15 việc trẻ giỏi hơn người lớn

Học điều mới, thích nghi với sự thay đổi, làm nhiều việc cùng lúc, yêu thương vô điều kiện, biết tha thứ và quên... là những kỹ năng người lớn phải học hỏi từ chính con mình.

>> Để bé yêu mẹ từ trong 'trứng nước'

>> 3 nữ đại gia Việt: già vẫn đẹp


Lớn hơn và có nhiều quyền lực hơn không có nghĩa là người lớn làm mọi việc tốt hơn trẻ. Thực tế, có nhiều kỹ năng con cái làm tốt hơn bố mẹ và dưới đây là vài trong số đó:
Sáng tạo
Khi bạn hỏi con gái 4 tuổi xem có phải bé đã đổ nước chanh lên sàn nhà không, cô nhóc trả lời: "Không, mẹ ạ. Một con kiến đã làm đổ ra đấy". Liệu bạn có thể nghĩ ra tình huống này không?
Học điều mới
Đây là lý do các nhà giáo dục khuyên, nếu bạn muốn con mình giỏi song ngữ, hãy cho bé học từ nhỏ.
be-nghich-6989-1389930514.jpg
 
Ảnh minh họa: Businessinsider.com.
Làm chủ công nghệ
Một em bé 10 tháng tuổi có thể sử dụng chiếc iphone, ipad và điều khiển TV thành thạo mà không cần ai hướng dẫn. Thật đáng kinh ngạc.
Làm nhiều việc cùng một lúc
Trẻ em tràn đầy năng lượng. Nếu bạn bảo một đứa trẻ dọn sạch phòng mình, bé sẽ vừa làm việc này vừa ăn một chiếc bánh, uống bịch sữa, nhảy múa và dùng ngón tay vẽ một kiệt tác lên tường.
Thích ứng với sự thay đổi
Khi cuộc sống có thay đổi lớn, chẳng hạn chuyển tới một quốc gia khác sống, trẻ nhỏ hầu như không hề nao núng. Bé có thể nhanh chóng rời bỏ những cái cũ và bắt nhịp cuộc sống mới ngay.
Kết bạn
Bạn có nhớ lần gần nhất mình ngồi cạnh một người lạ ở nơi công cộng và phá vỡ lớp băng im lặng bằng cách nói bạn thích chiếc áo của họ, cuộc trò chuyện giữa hai người đã tạo nên một tình bạn thực sự? Điều này có thể không hoặc rất khó làm với người lớn nhưng lại là chuyện nhỏ, hết sức tự nhiên với bọn trẻ.
Tha thứ và quên
Rất ít trẻ đi ngủ ban đêm và thức giấc nhớ lại những điều làm chúng bực bội ngày hôm trước. Điều này thật đáng yêu, và hiếm người lớn làm được.
Dễ vui 
Thậm chí việc đứng xếp hàng khi đi mua gì đó cũng là một điều thú vị với một đứa trẻ.
Tự tạo niềm vui
Đưa cho người lớn một cây gậy, họ có thể quẳng đi ngay. Đưa cho một đứa trẻ cây gậy, nó trở nên kỳ diệu, có thể biến thành một gậy đập bóng chày, một cây kiếm hay một con ngựa. 
Yêu thương vô điều kiện
Trẻ không để tâm bạn béo phì, dễ cáu kỉnh vào buổi sáng hay đang thiếu tiền. Chúng yêu bạn không cần vì bạn đẹp, giàu hay có điều kiện gì khác.
Tin tưởng
Ông già Noel, chú ngựa thần kỳ, nàng tiên răng... tất cả đều rất thật và rất gần gũi với trẻ.
Ôm  
Không gì tuyệt vời, ấm áp hơn cái ôm nồng nhiệt, yêu thương từ một đứa trẻ.
Nói đúng sự thật
Trẻ thường không biết che giấu cảm xúc của mình. Bé sẽ không nói điều mình thích thành ghét và ngược lại. 
Tò mò
Không có cách tự học nào tốt hơn là tò mò chính đáng và biết đặt câu hỏi cái gì, với ai, và yêu cầu được trả lời. Trẻ làm điều này rất tốt.
Không xấu hổ
Tồng ngồng chạy chơi trong sân, trung tiện ở nơi công cộng, ngoáy mũi, nhảy múa ở bất cứ chỗ nào... đều là những hình ảnh đẹp của trẻ.

Dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ của con

Nhìn cách con ngủ và để ý những triệu chứng bất thường, cha mẹ sẽ biết được tình trạng sức khỏe của con và có cách điều trị phù hợp.

1. Trẻ nghiến răng khi ngủ

Trẻ nghiến răng khi ngủ có thể do những nguyên nhân sau:

- Ký sinh trùng đường ruột: Một số trẻ em bị mắc bệnh giun nên giun trong cơ thể gây ra những kích thích xáo trộn, co thắt cơ nhai khiến trẻ hay nghiến răng. Lúc này, mẹ nên tiến hành tẩy giun cho con. 

