Sai lầm “ngã ngửa” khiến con bị lùn

Sai lầm “ngã ngửa” khiến con bị lùn

Thứ Sáu, ngày 01/11/2013 07:37 AM (GMT+7)
Sự kiện: Mẹ và bé
Tốn không ít tiền để mua sữa ngoại, tôm to cho con ăn nhưng chỉ vì thiếu hiểu biết mà mẹ khiến con "ăn hoài không cao".
Mời độc giả cùng đón đọc và chia sẻ kinh nghiệm chăm sócmẹ và bé trên Eva.vn.
Các bà mẹ ngày nay luôn cố gắng làm đủ mọi cách để cải thiện chiều cao cho thế hệ sau. Chị em không tiếc tiền mua sữa ngoại, thuốc bổ sung canxi, vitamin D, cho bé ăn nhiều tôm cua hải sản…chỉ để con sau này có chiều cao lý tưởng. “Bé gái cao để sau làm người mẫu, bé trai cao sau mới dễ lấy vợ” – nhiều chị em tổng kết. Tuy nhiên đôi khi, chỉ vì những sai lầm “nho nhỏ”, mẹ đã vô tình khiến bao công sức cải thiện chiều cao cho con “đổ sông đổ bể”.
Cho trẻ ăn quá nhiều thịt bò
Mẹ biết rằng thịt bò chứa rất nhiều sắt, nhiều protein và rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, sự thật là, những người hay ăn thịt bò lại là những người thiếu canxi nghiêm trọng. Bởi vì bản thân thịt bò chứa rất ít canxi. Đồng thời, trong thịt bò còn giàu các nguyên tố có tính axit, chủ yếu là phốt pho, lưu huỳnh và clo – nguyên nhân khiến máu có tính axit.  Khi trong máu có axit cơ thể phải dùng canxi trong thực phẩm và canxi trong xương để trung hòa, từ đó tăng sự bốc hơi canxi và giảm hấp thụ canxi trong cơ thể. Cho nên, nếu bé đang thiếu canxi mẹ nên cho bé ăn vừa đủ thịt bò, bổ sung thêm các loại hải sản và thịt trắng khác.
Chỉ ninh xương nấu cháo cho trẻ
Lỗi “khổ lắm nói mãi” nhưng vẫn nhiều chị em mắc phải. Canxi trong canh xương tuyệt đối không dễ bị hòa tan. Sau khi ninh một nồi xương trong nồi áp suất khoảng 2 giờ đồng hồ, chất béo trong tủy xương lần lượt nổi lên, nhưng canxi trong nước xương vẫn rất ít. Vì vậy quan điểm cứ ăn nhiều canh xương thì sẽ có đủ canxi là không đúng.
Nếu mẹ muốn dùng canh xương để bổ sung canxi chỉ có một cách: Thêm một lượng giấm vừa phải, từ từ hầm trong khoảng 1-2 giờ. Giấm có thể giúp canxi trong xương hòa tan một cách hiệu quả. 
Cho bé ăn đậu, khoai lang và cải bó xôi nấu cùng các đồ có chứa nhiều canxi hoặc sau khi uống sữa
Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic.  Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi. Nếu không sẽ chỉ là phí hoài.Đương nhiên, những axit này chỉ ảnh hướng tới những gì bé ăn ngay lúc đó. Điều này có nghĩ là nếu hôm nay bé đã ăn cải bó xôi thì ngày mai hoàn toàn có thể uống sữa mà không lo axit trong cải sẽ hấp thụ mất canxi.
Sai lầm “ngã ngửa” khiến con bị lùn - 1
Bổ sung canxi không hợp lý mẹ sẽ chỉ "tốn tiền vô ích" (ảnh minh họa)
Để bé còi ngay trong giai đoạn 0-3 tuổi rồi đợi "dậy thì sẽ cao"
