Cách dạy con "không cần roi" của người Mỹ

Các bà mẹ Mỹ có những cách phạt con rất công hiệu, không cần đòn roi, không cần quát mắng con vẫn đi vào nề nếp. Các mẹ Việt Nam nên tìm hiểu và học hỏi theo họ.
Sau khi tốt nghiệp đại học, cô bạn thân nhất của tôi quyết định sang Mỹ du học, và đến nay đã 8 năm, cô ấy đã có được sự nghiệp thành công và gia đình hạnh phúc bên đó. Tuy ở cách xa nhau, nhưng chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên, và chỉ đến dịp nghi Tết chúng tôi mới có cơ hội gặp mặt nhau.
Tháng trước, do có công việc gia đình nên cô đã quay lại Việt Nam ít ngày. Trước ngày quay về Mỹ, tôi có chuẩn bị một bữa ăn nhỏ tại nhà và bảo cô ý đến. Lúc chúng tôi đang chuẩn bị bữa ăn trong bếp, đứa nhỏ nhà tôi bỗng chạy vào bếp nghịch ngợm và làm đổ bình hoa để trên bàn. Thấy vậy, tôi quay ra quát và đánh vào mông con “mẹ đã bảo con ra ngoài chơi rồi cơ mà, vào đây làm cái gì. Sao mà càng lớn càng khó bảo thế hả?”. Bị đánh, con khóc, tôi càng mắng “khóc gì mà khóc, tự mình làm chứ ai làm. Đi ra ngoài ngay, còn mò vào nữa thì đừng trách mẹ không nói trước”.
Bạn tôi lắc đầu “cậu vẫn nóng tính như vậy, chẳng chịu sửa gì cả. Nóng tính quá với con như thế không tốt đâu”. Tôi vừa lau dọn “thành quả” của con, vừa “thanh minh” “mình bực lắm, thằng bé càng lớn càng bướng. Lúc nãy là nó làm đổ bát canh nóng thì không biết thế nào, phải đánh mấy cái cho chừa lần sau không dám thế”.
Cô ấy khuyên tôi “Lần sau cậu đừng đánh con như thế, nó là con trai hiếu động là chuyện bình thường. Cậu nên nhẹ nhàng khuyên bảo chứ đừng dùng hành động mạnh như thế”. Tôi chỉ ngán ngẩm nói “Ôi giời, thằng bé nhà mình nói nhẹ không nghe đâu, cứ phải quất cho vài roi mới nên thân”.
dạy con, kiểu Nhật, mẹ Mỹ
Các bà mẹ Mỹ có những cách phạt con rất công hiệu, không cần đòn roi, không cần quát mắng con vẫn đi vào nề nếp. Các mẹ Việt Nam nên tìm hiểu và học hỏi theo họ. (ảnh minh hoạ)
Nghe tôi nó vậy, cô thở dài “Tại sao cứ phải đánh con như vậy mới được. Mình thấy cách phạt con như vậy thật vô lí, một hai lần đánh thì nó nghe, nhưng đánh nhiều quá đến lúc nó nhờn rồi thì cũng vô ích thôi. Từ sau khi đến Mỹ, mình nhận thức thấy, các bà mẹ ở đây có phương pháp dạy, phạt, thưởng con rất hợp lí, không cần dùng đòn roi mà con vẫn nghe lời”.
Cảm thấy không hài lòng, cô ấy đã chỉ tôi một số cách phạt con hiệu quả mà không cần dùng đến đòn roi mà các bà mẹ Mỹ đang thực hiện.
1. Cấm túc
Cấm túc là phương pháp phạt phổ biến nhất được sử dụng tại các gia đình Mỹ. Mỗi khi con mắc sai lầm gì, các bà mẹ sẽ không cho con ra ngoài chơi, yêu cầu con phải ngoan ngoãn ở nhà. Thời gian bị cấm túc sẽ phụ thuộc vào mức độ phạm lỗi mà con gây ra. Dù trẻ lớn hay nhỏ, một khi đã mắc lội đều bị cấm túc.
Do các trẻ nhỏ của nước ngoài, từ bé đã được dạy những bài học cơ bản nhất là không được động đến các thiết bị nguy hiểm trong nhà. Nên họ không lo lắng nhiều khi cấm túc, bắt các bé ở trong nhà. Nhưng các mẹ Việt Nam thì khác, chiều chuộng, bao bọc con quá kĩ nên sẽ nghĩ nhốt trẻ một mình trong phòng là nguy hiểm.