- Ảnh hưởng thần kinh: Khi trẻ đi học, nếu bị khiến trách nặng lời hoặc cảm thấy quá vui mừng trước khi đi ngủ thì bộ não sẽ vẫn điều khiển cơ nhai trong trạng thái kích thích.

- Rối loạn tiêu hóa: Nếu trẻ được cho ăn quá nhiều đồ trước khi đi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và trẻ sẽ bị nghiến răng khi ngủ. 

- Mất cân bằng dinh dưỡng: Một số trẻ em không thích ăn rau hay chỉ muốn ăn một món trong nhiều ngày sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin và các nguyên tố vi lượng. Đây chính là  một trong các nguyên nhân khiến trẻ hay bị nghiến răng khi ngủ.

2. Trẻ nói mơ trong khi ngủ

Lời nói mơ có quan hệ trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Trẻ nói mơ trong khi ngủ chính là do chức năng tâm lý không được ổn định. Đôi khi, sự mệt mỏi hay sợ hãi khi xem một bộ phim có nội dung không phù hợp hay gánh nặng về hệ tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến trẻ nói mơ.

Để giúp con không bị nói mơ trong khi ngủ, cha mẹ không cần thiết phải đánh thức con dậy. Chỉ cần vỗ vỗ nhẹ vào người để con thay đổi tư thế ngủ. 
Nếu con liên tục nói mê và la hét thì cha mẹ hãy ôm con vào lòng và vỗ về để con có được cảm giác an toàn, giảm căng thẳng và quay trở lại với giấc ngủ. 

Ngoài ra, cha ẹm chú ý điều chỉnh lịch sinh hoạt của con, tránh để trẻ xem những bộ phim bạo lực thì tình trạng nói mơ sẽ được giảm dần.

Dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ của con 1
Ảnh minh họa.

3. Ngáy

Ngáy được gây ra bởi sự tắc nghẽn trong quá trình lưu thông không khí khi bé ngủ. Những vấn đề thuộc thể chất có mối liên quan đến hiện tượng ngủ ngáy gồm ngáy do cảm lạnh, do viêm amidan.

Sự rối loạn hệ thần kinh có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngáy trong khi ngủ.

Để giúp con có được một giấc ngủ ngon, mẹ hãy chú ý để nhiệt độ phòng ở trong khoảng 20 độ C, phòng không có ánh sáng mạnh, đệm không nên quá mềm. Tốt hơn là hãy để bên cạnh trẻ một món đồ chơi yêu thích để con luôn có cảm giác mình có bạn ở bên.

Khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ, không nên cho trẻ đùa giỡn quá mức hoặc xem các bộ  phim bạo lực. Thay vào đó hãy dạy trẻ tập làm vệ sinh cá nhân và đọc cho trẻ nghe một câu chuyện thú vị.

Cho trẻ nghe một bản nhạc hoặc hát một bài hát ru cũng là gợi ý hay để trẻ có được giấc ngủ .ngon.

Lợi ích của việc cho con ngủ chung giường

Lợi ích của việc cho con ngủ chung giường

(Dân trí) - Dù không ít ý kiến cho rằng nên để trẻ ngủ riêng từ sớm, khoa học đã chứng minh điều ngược lại. Cho con ngủ cùng bố mẹ đem lại nhiều cái lợi, không chỉ cho em bé mà cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Các lợi ích có thể nhìn thấy ngay được bao gồm: Tăng cường sự tự tin, giảm thiểu các nguy cơ về trục trặc hành vi ở trẻ. Trẻ sẽ ít áp lực tâm lý hơn và hạnh phúc, thỏa mãn hơn với cuộc sống.

1. Khuyến khích sự tự lập

Trong khi nhiều người tin rằng việc ngủ chung có thể khiến trẻ sống phụ thuộc, bám riết lấy bố mẹ thì mới đây khoa học đã chứng minh điều ngược lại: Những em bé được ngủ cùng bố mẹ phát triển tính tự lập sớm hơn và ít cần chuẩn bị tâm lý cho một “thời kỳ quá độ” bởi các em không phải trải qua cảm giác lo lắng khi bị tách khỏi cha mẹ”.

TS. Jay Gordon, tác giả cuốn Good Nights: The Happy Parents' Guide to the Family Bed nhận định: Một em bé thường xuyên được ở bên bố mẹ khi ngủ, được ôm ấp, vỗ về thường ít có biểu hiện mút tay, cũng không cần những đồ vật trấn an tâm lý.
 
2. Xây dựng lòng tự tin

2. Xây dựng lòng tự tin

Những em bé lớn lên từ giấc ngủ trong chiếc giường có cả gia đình sẽ phát triển tự tin, gặp ít vấn đề về hành vi, sống vui vẻ hơn và thỏa mãn hơn trong cuộc sống. Trẻ cũng ít gặp rối loạn tâm lý do stress so với trẻ không được ngủ cùng bố mẹ.