Ngày nay, chị em dường như có xu hướng thoải mái hơn với cân nặng và sự phát triển trọng lượng của con. Một số bà mẹ tuy thấy con còi, nhẹ cân, thiếu chuẩn nhưng vẫn rất “lạc quan”, không thay đổi thực đơn cho con, để bé ăn theo nhu cầu và cho rằng con “luôn cười vui” là được.
Tuy nhiên, có một thực tế là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lúc này, cơ thể đang cần một lượng canxi lớn để xây dựng bộ xương, vì thế, hàm lượng canxi có thể hấp thu được lên đến 60%. Tỉ lệ hấp thu canxi sẽ giảm chỉ còn 15-20% ở tuổi trưởng thành. Canxi hấp thụ giảm dần so với tuổi tác của con người, thậm chí càng già, người ta càng dễ bị thất thoát canxi, dẫn đến loãng xương.
Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con ngay trong giai đoạn 0-3 tuổi rất quan trọng này. Để trẻ ăn theo nhu cầu là điều nên làm, tuy nhiên, nếu mẹ có con quá nhẹ cân hay cận suy dinh dưỡng, mẹ nên trao đổi với bác sĩ và chuyên gia để có được thực đơn cũng như phương pháp ăn hợp lý nhất cho trẻ. Làm sao để bé biếng ăn vẫn có thể ăn theo nhu cầu, nhưng ăn đúng chất và đủ chất. Điều này, mẹ cần là người định hướng cho con.
Cho con ăn quá nhiều đồ ngọt
Trẻ con thích đồ ngọt. Đó là điều đương nhiên. Nhiều chị em cho rằng đồ ngọt chỉ hại ở chỗ khiến trẻ dễ bị sâu răng và cho rằng yêu cầu con đánh răng cẩn thận là “xong”. Tuy nhiên, bánh kẹo, nước ngọt, bánh gato, socola,… và rất nhiều những món ăn có thành phần chỉ toàn là đường khác tưởng “ngọt ngào” hóa lại là kẻ thù của chiều cao trẻ.  Chúng không chỉ kích thích quá trình chuyển hóa đường thành mỡ gây bệnh béo phì, mà còn làm giảm khả năng hấp thụ canxi.
Để bé nằm “hình con tôm” quá nhiều
Một số trẻ thích nằm co quắp hình con tôm khi ngủ, một số lại thích nằm sấp “chổng mông lên trời”…tất cả những tư thế đó về lâu về dài đều không tốt cho trẻ, nhất là ở giai đoạn mới lớn, khi khung xương đang phát triển thành hình mạnh mẽ. Mẹ hãy đảm bảo bé luôn được đứng, và ngồi đúng tư thế. Đừng để con nằm quá lâu và cùng đừng để bé ngồi gù lưng, cúi mặt nhiều quá. Điều này không chỉ khiến cột sống của bé bị cong vẹo mà còn chèn ép các đốt sống khiến bé khó cao lên. Tư thế ngủ, đứng và ngồi chuẩn sẽ giúp con tạo thói quen ngay từ khi bé, cũng giúp trẻ căng các đốt sống và phát triển một cột sống lưng thẳng đẹp. Điều này ảnh hướng rất nhiều đến chiều cao và vóc dáng của bé.
Bố sinh con sớm cũng khiến bé khó cao
Một thông tin cũng khá thú vị. Như chị em đã biết, phần lớn chiều cao của trẻ có được là do di truyền. Tuy nhiên, độ tuổi thụ thai của người bố cũng ảnh hưởng đến chiều cao của con. Trẻ em có tuổi bố từ 31 trở lên tại thời điểm thụ thai có chiều cao trung bình cao hơn 2 cm so với những bé có bố trẻ tuổi. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Endocrinology.
S.Hà (Dietblurbs) (Khampha.vn) 