Cô bạn tôi đã áp dụng cách này với nhóc tì nhà mình và phải thừa nhận đây là phương pháp hiệu quả. Một khi bị nhốt trong nhà, các bé sẽ có thời gian suy nghĩ về những hành động mà mình đã gây ra. Ai mà lại thích bị nhốt trong nhà, đến lúc đó, chúng sẽ tự nhận ra và biết kiểm điểm lỗi lầm của mình. Không cần đánh đòn mà con vẫn biết lỗi.
2. Cắt tiền tiêu vặt
Các bạn trẻ ở Mỹ thường được cấp tiền tiêu vặt hàng ngày hoặc hàng tháng. Nhưng một khi phạm lỗi, số tiền tiêu vặt đó sẽ bị cắt. Nhưng bù lại, họ biết cách động viên khuyến khích con bằng cách, cho con tự làm việc nhà và trả công theo đúng mức độ làm việc của con.
Cô ấy kể đã từng cắt tiền tiêu vặt của con trong 1 tuần vì tội nói dối mẹ.
3. Tước bỏ thú vui, sở thích của con
Đánh đòn có thể khiến con đau, nhưng chúng chỉ đau lúc ấy. Đối với các bạn nhỏ, tước bỏ những thú vui, sở thích của con khi con làm sai còn hiệu quả hơn là dùng đòn roi. Những “đặc quyền” mẹ tước phụ thuộc vào từng sở thích cụ thể của con, đó có thể là không cho xem tivi, dùng máy tính, đi chơi nhà hàng xóm...
Thông thường, cô ấy thường phạt con khoảng từ 1-2 ngày. Sau mỗi lần như thế, cu cậu nhà cô ấy thường không lặp lại nỗi đã mắc nữa.
4. Cho con làm việc nhà
Đi kèm với việc cấm túc, các bà mẹ Mỹ thường yêu cầu con làm việc nhà để “chịu phạt” vì lỗi lần mình đã gây ra. Trẻ nhỏ thì yêu cầu dọn phòng của chính mình; lớn thì cắt cỏ ngoài vườn, dọn dẹp lại toàn bộ nhà cửa. Sau mỗi lần như vậy, không chỉ giúp trẻ hối lội mà còn rèn luyện cho con biết tự làm việc nhà.
Có lần đứa lớn nhà cô mải đi chơi nên không chịu dọn dẹp lại phòng mình theo yêu cầu, cô đã phạt con bé không những phải dọn phòng mình mà phải dọn luôn cho cả nhà.
5. Biết khen thưởng con đúng lúc
Liệu có nên kết luận trẻ nhỏ ở Mỹ sướng hơn ở Việt Nam, khi chúng phạm lỗi không bị đánh, khi lập công được khen thưởng. Còn ở Việt Nam, phạm lỗi thì bị đánh, làm tốt thì ít được khen ngợi. Chỉ cần một câu khen ngợi đã giúp các bé thấy vui vẻ, và có động lực để lần sau cố gắng.
Biết đâu chỉ một cái ôm, một cái vỗ tay, một cái hôn chúc mừng sẽ giúp con thích thú hơn rất nhiều.
Đó là những cách phạt con không cần đòn roi mà bạn tôi đã nói cho tôi. Tôi thừa nhận người Mỹ họ dạy con một cách công minh, có thưởng có phạt rõ ràng. Có thể mỗi hình phạt của hộ sẽ kéo dài 1,2 ngày hay thậm chí hàng tuần, nhưng hiệu quả mang lại cao hơn một trận đòn roi. Trước đây, cô bạn này vốn là người nóng tính và bảo thủ, nhưng có lẽ sống ở nước ngoài lâu nên cô đã thay đổi tư tưởng, biết nghĩ một cách phóng khoáng và chín chắn hơn.
Đứa trẻ nào mà chẳng mắc lỗi, nhưng phạt chúng như thế nào mà không mang tiếng ác thì là lại chuyện lớn. Hãy thử tập làm người mẹ Mỹ, hãy thử học cách phạt con của họ xem công hiệu ra sao.