3. Thúc đẩy thể trạng, tâm lý phát triển tốt

Cùng với những lợi ích tâm lý, các em bé ngủ chung với bố mẹ còn có thể trạng tốt hơn. Chuyên gia nhi khoa, TS. William Sears lý giải, trong suốt hơn 30 năm nghiên cứu, quan sát các gia đình có bố mẹ và con cái ngủ chung giường, các nhà khoa học đã thấy rằng, trẻ phát triển nhanh hơn, không chỉ cao lớn mà còn phát triển tối ưu về cảm xúc, trí tuệ, thể lực. Có thể chính những vuốt ve trẻ được nhận thêm khi ngủ với cha mẹ đã kích thích tăng trưởng. Chưa kể, việc được bú mẹ khi ngủ chung cũng giúp trẻ lớn nhanh hơn.

4. Giảm nguy cơ rối loạn stress và hội chứng đột tử ở trẻ (SIDS)

Trong nhiều năm nghiên cứu, chuyên gia tâm thần học trường Havard, Michael Common, thấy rằng các em bé ngủ riêng thường đối mặt với nguy cơ đột tử và stress. Các em bé ngủ chung giường cùng bố mẹ có sự hài hòa tâm lý với mẹ. Sự gần gũi mẹ con giúp điều hòa hơi thở, tình trạng giấc ngủ, nhịp tim và thân nhiệt của trẻ. Những em bé bị bỏ cho khóc một mình sẽ gia tăng nồng độ hormone cortisol, tổn hại đến sự phát triển não bộ, dễ bị ảnh hưởng bởi stress hơn, dễ ốm hơn và bình phục chậm hơn nếu ốm.

5. Mẹ cho bú dễ hơn

Những bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú nếu ngủ chung với con sẽ cảm thấy được nghỉ ngơi nhiều hơn vì không phải ra khỏi giường, đến bên nôi cho con bú. Giấc ngủ vì thế ít bị quấy rầy hơn, và mẹ tỉnh táo, tập trung được vào con nhiều hơn ngày hôm sau.

6. Thúc đẩy tình thân gia đình

Những đứa trẻ được nuôi dạy theo phong cách “cả nhà ngủ chung” sẽ gắn bó với gia đình hơn, có liên hệ chặt chẽ hơn với bố mẹ và tâm trạng vui vẻ hơn những em bé ngủ riêng. Đơn giản vì việc ngủ chung mang lại nhiều thời gian cho cả nhà bên nhau mỗi ngày, để chia sẻ tình yêu, nuôi dưỡng những khoảnh khắc ngọt ngào qua từng hơi thở ấm áp trong giấc ngủ.