lẹo ở mi dưới

Hỏi: Cứ mấy ngày mắt tôi lại mọc một cái lẹo ở mi dưới, làm mi mắt bị sưng tấy đỏ, vỡ mũ rất khổ, nguyên nhân và cách xử trí.
Hà Bích Thủy
(H. Hoằng Hóa, Thanh Hóa)
Đáp: Lẹo (orgelet) là một bệnh rất thường gặp, có người chỉ bị một vài lần rồi khỏi hẳn, nhưng cũng có người mắt mọc lẹo liên tiếp, khỏi đợt này, mọc đợt khác.
Bệnh thường bắt đầu bằng một vùng phủ đỏ ở mi, ấn vào có một điểm đau chói rõ rệt. Mấy hôm sau ở chỗ đau xuất hiện một chấm mủ màu trắng hay vàng nhạt. Chấm này to dần và lồi rõ trên bờ mi. Làm cả mi mắt bị sưng tấy đỏ, đau nhức. Sau đó lẹo vỡ mũ và lên sẹo. Lẹo hay bị tái phát, thông thường đây là một bệnh thuộc phạm vi k hoa mắt giải quyết, nhưng cũng có những trường hợp mọc lẹo liên tiếp có liên quan đến một bệnh khác của thận, như bệnh đái tháo đường, suy nhược tòan thân, táo bón viêm nhiễm ở một bộ phận khác của cơ thể...
Về cách chữa, lúc lẹo còn non chưa mưng mủ: nên chườm nóng, dùng bông hay gạc tẩm nước nóng áp lên vùng bị sưng, cũng có thể chườm cơm nóng như bà con ta vẫn làm. Mỗi ngày chườm 3-4 lần, mỗi lần chườm 20-30 phút. Sau khi chườm nóng tra mắt bằng thuốc mỡ teracyclin. Cũng có một số trường hợp lẹo sẽ xẹp đi. Tuyệt đối không được nặn lẹo non, vì có thể gây biến chứng, viêm tắc tĩnh mạch ở hốc mắt hay trong sọ, rất nguy hiểm, có khi chết người.
Khi lẹo đã chín, có mũ rõ rệt, nên đến khoa mắt bệnh viện khám và điều trị, không nên tự nặn mụn hoặc trích mủ lấy.

Trường hợp lẹo tái phát nhiều lần, sau khi chữa khỏi một đợt lẹo như trên, bạn cần làm tiếp như sau:
- Rửa mặt hàng ngày bằng nước sạch. 
- Nhỏ mắt bằng thuốc tra mắt cloroxit(dung dịch 0,4%) hoặc sunfaxylum 20%, ngày 3-4 lần, đồng thời tra thuốc mỡ tetracyclin 1% vào bờ mi bị lẹo trước khi đi ngủ. Làm như trên tròng-3 tháng liền. 
- Ăn nhiều quả chín, tránh táo bón.
Nếu đã làm như trên mà lẹo vẫn tái phát bạn nên đi khám nội khoa để tìm nguyên nhân điều trị vì rất có thể nó có liên quan đến một bệnh khác của toàn thân như đã nói trên.

BS. KIM MINH

Uống thuốc tốt nhất khi nào?

source



(Tòa Soạn) – Thói quen thông thường của nhiều người là chỉ quan tâm tới loại thuốc và liều lượng thuốc còn không mấy chú trong tới thời điểm uống thuốc. Trên thực tế, thuốc sẽ chỉ có tác dụng tối đa khi được uống đúng thời điểm.
Các loại thuốc bổ
Đừng nghĩ thuốc bổ uống vào lúc nào cũng được. Ví như như nhân sâm, nếu uống vào buổi tối khuya có thể sẽ gây khó ngủ.
Theo các chuyên gia y tế, các loại thuốc bổ nên uống vào buổi sáng, lúc đói.
Các loại vitamin
Thời điểm giữa hai bữa: ăn sáng – trưa hoặc trưa - tối là tốt nhất để uống vitamin. Nhưng khi dùng vitamin K để cầm máu thì phải uống ngay.
Thuốc tiêu hoá
Như các loại men tiêu hoá thì bạn nên uống trước bữa ăn 10 phút để tăng cường dịch tiêu hoá tiết ra, giúp tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
Thuốc chống viêm
Các loại bệnh phong thấp hay viêm khớp thường đau vào lúc sáng sớm, buổi sáng, vì thế, nên uống các loại thuốc chống viêm hay giảm đau vào buổi sáng, lúc này thuốc sẽ phát huy được hiệu quả rất tốt.
Nhưng cần lưu ý, đặc biệt khi uống thuốc điều trị bệnh viêm khớp, bạn phải ăn no trước khi uống thuốc.
Thuốc ngủ, thuốc giun, thuốc tránh thai
Nên uống trước khi đi ngủ 30 phút.
Thuốc chữa viêm dạ dày
Những loại thuốc này thường phải uống sau khi ăn no, khoảng 30 phút sau ăn. Tuy nhiên, cũng có một số loại thuốc phải uống vào lúc sáng sớm, khi đói. Do vậy, tuỳ từng loại thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn uống vào thời gian nào là tốt nhất.
Thuốc chữa cao huyết áp
Thuốc điều trị cao huyết áp thường được uống vào buổi chiều. Có những trường hợp phải điều trị tích cực phải dùng thuốc 3 lần/ngày thì nên uống vào sáng, 3 giờ chiều và tầm 7 giờ tối. Cần lưu ý không được uống thuốc điều trị cao huyết áp trước khi đi ngủ.
Thuốc chữa dị ứng ngoài da
Nên uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
Hà Linh
Việt Báo (Theo_DanTri)

