Đỗ Nhật Nam nói về "nụ cười" trên nước Mỹ

Con đường trở thành thần đồng của cậu bé Việt 13 tuổi

Cậu bé Đỗ Nhật Nam đĩnh đạc trong bộ âu phục với tiếng Anh chuẩn mở đầu bài tham luận nói về nụ cười bằng trắc nghiệm nhỏ: "Các bạn cười bao nhiêu lần mỗi ngày"...
Đỗ Nhật Nam, cậu bé Việt Nam 13 tuổi là đại diện cho châu Á tham dự hội nghị chủ đề "Khoa học về nụ cười" tại Mỹ mới đây, với tư cách diễn giả.
Những tràng vỗ tay vang lên khi cậu bé bắt đầu bài nói chuyện của mình bằng cách nói tiếng Anh lưu loát: "Vâng, những đứa trẻ chúng ta cười mỗi ngày. Chúng ta cười khi chú chó liếm lên mặt. Ta khúc khích khi nhận được một món quà bất ngờ. Đôi khi, nụ cười có thể đến từ những thứ vô cùng đơn giản như chiến thắng trong trò chơi điện tử hoặc nghe tiếng mưa rơi tí tách ngoài hiên. Tất cả những thứ cảm xúc ấy đều có thể tạo thành tiếng cười...".
nam1-5314-1415856588.jpg
Đỗ Nhật Nam làm diễn giả tại hội nghị Khoa học Giáo dục TDExKID, với bài nói chuyện về "Nụ cười". Ảnh: TEDxSMU.
Cậu bé tiếp tục đưa ra cơ chế bộ não sinh ra nụ cười, sau đó dẫn dắt bài nói chuyện đi đến nội dung quan trọng hơn là làm sao để cười nhiều hơn mỗi ngày. Âm thanh trầm bổng, cách liên tục biến hóa chất giọng của cậu bé khiến bài nói chuyện thêm phần lôi cuốn: "Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé ở một nơi xa xôi ôm giấc mơ được gọi là 'Mỹ'. Với cậu ấy, vùng đất này là một nơi của những điều kỳ diệu và hấp dẫn, một thế giới của những cơ hội, một chân trời rộng lớn đang chờ cậu khám phá. Với sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình, chỉ hơn một tháng trước đây giấc mơ của cậu đã thành sự thật... (xem đầy đủ bài tham luận).
Kết thúc vấn đề, Nam mong muốn mỗi người hãy cười ít nhất 5 lần mỗi ngày. Đừng tiếc tặng nụ cười cho một người bạn mới, cho bác bảo vệ, cười lớn khi đi học về và ôm cha mẹ thật chặt...
Video: Đỗ Nhật Nam nói chuyện về nụ cười trên nước Mỹ
Giây phút chứng kiến con trai đầy tự tin trên sân khấu, ở nửa kia địa cầu vợ chồng chị Phan Hồ Điệp và anh Đỗ Xuân Thảo không kìm được nước mắt. Chị Điệp chia sẻ: "Những gì Nam làm được chưa nhiều nhưng đó là nỗ lực đánh dấu bước đi đầu tiên của con trên đất khách. Nơi đó không có bố mẹ ở bên để khích lệ, định hướng".
Còn bố Nam ngay trong đêm đã viết một bức thư dài gửi con. "Ngày con phát biểu, đúng vào Halloween. Nếu được tham gia vào lễ hội đó, chắc bố sẽ hóa trang thêm đôi cánh thiên thần. Mặc kệ mọi người cười ông già lẩm cẩm, bố cứ làm thế. Bởi đơn giản một điều, khi có đôi cánh thiên thần bố sẽ bay vèo đến cạnh con để ôm con thật chặt bằng hết sức lực của bố. Để thơm con một miếng, ngon lành hơn thơm má người tình. Và để nhìn con, dài như hơi thở. Cho bõ nỗi nhớ nhung, bõ ngày tháng đợi chờ, bồn chồn da diết… (xem đầy đủ bức thư).
13 tuổi, Đỗ Nhật Nam đã gặt hái được rất nhiều thành tích. Cậu bé hai lần được trao kỷ lục Việt Nam với danh hiệu Dịch giả nhỏ tuổi nhất và Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất. Nam giành được giải cao trong các kỳ thi tiếng Anh, hùng biện, nhiều lần đứng trên sân khấu hội thảo quốc tế...
1486610-1382053265383956-10956-7550-8154
Chị Phan Thị Hồ Điệp và anh Đỗ Xuân Thảo đều là giảng viên Đại học Sư phạm I. Họ quan niệm từ bỏ "quyền lực" của cha mẹ, để làm người bạn gần gũi với con. Ảnh:NVCC.
Có được đứa con tài năng là ước muốn của bao bậc cha mẹ. Với chị Điệp, anh Thảo, họ không có bí quyết gì cao siêu trong dạy dỗ Nhật Nam. Từ khi con còn bế ẵm, vợ chồng đã thống nhất dạy Nam bằng những gì nhẹ nhàng tinh tế. Họ gọi đó là kiểu "lạt mềm buộc chặt". Khi mẹ nóng nảy thì cha phải dung hòa và ngược lại. Vợ chồng tránh nặng lời với nhau cũng như giữa bố mẹ với con.