Huyền Anh

19 mẹo dạy con giỏi của người Nhật

Nhà sáng lập Sony Ibuka Masaru đưa ra những lời khuyên cực “đắt” cho bất kì ai muốn dạy con giỏi.
Ibuka Masaru là tác giả của cuốn sách về giáo dục trẻ em nổi tiếng Kindergarten is too late (Đợi đến mẫu giáo thì đã quá muộn). Ông là một trong những nhà giáo dục đã viết ra những cuốn sách tuyệt vời làm thay đổi số phận của rất nhiều con người, giúp ích cho sự tiến bộ của giáo dục Nhật Bản.
Những dòng viết của Ibuka Masaru tuy chỉ ghi rằng dành cho trẻ từ 0-6 tuổi nhưng ngay cả với những bậc làm cha làm mẹ muốn con thành người thì những lời khuyên này vẫn không bao giờ là lỗi thời:
1. Trẻ cần phải được giáo dục ngay từ giai đoạn 0-3 tuổi. Thời kỳ này, bé chủ yếu học và tiếp nhận thông tin bằng khả năng ghi nhớ siêu phàm. Phương pháp của cha mẹ trong giai đoạn này, đó là “lặp đi lặp lại”. Thời kì lặp đi lặp lại ta dạy trẻ những gì thì hãy quan sát để xem trẻ có hứng thú với cái gì, hình khối, hội họa, âm nhạc, sách truyện, ...để từ đó chuyển qua giai đoạn tạo hứng thú cho trẻ.
dạy con, mẹo, người Nhật, giỏi, ngưỡng mộ, trẻ con
Phương pháp giáo dục Nhật Bản được cả thế giới ngưỡng mộ (ảnh minh họa)
2. Khi trẻ đang tập trung hay có hứng thú làm gì thì không nên ngắt giữa chừng mà cứ để trẻ làm, dù lúc đó chuẩn bị ăn cơm hay có việc gì.
3. Để tạo hứng thú cho trẻ thì nên khen trẻ hơn là chê, vì nếu ba mẹ chê việc gì trẻ làm thì tự nhiên trẻ sẽ không có tự tin để làm cái đó nữa.
4. Khi khen trẻ thì nên khen là tốt, con đã cố gắng, con giỏi và thể hiện sự hài lòng, vui mừng của mình hơn là việc đánh giá việc trẻ làm là đẹp hay xấu. Nghĩa là chú ý đến quá trình trẻ cố gắng hơn là kết quả mà trẻ đã làm được tốt hay xấu.
5. Tránh dùng những từ ra lệnh với trẻ ví dụ mẹ cấm con..., ăn cơm đi, đi tắm đi, thu dọn đồ chơi vào...mà thay bằng những từ như sao con không... nếu con làm...thì mẹ sẽ rất vui...
6. Nếu trẻ không ăn thì hãy nghĩ cách cải thiện món ăn để phù hợp với trẻ thay vì ép trẻ ăn đến phát khóc.
7. Cha mẹ cùng học với con cái là cách tốt nhất giúp con học hiệu quả. Ví dụ khi cho trẻ xem ti vi thì nên ngồi bên cạnh coi cùng trẻ rồi giải thích cho trẻ thay vì để trẻ ngồi coi ti vi một mình, cùng đọc truyện, cùng chơi...
8. Khi để trẻ trong trạng thái đói sẽ là điều kiện kích thích khả năng thích ứng của trẻ.
9. Không phải lúc nào cũng đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ, mà hãy đẻ trẻ trải qua cảm giác không có được điều mình muốn. Và đừng bao giờ đánh mất quyền và uy nghiêm của một người mẹ đó là con cái phải biết vâng lời và sợ lời mẹ nói. Nếu ta quá nuông chiều và cung phụng trẻ thì uy quyền của người mẹ sẽ không còn, con cái sẽ không còn sợ lời mẹ nói nữa.
10. Khi trẻ hỏi vì sao thì không nên giả vờ bỏ qua mà hãy trả lời. Nếu ta không biết câu trả lời thì hãy thành thực với trẻ và trả lời là để cha mẹ sẽ tìm hiểu sau. Không nhất thiết phải giải đáp cặn kẽ, hãy để câu trả lời sẽ là một kích thích để trẻ muốn tìm hiểu sâu hơn.
11. Học và chơi kết hợp song song chứ không nhất thiết phải phân biệt rõ ràng 2 công việc này.
12. Đối với những khái niệm trừu tượng thì hãy lấy hình ảnh hay tự mình làm ví dụ để minh họa.
13. Hãy chọn những đồ chơi kích thích khả năng sáng tạo của trẻ thì trẻ sẽ không bị mau chán. Ví dụ như chơi ghép hình, lấy cây gỗ để xếp nhà, nặn đất sét, vẽ tranh....
14. Đối với hứng thú của trẻ thì không nên đánh giá cái nào là tốt hơn. Cái nào trẻ tỏ ra có hứng thú ta cũng đều nên ủng hộ hết. Nó sẽ giúp trẻ tự tin, đồng thời đó là cách giúp cha mẹ tìm ra được năng khiếu đặc biệt ở trẻ để có thể giúp trẻ phát huy tối đa khả năng đó.
15. Khi dạy nói cho trẻ thì không nên phân biệt ngôn ngữ trẻ con với ngôn ngữ người lớn, hãy dạy tiếng chuẩn, ngôn ngữ người lớn luôn cho trẻ để sau này không mất công đoạn trẻ chuyển từ ngôn ngữ trẻ con sang ngôn ngữ chuẩn. Ví dụ dạy là “ăn” tốt hơn là dạy từ “măm”.
16. Đừng bao giờ so sánh trẻ với đứa trẻ khác vì như thế sẽ làm chúng mất tự tin, nhút nhát và không muốn cố gắng. Khi có hai anh em (chị em) thì cũng không nên so sánh hai anh em với nhau sẽ làm chúng trở nên không yêu thương nhau.
17. Trong học tập thì hãy ưu tiên dành thời gian dạy đứa lớn thì sẽ hiệu quả hơn. Khi đang chỉ bài cho đứa lớn mà đứa em cũng sà vào muốn làm theo thì hãy khuyến khích đứa em, hãy để đứa em học cùng anh. Hãy chuẩn bị hai bộ dụng cụ giấy bút để đứa em cũng có thể tham gia học hành hay chơi cùng. Đó là phương pháp rất hiệu quả để kích thích tinh thần ham học của đứa em. Hãy để hai anh em cùng chơi với nhau.
18. Khi hai anh em tranh giành đồ chơi thì hãy công bằng với cả hai. Nếu đứa em muốn có đồ chơi là đồ chơi của anh thì hãy nói đứa em xin phép anh để chơi, không nên can thiệp bảo anh hãy nhường cho em.
19. Đừng mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ vì nó sẽ làm trẻ chóng chán và giảm hứng thú học hành.

Bữa ăn vui vẻ của bé

Sửng sốt với cách dạy con qua bữa ăn của người Nhật

Đối với người Nhật, giờ ăn trưa là một phần của phương pháp giáo dục sớm.