(Theo Khám phá)

11 thực phẩm “cấm” để trong tủ lạnh

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà bạn nên hoàn toàn không để trong tủ lạnh. Hãy lựa chọn những gì là tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người thân.

Khoai tây để trong tủ lạnh sẽ bị sượng và thay đổi hương vị.
Lạnh sẽ làm cho da của khoai tây tối và xấu đi nhanh hơn. Nó cũng chuyển đổi tinh bột của khoai tây thành đường, làm cho nó ngọt ngào hơn, nhưng không phải trong một cách tốt.
Nên dự trữ chúng ở một nơi mát và tối.
Hành tây có xu hướng thích lưu thông không khí trong lành. Đó là lý do tại sao chúng được bán trong một túi lưới.
Để trong tủ lạnh ẩm sẽ khiến hành trở thành nấm mốc và xốp.
Cũng giống như tỏi, hơi ẩm trong tủ lạnh sẽ khiến hành bị mốc và mọc mầm làm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu ăn.
Thêm vào đó, nó bị ám mùi trong tủ lạnh và sang các thức ăn khác.
Theo nghiên cứu thì nước mắm không nên cho vào tủ lạnh, bởi nó gây mùi. Trong điều kiện nhiệt độ thường, nước mắm có thể để lâu tới 3 năm mà không hề bị biến chất.
Việc bảo quản dưa trong tủ lạnh sẽ làm mất đi chất chống oxy hóa – một chất rất có lợi cho sức khỏe và chống được nhiều bệnh tật.
Thực phẩm họ nhà bí có thể để ở nhiệt độ thường và dùng trong nhiều tháng mà không cần cho vào tủ lạnh, vừa chật chội, tiết kiệm điện lại bảo toàn chất lượng thực phẩm.
Nếu bạn muốn bơ của bạn để chín tự nhiên bạn nên để nó bên ngoài tủ lạnh.
Chỉ khi bạn đang cố gắng trì hoãn độ chín của nó thì hãy giữ trong tủ lạnh. Và nếu bạn đang bảo quản một quả bơ đã cắt.
Để bơ trong tủ lạnh sẽ làm ngăn cản quá trình chín của bơ, làm bơ sẽ rắn lại và không có hương vị ngon, bùi như những quả để bên ngoài.
Mật ong nếu được bảo quản ở điều kiện bình thường có thể để rất lâu.
Tuy nhiên nếu dự trữ trong tủ lạnh sẽ làm tăng tốc độ kết tinh của đường biến nước mật ong thành một thứ gần giống như bột, và rất khó để múc ra sử dụng.
Nếu cà chua được lưu giữ trong nhiệt độ lạnh, nó sẽ gây ra các thành tế bào bị phá vỡ và sau đó sẽ trở nên mềm mại và nhũn. Vì vậy, để có kết quả tốt nhất, lưu trữ chúng ở ngoài nhiệt độ phòng.
Cũng giống như cà chua, cũng nên bảo quản chuối ở nhiệt độ phòng. Nếu bạn đang cố gắng để làm chậm quá trình chín, hãy cho vào tủ lạnh. Nó sẽ làm chuyển màu vỏ chuối sang màu nâu. Tuy nhiên, bên trong vẫn có thể ăn được.
Để trong tủ lạnh thường có hơi nước trên bề mặt, không những mất đi hương thơm vốn có mà chính hơi ẩm tạo thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh.
Muốn bảo quản sôcôla, tốt nhất nên cho vào túi hút chân không, rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh.
Lúc nào muốn ăn mang ra, nhưng không bóc vội mà để đạt đến nhiệt độ thường mới ăn.