7 điều cấm kị sau khi ăn trứng

Trứng là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt và phong phú. Tuy nhiên có một số điều không nên thực hiện ngay sau khi ăn trứng để tránh những tổn hại cho sức khỏe.

 
 
1. Không ăn đường ngay sau khi ăn trứng
Không nên chế biến trứng cùng với bột ngọt (mỳ chính) là điều mà chắc hẳn nhiều người chị em đã biết. Nhưng có thể nhiều chị em không biết rằng trứng không nên nấu chín cùng với đường hoặc không dùng đường ngay sau khi ăn trứng. Nhiều nơi thậm chí còn có thói quen chế biến món thịt khotrứng với đường thắng để lấy màu. Trong thực tế, sẽ làm cho protein axit amin fructose trong trứng tiếp hợp với lysine. Chất này khó hấp thu bởi cơ thể, như thế sẽ tạo ra các hiệu ứng y tế bất lợi.
2. Không ăn quả hồng ngay sau khi ăn trứng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1 – 2 giờ bạn có thể bị nôn mửa. Khi đó cần uống ngay lập tức dung dịch bao gồm 20g muối và 200ml nước sôi. Nếu bạn không nôn, bạn cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước ép gừng tươi hòa lẫn với nước ấm. Sau đó bạn vẫn cần phải uống thuốc nhuận tràng để đào thải những chất độc hại trong cơ thể.
3. Không uống sữa đậu nành ngay sau khi ăn trứng
Mỗi buổi sáng thức dậy, một số mẹ cẩn thận chuẩn bị bữa sáng cho con. Muốn con cái đầy đủ dinh dưỡng từ sáng sớm nên rất nhiều mẹ chuẩn bị khẩu phần bao gồm trứng chiên và cốc sữa đậu nành. Trẻ cũng thường uống sữa sau khi ăn trứng để làm dịu cơn khát của chúng.
Trong thực tế, sữa đậu nành có chứa protein thực vật, chất béo, carbohydrate, chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, khoáng chất… có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Sữa đậu nành còn chứa chất ức chế trypsin, có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể người. Nếu ăn trứng cùng với uống sữa đậu nành thì protein trong trứng có thể kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.
Ngoài ra, trong sữa đậu nành có protidaza gây kìm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.
4. Không ăn thịt ngỗng, thịt thỏ ngay sau khi ăn trứng
Không nên ăn thịt ngỗng, thịt thỏ ngay sau khi ăn trứng, nguyên nhân là bởi vì thịt thỏ, thịt ngỗng ngọt, tính hàn, trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này, cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học khi ăn với nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
5. Không ăn thịt rùa ngay sau khi ăn trứng
Khi ăn trứng có rất nhiều điều cấm kỵ mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Ví dụ như ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa đôi khi không tốt cũng không thích hợp với cách ăn này.
6. Không uống các loại thuốc chống viêm ngay sau khi ăn trứng
Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, nhớ không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. 
Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng tương đối đến sự hấp thu và tiêu hóa. 
7. Không uống trà ngay sau khi ăn trứng
Người dân Việt Nam thường có thói quen uống chè đặc sau bữa ăn .Vì cho rằng nước chè giúp miệng sạch, và giúp hỗ trợ tiêu hoá. Nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Uống trà ngay sau khi ăn trứng là gây hại cho cơ thể.
 