Tháng 11 đánh dấu sự bắt đầu của mùa đông. Điều này cũng có nghĩa là các bà mẹ Nhật Bản ngày càng phải quan tâm hơn đến bữa trưa của con mình. Sao cho những món ăn trong đó luôn nóng sốt và đủ năng lượng cho bé trong mùa đông Nhật Bản lạnh giá. Ở Nhật, một hộp cơm trưa của trẻ mang đi học thường được gọi là “bento”, hoặc lịch sự hơn thì là "obento”, bất kể đó là một hộp nhựa đựng thức ăn đơn giản hay cả một cặp lồng 3,4 ngăn đầy ắp.
Trong khi hầu hết các trường tiểu học và trung học cơ sở đều có nhà bếp nấu ăn cho trẻ thì ở cấp mẫu giáo và mầm non (Hoikuen) thường có xu hướng không. Điều này khiến cho tất cả các bà mẹ Nhật Bản có con ở lứa tuổi 2-5 phải tự tay chuẩn bị đồ ăn trưa cho con mình. Các “charaben” hay còn gọi là nhân vật được trang trí bằng thức ăn trong hộp bento của các bà mẹ Nhật là để dành cho những cô bé cậu bé rất khó tính, kén ăn, lười ăn và có khẩu vị riêng.Tôi cũng như rất nhiều người, thông qua internet, đã một lần được nhìn thấy những hộp bento và tất cả đều phải “mắt chữ A, miệng chữ O” với tài sáng tạo và tâm huyết của mẹ Nhật. Tôi hỏi một bà mẹ Nhật rằng cô ấy chuẩn bị cơm cho con như thế nào thì được biết: thường dành 20 đến 30 phút mỗi buổi sáng để đóng gói cơm hộp. Điều này được thực hiện bằng cách kết hợp khéo léo thức ăn để lại có một phần từ bữa ăn tối, chuẩn bị trước thêm một số rau, thịt tươi trong tủ lạnh, và mẹ Nhật sáng hôm sau chỉ cần làm thêm các món ăn nhanh như tamagoyaki - một món trứng tráng cuộn hơi ngọt là xong tiêu chuẩn cho một bữa cơm hộp và có thể được thực hiện trong một vài phút. Tuy nhiên, một hộp bento của trẻ con Nhật không chỉ đẹp mắt, ngon miệng mà con bao hàm trong đó rất nhiều giá dịnh giáo dục.
Tôi đã từng có cơ hội ghé thăm trường Shin Yoshida – một trường mẫu giáo ở ngoại ô Yokohama, cách khoảng 20 phút đi xe từ trung tâm Tokyo. Tất cả các trẻ em mang cơm trưa do mẹ (hoặc thậm chí là bố hay ông bà chuẩn bị) từ nhà đi. Các giáo viên cũng mang cơm hộp của mình để ăn trong giờ nghỉ với những đứa trẻ. Giờ ăn trưa tại trường mẫu giáo Shin Yoshida được tận dụng như một cơ hội rất tốt để giáo dục trẻ em. Những bài học trẻ học được tại đây nhiều không kém giờ thủ công, giờ học vẽ hay giờ chơi xếp hình.
trẻ học mẫu giáo, giờ ăn trưa, bài học
Những bài học mẫu giáo tốt nhất ở Nhật là vào giờ ăn trưa (ảnh minh họa)
Bài học đầu tiên tôi quan sát được: đó là bài học về sự vệ sinh. Trường học và trường mẫu giáo Nhật Bản thường có cơ sở vật chất rửa tay ở khắp mọi nơi, không chỉ trong các phòng tắm. Trước khi ăn, các bé đều như một thói quen, ùa ra các bồn rửa tay và tự sử dụng xà phòng và nước để vệ sinh hai bàn tay sạch sẽ.
Bài học thứ hai trẻ Nhật được học, đó là về phép lịch sự và biết ơn. Sau khi rửa tay, các bé ngồi tập trung thành từng nhóm, đặt hộp bento của mình trước mặt. Tuy nhiên, không ăn ngay. Lúc này, cô giáo mầm non sẽ nói lời cám ơn và trẻ sẽ đồng thanh nói theo cô. Cacsc bé bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ, những bác nông dân và nhiều cô chú lao động khác đã cho bé có được bữa ăn trưa ngon miệng. Tiếp theo đó là lời bài hát "obento obento Ureshiina" (obento, obento, tôi rất hạnh phúc) vang lên:
Obento, obento Tôi rất hạnh phúc Tay của tôi là đẹp và sạch sẽ Tất cả chúng ta hãy cùng nói Itadakimasu!