source 

Khi mẹ Nhật, Mỹ và mẹ Việt cho con học vỡ lòng

Cách đánh giá mới chỉ là bề nổi của tảng băng. Sự thay đổi cần được diễn ra ở cấp độ sâu hơn, đó là thay đổi bản chất của việc dạy và học.
Áp lực cho học sinh ở xứ ta  vốn đã nặng nề ngay từ tiểu học. Dùng cách đánh giá thay cho chấm điểm đang là một cải tiến mới nhằm giảm sức ép cho học sinh. Nhưng tính khả thi của cách làm này đang tiếp tục được bàn cãi. Bởi điều mà học sinh và phụ huynh  mong muốn không chỉ là thay đổi cách đánh giá, mà phải tháo gỡ toàn bộ những áp lực học hành không cần thiết cho cấp học này.
Học ở đâu… sướng hơn
Mẹ bé Ring, một người VN cho  con qua Mỹ học. Cô cho biết khi vào lớp 1, cả buổi bé chỉ học ba điều là Be save, Be respectful, Be responsible, (An toàn, Tôn Trọng, (biết chịu) Trách nhiệm).
Sau đó, các bé không học chữ ngay mà được đi thăm quan trường lớp, thư viện, phòng máy tính và ngồi tô màu, đọc sách. Trong suốt tháng đầu tiên, cả lớp lại điền thêm những điều mình biết lên một một tờ giấy to phân loại ba mục An toàn, Trách nhiệm, Tôn trọng.  Hàng ngày các bé được đánh giá qua bảng có  4 màu đỏ, vàng, xanh lá, xanh biển. Màu đỏ là thấp nhất và xanh biển là tốt nhất. Sau một tháng,bé đã hiểu rất rõ những gì được học.
Ring luôn nhắc mẹ đưa đi học đúng giờ nếu không là không tôn trọng cô giáo và các bạn trong lớp.
Còn mẹ Masao, người VN cho con đi học tiểu học tại Nhật kể: “Ở Nhật, SGK, chương trình, phương pháp dạy đều thế hiện rõ phương châm: dạy trẻ trở thành người sáng tạo và có ước mơ. Người ta không dạy trẻ con học thật nhiều chữ hay làm những bài toán khó”…
tiểu học, chấm điểm tiểu học, đánh giá, SGK, chương trình, Nhật, Mỹ
Ảnh: Văn Chung
Mẹ bé cho biết thêm: Ngồi tìm hiểu SGK bậc tiểu học ở Nhật, không thấy có chỗ nào dạy trẻ con nói hay viết những điều chung chung như học tập tốt, lao động tốt; "phải" hiếu thảo với ông bà cha mẹ; "phải" khoanh tay lên bàn mắt nhìn lên bảng...
Môn đạo đức lớp 1 toàn bài tập thực hành kiểu: quan sát xem ông bà cha mẹ cười tươi vào lúc nào, em nghĩ nên làm gì để cho người thân của mình cười tươi hằng ngày và làm thử xem kết quả ra sao. Ra công viên thì tìm sọt rác chỗ nào; công viên là nơi công cộng nên phải để ý không làm phiền những người xung quanh… Trường tiểu học không có các lớp bồi dưỡng Văn, Toán mà chỉ có các đội hợp xướng, đội bóng chày, đội bơi thành tích cao... Vì thế, trẻ em đi học khi nào cũng vui tươi và thích thú.
Lớp học ở Nhật và Mỹ đều không đông. Lớp ở trường công đông thì trên 20 em. Còn trường tư chỉ có 7-10 em là nhiều. Vì vậy nên thày cô rất dễ theo dõi các bé. Trẻ  cũng tự đi học bằng xe bus do trường đón hàng ngày và không mang cặp sách nặng vì có thể để sách ở lớp. Hơn nữa, các em cũng không học quá nhiều môn.
Trong khi ở VN, mẹ bé Sa rất vất vả chở bé hàng ngày đến trường. Sau khi gửi xe, mẹ mang giùm cái cặp sách nặng hàng chục ký, trong đó thôi thì đủ loại SGK, tập vở, sách bài tập… mà trường yêu cầu. Nhưng mẹ cũng chỉ xách thay cho con đến cổng trường, còn sau đó con phải tự mang. Mẹ bé nói nhìn con bé tí xíu xách cái cặp oằn lưng đi lên cầu thang mấy tầng lầu không tài nào chịu nổi.