Trà chứa nhiều axit tannic kết hợp với protein tạo thành protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột, không chỉ là nguyên nhân gây ra táo bón mà còn làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể và gây ra chất ung thư bất lợi tác động xấu đối với sức khỏe con người.
 
Theo TTVN

Bí ẩn rượu tỏi Ai Cập

source

(Dân trí) - Nhiều nghiên cứu cho thấy rượu tỏi có thể chữa được các bệnh xương khớp, hô hấp, huyết áp, xơ mỡ động mạch, viêm loét dạ dày…

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu để lý giải vì sao ở một quốc gia nghèo như Ai Cập, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khoẻ chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình tương đối cao. Các nhà khoa học đã chia ra đi về nông thôn và thâm nhập vào các vùng có khí hậu khắc nghiệt khảo sát, thu thập tài liệu có liên quan đến sức khoẻ, bệnh tật. Rốt cuộc lại, họ đã đi đến nhận xét chung là nhà nào cũng có một hũ rượu ngâm tỏi để uống. Từ nhiều thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này.

Một số nghiên cứu khác của các nhà khoa học phương Tây cho thấy cụ thể hơn, rượu tỏi có thể chữa được bốn nhóm bệnh: xương khớp (viêm đau khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương khớp), hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản), tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch), tiêu hoá (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày, tá tràng), mất ngủ. Năm 1983, các nhà nghiên cứu Nhật Bản thông báo đã bổ sung thêm hai nhóm bệnh nữa là bệnh trĩ và tiểu đường. Họ nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ.

Những năm gần đây, nhiều nước cũng đã nghiên cứu và phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Tác dụng kháng virút cũng đã được nói đến. Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hoá mỡ trong máu. Tỏi có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa được ung thư song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.

Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng thích hợp. Thuốc dùng liều quá cao cũng có hại và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày, ruột, ức chế tuyến giáp… Chính vì vậy chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với chừng ấy là đã có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh, lạm dụng có thể dẫn đến những hậu quả xấu.

PGS.TS Lê Văn Định (Viện Y dược học cổ truyền)
Theo SGTT
  
Cách làm rượu tỏi

Tỏi khô đã bóc bỏ vỏ 40g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 - 45o. Thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng. Đến ngày thứ 10, rượu chuyển sang màu nghệ là uống được. Mỗi ngày dùng hai lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Tỏi, một số hiệu quả kỳ diệu và những điều cần lưu ý

Tỏi, một số hiệu quả kỳ diệu và những điều cần lưu ý

Lương y VÕ HÀ
Trong những thập niên gần đây, khi tỷ lệ bệnh tim mạch gia tăng nhiều ở các nước phát triển, tỏi đã được xem là một loại thực phẩm chức năng có gía trị hàng đầu trong việc chống oxy hoá, bảo vệ màng tế bào, giảm cholesterol, giảm huyết áp dể phòng chống các loại bệnh tim mạch.
Tỏi là một gia vị thông dụng của mọi gia đình.  Từ thời cổ đại ở Ai Cập, người ta đã biết dùng tỏi để làm thuốc sát trùng trong các loại bệnh hen suyển, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột. Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi cũng biết dùng  tỏi để sát trùng ngoài da, chữa bò cạp, rết cắn, chữa mụn cóc, hạt cơm mọc trên da.   Trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của 2 loại bệnh tim mạch và ung thư, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến tác dụng chống oxy hoá, chống đột biến tế bào, hạ độ mỡ trong máu và làm giảm nguy cơ máu đông của một số hoạt chất trong tỏi.

Thành phần, dược tính.

Tỏi có 3 hoạt chất chính:
1. allicin 
2.liallyl sulfide 
3.ajoene.

I.  Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi.  Allicin không hiện diện trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. 
Do đó,càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao.  

Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 đến 2 gam allicin.  Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra.  Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính.  Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất nầy.  Đun qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin.
  Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. 

Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương[i] như saphylococcus, streptococcus, samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, mycobacterium tuberculosis. Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi trái ra, bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida.

II. Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin[ii].  Tuy nhiên, sulfide không hư hoại nhanh như allicin và vẫn giữ được dược tính khi nấu.  Giống như allicin, càng giã nhỏ càng sinh ra nhiều sulfide, nếu nấu nguyên củ tỏi sẽ không có hiệu lực. Tỏi không chỉ có tác dụng kháng sinh, tác dụng trên hệ tim mạch mà còn có hiệu lực trên tế bào ung thư.  Những nghiên cứu của Trung Quốc và Ý được phổ biến trong tạp chí British Journal of Cancer số tháng 3/1993 cũng cho biết tỏi có nhiều hoạt chất có thể ngăn chận sự phát triển của nhiều loại khối u ung thư. Theo các nhà khoa học trường Đại học Pensylvania khả năng ngăn chận khối u ung thư của tỏi liên quan đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide  và diallyl trisulfide. Một hoạt chất khác ít được nhắc đến là ajoene.  

3. Ajoene cũng có tác dụng làm giảm độ dính  của máu.  Ngoài ra, tỏi còn có hàm lượng khoàng chất selenium, một chất chống oxy hoá mạnh làm tăng khả năng bảo vệ màng tế bào, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch của tỏi.
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào 2 kinh Can, Vị.  Tỏi có tác dụng thông khiếu, giải phong, sát trùng, giải độc, tiêu nhọt, hạch. 
Tỏi và bệnh tim mạch.
 Một công trình nghiên cứu về tỏi đã từng được phổ biến  trên tạp chí Praxis ở châu Âu. Bác sĩ Piotrowski thuộc trường Đại học Geniva qua nghiên cứu[iii] trên 100 bệnh nhân cao huyết áp đã cho biết huyết áp trên các đối tượng nầy bắt đầu hạ sau 1 tuần được điều trị với dầu tỏi.Liều dùng giảm dần xuống trong 2 tuần kế tiếp, theo sau là liều duy trì.
Một bài viết khác trên tạp chí Lancet (31.5.1975) của Tiến sĩ R.C. Jain, M.D. thuộc trường Đại học Benghzi, Lybya cũng đề cập đến một nghiên cứu về tác dụng hạ mỡ máu của tỏi được kiểm chứng trên những con thỏ thí nghiệm.  Một nhóm thỏ được nuối bằng chế độ ăn nhiều mỡ để mức cholesterol toàn phần tăng vọt đến 2.100.  Một nhóm thỏ khác ăn cùng loại thức ăn trên nhưng được bổ sung thêm chất trích xuất từ tỏi thì mức cholesterol trung bình chỉ khoảng 419. Những nhà khoa học cho rằng độ cholesterol nầy vẫn còn cao so với bình thường.  Tuy nhiên hiệu quả cải thiện mỡ trong máu của tỏi là rất rõ ràng.  Bác sĩ Jain cũng cho biết những mãng xơ vữa trong những con thỏ được dùng tỏi không nghiêm trọng như ở những con thỏ không dùng tỏi.
Một nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học Ấn độ trên những đối tượng khoẻ mạnh được cho dùng khoảng 2 ounce (khoảng 57g) tỏi hoặc lượng chất chiết xuất tỏi tương đương thì độ cholesterol giảm trung bình từ 229 xuống còn 213 trong vòng 3 giờ đồng hồ.  Ở một nghiên cứu khác, một số đàn ông bị áp huyết cao trung bình được dùng những viên tỏi.  Kết quả cho thấy những người nầy không chỉ hạ được độ cholesterol mà  còn hạ được áp huyết trong vòng từ 10 đến 40 ngày.  Một báo cáo của các nhà khoa học trường Đại học Newyork cũng cho biết những người ăn hàng ngày từ ½ đến 1 củ tỏi trong vòng từ 8 đến 24 tuần có thể hạ độ cholesterol xuống khoảng 9%.
Cơ chế tác dụng của tỏi trên hệ tim mạch.  Tỏi làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự đào thải cholesterol và làm giảm sự hấp thụ cholesterol xấu qua màng ruột qua đó làm giảm độ lipid trong máu.  Hoạt chất của tỏi có tính chất  gần giống như nội tiết tố prostaglandin  PGI2 vừa nở mạch vừa ngăn chận quá trình kết tập tiểu cầu nên có tác dụng  hạ cao huyết áp.  Chất ajoene trong tỏi cũng làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu giúp giảm nguy cơ nghẽn mạch.  Trong các loại bệnh xơ vữa động mạch, các gốc tự do làm gia tăng sự oxy hoá những  tế bào  LDL ở thành mạch máu tạo thành mãng bám gây cứng động mạch và làm hẹp lòng mạch. Tỏi là một loại gia vị có những chất chống oxy hoá mạnh nhất trong số các gia vị thông thường, có thể ngăn chận quá trình nầy.
Rượu tỏi giảm mỡ máu, hạ cao huyết áp.  Tỏi là một vị thuốc có tính nóng.  Có một số trường hợp dùng rượu tỏi chữa cao huyết áp sau khi giảm một thời gian huyết áp đã lại cao trở lại.  Do đó, việc dùng lâu dài cần phải  phải linh động gia giảm tuỳ theo cơ địa hàn nhiệt và điều kiện của mỗi người.  Sau khoảng 2 hay 3 tuần, người bệnh phải giảm dần liều dùng và lưu ý dùng liều thấp hơn đủ để duy trì hiệu quả điều trị.  Ngoài ra, việc điều trị cao huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch  cần được phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo bão hoà trong các loại thịt động vật và tăng cường vận động chớ không nên chỉ dựa vào tỏi.  Sau đây là một công thức ngâm rượu tỏi để chữa cao huyết áp hoặc làm hạ độ cholesterol trong máu.  Dùng 300g tỏi.  Sau khi bóc võ và xắt lát mỏng, ngâm tỏi trong 600g rượu trắng khoảng 40o.  Sau 2 tuần chắt rượu ra để dùng.  Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần từ 15 đến 20 giọt.  Sau khi dùng khoảng 2 hoặc 3 tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều dùng xuống liều duy trì.