"Itadakimasu" là một cụm từ tiếng Nhật rất khó để dịch nghĩa trực tiếp. Tôi có thể ta nôm na như thế này: nó được nói lớn ngay trước khi ăn và có nghĩa đại loại như "Tôi rất vinh dự để bắt đầu ăn bữa ăn này”. Vậy là, sau khi một tràng những âm thanh "Itadakimasu!" líu lo vang lên cùng một lúc, các bé Nhật mới bắt đầu cắm cúi vào hộp cơm của mình.
Bài học thứ ba là về dinh dưỡng: Nhìn trộm vào hộp của các bé, tôi quan sát thấy thông thường luôn có một charaben (nhân vật bento bằng thức ăn) chủ đạo, với onigiri (cơm) mang khuôn mặt cười và xúc xích nhỏ cắt giống như con bạch tuộc. Tất cả luôn được mẹ Nhật sắp xếp rất cân bằng: Luôn luôn có ít nhất một loại rau và một số protein, thường ở dạng trứng hoặc thịt. Có vẻ như ngay cả ở Nhật Bản trẻ con cũng không thực sự ăn cá nhiều, trừ khi ní được chế biến thành một cái gì đó như Kamaboko (một loại bánh cá). Vậy là, trẻ Nhật từ bé đã tự giác ghi nhớ trong đầu thành phần dinh dưỡng của một bữa ăn cơ bản mình phải có: Màu xanh của rau, trắng của cơm và vàng, đỏ..của thịt.
trẻ học mẫu giáo, giờ ăn trưa, bài học
Thông thường một hộp bento onigiri (cơm) với xúc xích nhỏ cắt giống như con bạch tuộc, rau và trứng hoặc thịt (ành minh họa)
Bài học thứ tư là về sự thi đua trong ăn uống. Những đứa trẻ đã dọn sạch các ô cơm của mình thường chạy đến nộp lại cho cô giáo với một vẻ mặt đầy tự hào. Trẻ nhỏ thích thi đua với nhau trong việc ăn uống. Điều này giúp các bé ăn tập trung hơn và ăn ngoan hơn. Đương nhiên, số ít những bé không thể hoàn thành hết hộp bento của mình cũng không hề bị mọi người làm cho phải cảm thấy xấu hổ. Các giáo viên mầm non luôn để mắt đến các bé và giúp đỡ bé gặp khó khăn trong việc ăn uống.
Khi tất cả các bé hoàn thành, các em hét to một cách nhiệt tình "Goshisosamadeshita!" – một câu nói truyền thống của Nhật sau khi ăn cơm, nghĩa đại loại như "cảm ơn vì bữa ăn ngon miệng này" và cùng nhau lao ra đánh răng. Một khi răng được chải, bàn chải đánh răng của, ly và hộp cơm rỗng được cất đúng vị trí, những đứa trẻ chạy đi chơi.
Tôi chợt nhớ đến những bữa ăn trưa tại nhà hay tại trường mẫu giáo của Việt Nam, bé lớn tự mỗi người cầm tô ngồi xúc cho hết, bé nhỏ thì ngồi xung quanh cô, để cô xúc cho một vòng, ăn thật nhanh để còn đi ngủ. Ở nhà thì trước khi ăn cũng luôn để tay bẩn rồi lao vào ăn ngay. Người mẹ thậm chí còn không thèm nhắc nhở con vì “nó ăn cho đã là may lắm”. Trẻ con Việt không có lòng biết ơn với những gì mẹ đã chuẩn bị cho chúng. Một số hò hét, hất đổ cả bát cơm vì không có món mình thích, một số ngậm chặt miệng, nhè cơm chì vì chúng cho rằng mẹ đang bắt ép chúng ăn, rằng ăn là khổ. Tôi thấy buồn.
Trò chuyện với ông Sumie Kato hiệu trưởng của trường mẫu giáo Shin Yoshida, ông nói với tôi rằng “Giờ ăn trưa của trẻ được chính phủ Nhật bản coi như một phần quan trọng của phương pháp giáo dục sớm. Nó thực sự không chỉ là ăn một bữa ăn trưa dinh dưỡng, những đứa trẻ học được cách biết ơn những gì bố mẹ chuẩn bị cho chúng, những nghi thức xã giao cơ bản trong ăn uống, chẳng hạn như nói itadakimasu và goshisosama đúng. Và trên hết, các bé được trải nghiệm như thế nào là một bữa ăn vui vẻ.
Theo tôi, mẹ Việt và mẫu giáo Việt, cần lắm nên học hỏi người Nhật.

