tiếng của ông gồm có: 21 Nguyên Tắc Vàng Của Nghệ Thuật Lãnh Đạo (The 21 Irrefutable Laws of Leadership) và 21 Phẩm Chất Vàng Của Nhà Lãnh Đạo (The 21 Indispensable Qualities of a Leader), Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo (Developing the Leader Within You)

 Trong buổi nói chuyện tại The Chick-Fil-A Leadercast, John Maxwell đã có một bài nói hấp dẫn về 5 bậc thang khác nhau của nghệ thuật lãnh đạo. Maxwell giải thích rằng “lãnh đạo không đơn giản là một vị trí, nó là cả một tiến trình phấn đấu”. 
Khi bạn nâng được cấp độ lãnh đạo của mình, thì bạn sẽ có tạo khả năng ảnh hưởng tới người khác nhiều hơn, và công việc của bạn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Ở bậc thang đầu tiên, Maxwell gọi đó là “có vị trí” (position level). Đây là cấp độ đầu tiên mà tất cả những ai đã, đang và sẽ trở thành lãnh đạo đều bắt đầu từ đây. “Có vị trí” tức là bạn bắt đầu được công ty giao cho một vị trí lãnh đạo, và dưới bạn bắt đầu có các nhân viên. Ở cấp độ này, từ khóa quan trọng là “quyền hành”. Ở cấp độ đầu tiên này, người lãnh đạo thường sử dụng quyền hành của mình để bắt cấp dưới tuân theo, làm theo lời cấp trên. Nhưng John chỉ ra rằng “có vị trí cao không khiến bạn trở thành nhà lãnh đạo”. Thường thì con người không bao giờ muốn phải tuân theo ai đó chỉ vì họ buộc phải làm thế. Chính vì vậy nếu duy trì ở cấp độ thứ nhất này thì người lãnh đạo không khiến cấp dưới nể phục, thì họ sẽ không có được sự tận tụy, khả năng cũng như trách nhiệm với công việc của nhân viên.
Bậc thang thứ hai là “được chấp nhận” (permission level). Từ khóa của cấp độ này là “quan hệ”. Người lãnh đạo phải tạo được quan hệ tốt với mọi người, với cấp dưới của mình. Để làm được điều đó thì người lãnh đạo phải biết lắng nghe nhân viên, tìm hiểu xem họ cần gì cũng như không hài lòng với điều gì. Tiếp đó hãy quan sát mọi người để nắm được thông tin họ đang ở đâu, đang làm gì cũng như có cần giúp đỡ gì hay không. Và cuối cùng, điều không thể thiếu là hãy luyện tập để luôn có thái độ sẵn sàng giúp đỡ, sẵn sàng “phục vụ”.
Đến lúc này thì mọi người đã bắt đầu nghe theo bạn bởi vì họ muốn thế chứ không phải vì bắt buộc nữa, bởi bạn đã kết nối mọi người với nhau, bạn đã hòa nhập với cấp dưới của mình. Phải luôn luôn nhớ rằng các mối quan hệ (relationships) là nền tảng của cương vị lãnh đạo. Không có một nhà lãnh đạo thực thụ nào lại muốn làm mọi công việc một mình cả. Như Darlene Price đã từng nói trên CNN trong bài viết ‘Mười điều nhà lãnh đạo tài ba không bao giờ nói’: “Càng mở rộng quy mô của công ty, bạn sẽ càng làm mọi thứ với tư cách cá nhân ít đi mà những việc bạn làm sẽ càng phải thông qua những người khác.”
Đối với cấp độ thứ ba – “làm gương(production level) thì những nhà lãnh đạo cần chứng tỏ thực lực của bản thân. Đến lúc này nhà lãnh đạo phải trở thành hình mẫu là người làm việc hiệu quả và đạt năng suất cao nhất. Người lãnh đạo trong thời điểm này chính là điều mà những cấp dưới muốn được nhìn vào. Họ là người luôn tạo ra động lực làm việc cho những người khác. Theo Maxwell, động lực chính là người bạn tốt nhất của mọi nhà lãnh đạo. Nó giúp giải quyết đến 80% những rắc rối gặp phải.
Vẫn ở cấp độ thứ ba, nhà lãnh đạo bắt đầu thu hút những người xung quanh, đặc biệt là những cấp dưới có đặc điểm giống họ. Khi ông chủ của một công ty yêu cầu Maxwell chỉ dẫn làm thế nào để thuê được những nhân viên mẫn cán, Maxwell đã yêu cầu ông ta “vẽ” bức chân dung bao gồm những tính cách mà ông ta muốn nhân viên của mình sở hữu. Và quả thật rất nhiều tính cách trong số đó mà ông chủ ông ty này sở hữu.
Tiếp theo là cấp độ thứ tư – “phát triển nhân lực” (developing people). John Maxwell cho rằng một người lãnh đạo thực thụ là người biết sắp xếp các vị trí nhân sự một cách hợp lý để tăng khả năng đạt được thành công trong công việc của mỗi cá nhân . “Một người thành công là người khám phá ra được khả năng của bản thân, còn một nhà lãnh đạo thành công là người khám phá ra được khả năng của cấp dưới,” Maxwell đã nói như vậy trong buổi diễn thuyết.
Bên cạnh đó ông cũng đề cao việc nhà lãnh đạo nên đào tạo thế hệ lãnh đạo tiếp theo dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của bản thân theo các bước sau. Đầu tiên, hãy để cấp dưới theo sát bạn. Tiếp đến hai bên cùng quan sát để học hỏi lẫn nhau. Sau đó hãy để cấp dưới tự làm còn nhà lãnh đạo chỉ quan tâm chỉ dẫn. Cuối cùng, để cấp dưới tự giải quyết công việc và lặp lại đúng như những gì bạn đã từng làm. Sau khi đã hoàn thành được bước bốn là lúc các nhà lãnh đạo nên cố gắng chạm đến mức thứ năm.
Cấp độ thứ năm là “đỉnh cao” (pinnacle level) mà không phải ai cũng có thể chạm tới được. Điều quan trọng nhất ở cấp độ này chính là “sự tôn trọng” (respect). Lúc này cấp dưới nghe theo lãnh đạo bởi những điều tốt đẹp mà người lãnh đạo đã làm trong suốt thời gian dài, bởi tư cách mà người lãnh đạo có hay chỉ đơn giản là bởi chính bản thân người lãnh đạo.
Cũng chính thời điểm này bạn bắt đầu tự hỏi bản thân rằng mình đang ở cấp độ nào, thứ nhất, thứ hai hay thứ ba? Câu trả lời theo Maxwell là đối với mỗi nhân viên khác nhau thì nhà lãnh đạo lại cấp độ khác nhau. Đối với nhân viên đã làm việc lâu năm thì người lãnh đạo có thể ở cấp độ thứ tư nhưng đối với người mới vào làm thì rất có thể người lãnh đạo chỉ ở cấp độ đầu tiên. Vì vậy, nhà lãnh đạo thực thụ là người khám phá được bản thân mình đang ở cấp độ nào đối với mỗi nhân viên để từ đó tìm ra cách dẫn dắt họ phù hợp nhất.
Và bởi vì cương vị lãnh đạo luôn có sức ảnh hưởng nhất định nên hãy cố gắng học hỏi mọi điều xung quanh bởi bạn chính là người nắm trong tay sức mạnh làm gia tăng sự ảnh hưởng ấy.

Bài viết có sự dụng tư liệu từ http://www.sponsell.com và clip “The 5 levels of leadership” đăng tải trên Youtube.