 Sau đây là một vài cách sử dụng tỏi thông thường.

Phòng và trị cúm. Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần. 
Rửa vết thương, chỗ lở loét.. Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản. Kinh nghiệm của bác sĩ Taghiep (Nga) cho biết dùng nước tỏi chữa nhiễm trùng do bỏng sau 12,5 ngày thì lành trong khi điều trị với penicillin và sulfamid phải mất 14,5 ngày. 
Chữa đau răng.  Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.
Chữa mụn cóc, chai chân.  Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm.
Chữa viêm họng.  Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay.  Để qua đêm.  Dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả”để chữa viêm họng. Hành lá có tác dụng làm giảm độ nóng để tránh phồng da.  (Úp bàn tay xuống, xoè rộng 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái, huyệt hợp cốc nằm trên mặt lưng của bàn tay, ở chỗ lõm giữa 2 xương ngón tay cái và ngón tay trỏ.)
Kiện Tỳ, bổ khí, sinh tinh, chữa áp huyết thấp. Gà hấp cách thuỷ với tỏi. Dùng 1 con gà khoảng nửa ký, 40g tỏi thái mỏng, nửa chén rượu vang, gia vị vừa đủ.  Gà làm sạch, bỏ lông và nội tạng.  Hấp cách thuỷ, ăn trong ngày.  Không dùng cho người thể tạng nhiệt, nóng sốt hoặc đang bị các chứng viêm nhiễm đang phát triển.
Lưu ý. Do có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh, cẩn thận khi  dùng tỏi cho người đang có thai, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang.  Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người.  Ngoài ra, người sắp được phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu.  Một nghiên cứu còn cho biết dùng tỏi có thể gây phản ứng phụ nguy hiểm đối với những người đang điều trị HIV/AIDS[iv].



[i] Phạm hoàng Hộ. Cây có vị thuốc ở Việt Nam. NXB Trẻ. 2006. Tr. 608
[ii] Are there health benefits in using garlic?www.gourmetgarlicgardens.com/health.htm
[iii] Mark Bricklin. The practical Encyclopedia of Natural Healing. Rodale Press. Tr.204
[iv] Garlic supplements can impede HIV Medication.http://www3.niaid.nih.gov/news/newsreleases/2001/garlic.htm