14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con

14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con

Giáo sư tâm lý học người Mỹ sẽ lý giải cho các mẹ vì sao không bao giờ nên nói những điều này với con.
Nhiều lúc nóng giận, bạn có thể buột miệng nói với con những câu như "Con thật là hư" hay "Nhanh lên, không mẹ bỏ con lại đấy"… Bé sẽ tưởng những lời bạn nói là thật và trở nên sợ hãi. Điều này có thể sẽ gây rối nhiễu tâm lý, thậm chí khiến bé tự ti, mặc cảm với chính bản thân mình.
1. "Sao con không thông minh như anh (chị) con chứ"
Nếu bạn có thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu kỉnh, khó chịu. Giáo sư tâm lý Joe Elliott (Đại học tổng hợp Durham - Hoa Kỳ) khẳng định: "Nếu bạn cố gắng so sánh khiếm khuyết của bé với ưu điểm của các bé khác, bé sẽ nghĩ rằng bản thân mình không bao giờ khắc phục được những yếu điểm đó và không thể trở nên hoàn thiện trong mắt bạn được. Khi đã bị tổn thương, thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa".
Gợi ý dành cho bạn: Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình thông minh, giỏi giang, ngoan ngoãn tuy nhiên bạn nên học cách chấp nhận thực tế rằng, mỗi bé là một cá thể độc lập. Thay vì so sánh hoặc tỏ ra thất vọng, bạn nên khuyến khích để bé có thể tiến bộ trong khả năng của bé.
2. "Con chờ bố về mà hỏi"
Bé sẽ rất vui nếu được bạn bỏ chút thời gian chơi đồ hàng cùng hoặc bé cũng thích thú muốn khoe bức tranh mới vẽ cho bạn, những lúc ấy, bạn thường gạt đi và bảo: "Con chờ bố về đã, mẹ đang bận".
Giáo sư Joe chia sẻ tiếp: "Thái độ bất hợp tác này của bạn có thể khiến bé căng thẳng. Bé sẽ nghĩ bạn không còn yêu bé nữa. Thêm vào đó, nếu chồng bạn trở về nhà trong tình trạng mệt mỏi, anh ấy dễ cáu gắt khi bị bé làm phiền. Khi ấy, bé sẽ càng trở nên buồn chán và xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực hơn".
Gợi ý dành cho bạn: Dù bạn có bận bịu đến mấy, cũng không nên dồn hết trách nhiệm chăm nom bé lên vai người bạn đời. Bạn nên vui vẻ thông báo để bé hiểu rằng, bạn đang dở việc, lát nữa bạn có thể trò chuyện, vui chơi hay xem tranh của bé sau.
dạy con, chăm con, kiểu Nhật