Mới tiểu học, nhưng bé Sa phải học rất nhiều. Môn Toán với nhiều bài khó. Học tập viết cho đẹp, mà kiểu chữ viết phải đúng như hướng dẫn của cô. Mẹ bé ngày xưa học kiểu chữ khác nên giờ cũng không biết kèm con thế nào. Còn dạy tập làm văn thì cô cho chép văn mẫu… Mẹ cũng chẳng biết làm sao để có thể chỉ bé cách viết văn khác với bài mẫu vì sợ bé làm bài không theo ý cô.
Tiếng Anh,Nhạc, Họa và các môn kỹ năng mà môn nào cũng phải học lý thuyết khá nhiều… Lớp bé đông quá, đến hơn 50 học sinh, ăn uống thì vạ vật vì học bán trú. Đó là chưa kể bé vẫn phải đi học thêm để theo kịp chúng bạn… Nhiều khi nhìn bé đi học mà thấy như đi bộ đội, vất vả vô cùng.
Đánh giá là bề nổi của tảng băng
Đã đi học thì phải có đánh giá.
Cấp tiểu học năm nay ở ta đã được thay đổi cách đánh giá. Thay vì cho điểm, cô giáo sẽ nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, một số năng lực, phẩm chất của học sinh.  Nhưng nội dung đánh giá đâu phải đơn giản.
Nào là quá trình học, sự tiến bộ và kết quả học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Sự hình thành và phát triển một số năng lực như: tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; sự hình thành và phát triển một số phẩm chất: chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục, trung thực, kỷ luật, đoàn kết. Chưa kể một mình cô phải xoay xở với 50-60 học sinh, đâu phải dễ dàng mà đánh giá cho chuẩn.
Vấn đề rõ ràng không chỉ ở cách đánh giá. Nhìn vào chương trình và cách học hiện nay ở trường tiểu học VN, Nhật và Mỹ có thể thấy Nhật và Mỹ thiên về giáo dục các kỹ năng sống căn bản trước khi giáo dục kiến thức.
Và trong trường tiểu học ở Mỹ, thày cô vẫn dùng cách đánh giá theo mức điểm từ A đến F và  đồng thời cũng dùng cả cách đánh giá bằng các lời nhận xét. Nhưng các bé không bị áp lực nặng nề  do cách dạy và những gì các bé được học. Hơn nữa, Mỹ không thi tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở và cả tốt nghiệp trung học phổ thông cũng không có lưu ban. Học lớp nào xong là được ghi nhận lớp đó. Kết quả học thế nào là do tự nỗ lực mà thôi.
Tại các trường tiểu học ở Nhật vẫn có các bài kiểm tra nhưng không có các kì thi cuối kì và thi vào trường chuyên đầy ác mộng. Tương tự  Mỹ,  học sinh tiểu học ở Nhật không lo bị đội sổ hay đúp.  Trẻ em có thể không bị đánh giá khi làm toán kém, viết chữ xấu nhưng có thể bị đánh giá khi không trả lời được câu hỏi: Lớn lên con muốn làm gì? Ước mơ của con là gì?...  
Cách đánh giá mới chỉ là bề nổi của tảng băng. Sự thay đổi cần được diễn ra ở cấp độ sâu hơn, đó là thay đổi bản chất của việc dạy và học.
Chỉ khi nào giáo dục tiểu học ở Việt Nam thực sự gắn với mục tiêu đào tạo ra những con người có kỹ năng sống tốt trước khi là những con người có kiến thức thì lúc đó chương trình dạy và học sẽ trở nên hợp lý hơn, bớt lý thuyết suông và áp lực nặng nề. Khi đó, học sinh mới có cảm giác tự tin và thoải mái khi học hành.
Nguyễn Anh Thi