3. "Con không nhanh chân lên, mẹ sẽ bỏ con lại đấy"
Với các bé, nỗi sợ hãi lớn nhất là bị cha mẹ bỏ rơi. Đây có thể là câu nói khi bạn muốn thúc giục bé nhưng bé lại tỏ ra sợ hãi thực sự. Joe nói: "Bé sẽ chỉ nhanh chân trong lần đầu bị bạn giục giã, những lần sau, bé sẽ phát hiện ra rằng bạn chỉ ‘nói chơi’, câu hù dọa này của bạn sẽ mất tác dụng".
Gợi ý dành cho bạn: Nếu muốn bé ghi nhớ và nhanh nhẹn hơn, tốt nhất, bạn có thể đưa ra cho bé vài lời cảnh báo. Nói với bé rằng “Đã đến lúc mẹ con mình phải về nhà rồi” đồng thời dắt tay bé bước theo bạn.
4. "Con thật hư"
Bạn nghĩ nói vậy sẽ giúp bé kiểm soát hành vi của mình và tự sửa chữa những hành vi xấu. Nhưng "thực tế, câu nói này của bạn chỉ khiến bé tin rằng bé hư thật mà thôi" - GS. Joe giải thích.
Gợi ý dành cho bạn: Thay vì nói "Con hư thế" bạn có thể nhẹ nhàng "Mẹ không bằng lòng khi con cư xử như vậy". Sau đó, bạn có thể gợi ý bé cách thực hiện những hành vi tốt hơn.
5. "Sao con không bao giờ làm theo lời mẹ dặn"
Câu hỏi ngược này của bạn khiến bé có cảm giác lo sợ. Có thể bé đã làm theo những chỉ dẫn của bạn trước đó nhưng kết quả không được như mong muốn.
Gợi ý dành cho bạn: Chỉ rõ cho bé thấy những hành vi sai bé cần sửa chữa thay vì bạn trách mắng bé một cách chung chung như thế. Bạn có thể nhấn mạnh lại những điều bạn yêu cầu bé làm để bé ghi nhớ hơn nữa.
6. "Nếu con không ngoan, mẹ sẽ gọi ma (quỷ) bắt con đi đấy"
Giáo sư Joe khẳng định: "Xét ở một chừng mực nhất định, việc dọa nạt bé cũng mang đến một kết quả tốt tuy nhiên nếu bạn lấy ma quỷ hay những hình ảnh rùng rợn để nói với bé, bé sẽ dễ gặp phải ác mộng khi đi ngủ". Thay vào đó, nhiều bé sẽ xuất hiện tật nói dối khi mắc lỗi nhằm thoát khỏi sự dọa nạt từ cha mẹ.
Gợi ý dành cho bạn: Những lúc bạn muốn chứng tỏ "quyền lực" của mình với bé, bạn có thể nghiêm mặt lại và lên cao giọng để nhắc nhở bé phải thực hiện một công việc nào đó. Khi biết đây là điều phải hoàn thành, bé sẽ tự giác làm theo đúng yêu cầu của bạn.
dạy con, chăm con, kiểu Nhật
7. "Dễ vậy mà con cũng không biết à"
Một trong những cách tệ nhất bạn có thể khiến bé lo lắng là mắng mỏ, chê bai bé. Điều này khiến cho bé cảm thấy sợ hãi, không dám hỏi thêm bạn điều gì nữa vì sợ bạn nổi giận.
Gợi ý dành cho bạn: Bạn nên bình tĩnh chỉ dẫn bé làm lại từ đầu. Khuyến khích để bé tập trung hoàn thành từng phần việc nhỏ một, từ việc dễ đến việc khó, từ những việc đơn giản đến những phần việc phức tạp hơn. Không nên cười chê, chế nhạo nếu chẳng may bé không tự mình làm được. Thay vào đó, bạn nên tạo không khí vui vẻ để bé không bị căng thẳng khi bạn hướng dẫn bé làm một việc nào đó.
8. "Ước gì mẹ chưa bao giờ sinh ra con"
Bé sẽ tin rằng, bạn không muốn làm mẹ của bé thực sự. Thậm chí, nhiều bé sẽ không bao giờ quên được câu nói này của bạn. Hậu quả: Bé sẽ thiếu tự tin vào bản thân mình và luôn hoài nghi "Mẹ không yêu mình".
Gợi ý dành cho bạn: Nếu bạn có thói quen phàn nàn những câu tương tự khi tức giận bé, tốt nhất, bạn nên nhanh chóng ra ngoài, đợi đến khi bình tĩnh trở lại, bạn có thể trao đổi với bé về những điều bạn chưa hài lòng sau.
9. "Ra ngoài kia xem tivi đi, đừng ở đây hỏi này hỏi nọ nữa"
Có 2 cái hại sau lời nói này:
- Thứ nhất, thời gian tới, bé sẽ khép mình lại, không muốn chia sẻ ý kiến vì lo sợ bạn nổi giận.
- Thứ hai, việc xem tivi ngoài tầm kiểm soát, trên 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày, bé có xu hướng dễ cáu kỉnh, rối loạn tinh thần, khó ngủ...
10. "Ước gì bạn Bin là con mẹ thì tốt quá"
Bin là người bạn thân thiết của bé và có thể đây chỉ là một câu đùa hay câu nói trong lúc bạn giận vì bé hư. Bé sẽ bị tổn thương bởi suy nghĩ: "Mẹ ghét mình, mẹ chỉ yêu bạn Bin thôi". Từ đó, bé sẽ trở nên mặc cảm, tự tin, so bì, ghen tỵ với bạn Bin.
11. "Con đừng có giống hệt bố như thế, lôi thôi, bẩn thỉu…"
Việc chỉ trích, kể tội xấu của chồng trước mặt bé không mang lại bất kỳ lợi ích nào. Bạn có thể nhắc nhở để bé biết cách thu xếp gọn gàng đồ chơi nhưng tuyệt đối không nên so sánh bé với bất kỳ người thân nào, nhất là với bố. Phản ứng của bé trong tình huống này là dần trở nên ghét bố hoặc bắt chước tính xấu của bố.
12. "Ngu quá! Mẹ đã dạy bao lần mà sao vẫn không biết ngồi bô hả?"
Không phải bé nào cũng ghi nhớ và thực hiện theo đúng các thao tác vệ sinh khi ngồi bô. Phần lớn các bé đến tuổi đi học vẫn cần người lớn giúp đỡ sau mỗi lần đi đại tiện, tiểu tiện. Cho nên, bạn cáu giận với bé như thế sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Nếu muốn bé tiến bộ, bạn nên kiên trì, nhẫn nại và thường xuyên ở bên cạnh để hướng dẫn bé cách “ngồi bô” hiệu quả.
13. "Ồ, được thôi, con cứ ăn nhiều vào cho béo ú lên"
Bé không thể hiểu hết ý nghĩa cảnh báo của bạn với câu nói này. Vì vậy, bạn nên tránh ngôn từ "mát mẻ" khi giao tiếp với bé. Tốt nhất, bạn nên nhẹ nhàng hướng dẫn để bé biết cách chọn lựa đồ ăn tốt cho sức khỏe và tránh xa những loại thực phẩm không an toàn, có thể gây nên tình trạng béo phì…
14. "Có ăn không thì bảo, con mà không ăn là mẹ khâu mồm đấy"
Nếu bạn cứ tiếp tục dọa nạt bé như vậy, bé sẽ bị ức chế tâm lý, cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngoài ra, bạn đã xây dựng ở bé một nối sợ vô hình về ma quỷ. Điều này chỉ khiến bé thêm nhút nhát, e dè, ngại hòa nhập với thế giới xung quanh mà thôi.