5 cuốn sách nên có trong tủ sách dạy con của mẹ

5 cuốn sách nên có trong tủ sách dạy con của mẹ

1. Cha mẹ Nhật nuôi dạy con như thế nào
Cuốn sách là những đúc kết kinh nghiệm nuôi dạy con cái của chính tác giả Shichida Makoto cũng như phương pháp phát triển trí lực rất thành công mà các bà mẹ Nhật Bản áp dụng trong quá trình nuôi dạy con trẻ.
5 cuốn sách nên có trong tủ sách dạy con của mẹ
Cuốn sách này phù hợp cho mọi bậc phụ huynh, người có nhu cầu áp dụng những phương pháp nuôi con tân tiến nhất và hiện đại nhất vào giáo dục con cái trong gia đình.Cuốn sách cũng tổng hợp tất cả các bí quyết, các phương pháp nuôi dạy ở nhiều lứa tuổi khác nhau và những đứa trẻ với thể trạng cũng như tính cách khác nhau.
2. Làm Giàu Không Đợi Tuổi
Trong cuốn sách Làm giàu không đợi tuổi, bằng những phương pháp được liệt kê vô cùng thiết thực cùng với lời văn xúc tích giàu điểm nhấn khi kể về quá trình nuôi dạy cô con gái của chính mình, tác giả Nhậm Hiến đã thực sự mang tới cho người đọc một góc nhìn mới về tình yêu thương: Mọi phương pháp giáo dục đều chỉ hướng đến một mục đích tối thượng, đó là giúp con trẻ có đầy đủ hành trang để tạo lập lên một cuộc sống an định vững vàng cả về vật chất lẫn tinh thần trong tương lai, và việc trau dồi rèn luyện thói quen tư duy là giàu ngay từ thuở nhỏ là một trong những hành trang vô cùng quan trọng trên chặng đường đó.
5 cuốn sách nên có trong tủ sách dạy con của mẹ
Thực tế chứng minh rằng, rất nhiều tỷ phú hàng đầu thế giới không hề nắm trong tay loại bằng cấp nào, bởi lẽ họ đã có thứ bằng cấp giá trị nhất cho mình để bước vào con đường trở thành huyền thoại - một thói quen quản lý tài sản và một tư duy làm giàu được tôi luyện từ bé.
3. Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh
Trong cuốn Cha mẹ giỏi, con thông minh, Tiến sĩ Shure sẽ chỉ ra cách thức áp dụng các kỹ thuật "con có thể tự giải quyết vấn đề" để giải quyết gần 100 vấn đề mà cha mẹ quan tâm nhất như con bị bắt nạt ở trường, con không làm bài tập ở nhà, con chơi với bạn xấu và con xích mích với anh chị em ruột...
5 cuốn sách nên có trong tủ sách dạy con của mẹ
Với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Shure, bạn sẽ học đựơc cách thức để:
- Trở thành những bậc cha mẹ giỏi giúp con trẻ hiểu được chúng nên làm gì, chứ không phải phản ứng theo cảm tính.
- Thay đổi thái độ của con trẻ từ rụt rè, lo lắng, sợ hãi hay bướng bỉnh trở nên hợp tác hơn, cởi mở hơn và sẽ được trang bị tốt hơn để đối mặt với những rắc rối.
- Xây dựng môi trường cởi mở trong gia đình để con trẻ cảm thấy thoải mái khi tâm sự với cha mẹ những rắc rối của chúng.
4. Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương
 Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương là chấp bút của một bà mẹ Do Thái sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải, đã bồi dưỡng con cái của mình trở thành triệu phú.
5 cuốn sách nên có trong tủ sách dạy con của mẹ
Tích hợp phương pháp giáo dục của Trung Quốc và Do Thái, Sara cho rằng: “Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con. Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu!” Bà cũng ví von: “Một số cha mẹ Trung Quốc yêu thương con giống hình tử cung, còn các bậc cha mẹ Do Thái yêu thương con cái như hình đống lửa.”
 5. Mỗi đứa trẻ một cách học
Nhìn nhận mỗi đứa trẻ là một cá thể với cá tính riêng biệt, bạn mới không đi vào lối mòn rập khuôn và làm lệch lạc thiên hướng phát triển. Khi xác định đúng phong cách học tập của trẻ, bạn mới có thể khơi dậy tối đa khả năng tiềm tàng trong con trẻ.
5 cuốn sách nên có trong tủ sách dạy con của mẹ
Mỗi đứa trẻ một cách học giúp bố mẹ hiểu rõ hơn và nhìn nhận, đánh giá đúng về những tố chất cũng như phương pháp phát triển cần thiết cho con mình.