Người mẹ nhận xét, Nam là cậu bé hiền và biết nghe lời nhưng không phải bất cứ chuyện gì cũng dễ dàng. Ngày nhỏ đến nhà ai, Nam cũng sà vào đồ chơi, miệng líu lo. Người Việt thấy trẻ con hồn nhiên như vậy thì không sao nhưng ở Nhật sẽ hơi khiếm nhã. Chị Điệp suy nghĩ và dùng những hình ảnh để dạy con. Trước mỗi hình ảnh, chị đều hỏi: "Em bé nói gì, làm gì, có ngoan không? Nếu là con, con sẽ làm gì?"... Nam rất thích thú và biết nhận xét làm thế nào trở thành một em bé lịch sự. 
Nhận thấy việc giáo dục con qua những câu chuyện thế này rất hữu ích nên vợ chồng chị Điệp thường xuyên dùng truyện, thậm chí là cả truyện do hai bố mẹ tự sáng tác để phù hợp với những đề tài dạy Nam. Thông qua đó, họ dạy Nam những quy tắc cư xử như trong bàn ăn, đến lớp học, tư thế nằm ngủ, cách sắp xếp đồ đạc... Cách học mà chơi này kéo dài suốt tuổi thơ của Nam. Cậu bé học nhẹ nhàng, vui vẻ mà vẫn hiểu thông điệp bố mẹ muốn gửi gắm.
Họ cũng áp dụng trò chơi vào cách dạy con từ việc học tiếng Anh đến nhận biết cuộc sống. Ví như để dạy Nam biết những đồ vật có thể gây nguy hiểm, chị cho con chơi trò "điện giật". "Mình làm mô phỏng những đồ vật như ổ cắm, bàn là cắm điện, phích nước và quy ước đồ vật nào là 'hiền', cái nào 'dữ'. Nếu động vào đồ 'dữ' sẽ bị 'giật', đồng nghĩa với thua cuộc", chị nói. Vừa chơi vừa giải thích cho con sao đồ vật ấy lại "dữ". Vì thế những lúc không có người lớn, bố mẹ vẫn hoàn toàn yên tâm Nam biết tránh xa đồ nguy hiểm.
"Mọi người thường quan niệm muốn dạy con tốt là phải đòn roi, phải nghiêm khắc. Không dám bàn đúng hay sai nhưng mình luôn muốn cho con một tuổi thơ êm đềm, nơi đó tràn ngập tiếng cười và thấm đẫm tình cha nghĩa mẹ", chị bộc bạch. Nhiều năm qua cả hai vợ chồng thường tặng thơ cho Nam (Nam cũng tặng thơ lại bố mẹ), lúc để đầu giường, khi đặt vào cặp sách. Họ từ bỏ "quyền lực" của cha mẹ để làm một người bạn gần gũi với con. 
Khi con còn bé, bố mẹ cũng thường rèn cho Nam tư duy phản biện. Điều này giúp Nam thể hiện chính kiến của mình trong mọi chuyện mà vẫn đảm bảo chuẩn mực văn hóa giao tiếp. Ví dụ, bố mẹ muốn con dừng xem phim nhưng nếu cậu bé đưa ra 3 lý do thuyết phục được bố mẹ thì sẽ cho phép xem tiếp. Năm học lớp 3 Nam đưa ra các lý do ngộ nghĩnh, lên lớp 5 em đã biết phân tích nội dung bộ phim để từ đó thuyết phục mẹ.
Giờ đây 13 tuổi, chính kiến của Nam đã vượt cả bố mẹ. Hiện Nam là học sinh lớp 8, trường Saint Paul (Mỹ), đã rời bố mẹ với tổ ấm gia đình để đi du học. Em dành thời gian nhiều nhất cho học hành. Bên cạnh đó, cậu bé cũng đang có những bước chuẩn bị gấp rút cho việc xuất bản số đầu tiên một tờ báo tuổi teen châu Á, do Nam làm tổng biên tập. Cậu bé rất hứng thú với công việc mới mẻ này.
Thành tích của cậu bé Đỗ Nhật Nam:
- Đạt điểm tuyệt đối trong các kỳ thi của trường Đại học Cambridge: Starter, Movers, Flyers ( 15/15) (năm học lớp 1).
- Thi TOEIC đạt 940/990 điểm (năm học lớp 2).
- Thi TOEFLT ITP đạt 617 điểm (năm học lớp 2).
- Thi TOEFLT IBT đạt 107 điểm (năm học lớp 4).
- Thi IELTS đạt 8.0 với điểm reading đạt tuyệt đối: 9.0 (năm học lớp 5).
- Đạt được vô số giải thưởng tại các cuộc thi tiếng Anh, hùng biện trong nước và quốc tế.
- Những cuốn sách đã dịch: Mặt trời mọc, mặt trời lặn; Nạp điện; Tôi tư duy, tôi thành đạt; Sống đẳng cấp. Những cuốn sách đã viết: Tớ đã học tiếng Anh như thế nào; Những con chữ biết hát; Bố mẹ đã cưa đổ tớ.
- Hai lần được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam: Dịch giả nhỏ tuổi nhất và Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất.
Phan Dương
Vâng, trước khi bắt đầu bài nói chuyện nho nhỏ với các bạn, tôi muốn chúng ta cùng tiến hành 1 cuộc trắc nghiệm nhỏ bằng cách giơ tay. Các bạn cười bao lần trong ngày?
1 lần, 2 lần, 3 lần hay nhiều hơn?
Vâng, những đứa trẻ chúng ta cười mỗi ngày. Chúng ta cười khi chú chó liếm lên mặt. Ta khúc khích khi nhận được một món quà bất ngờ. Đôi khi, nụ cười có thể đến từ những thứ vô cùng đơn giản như chiến thắng trong trò chơi điện tử hoặc nghe tiếng mưa rơi tí tách ngoài hiên. Tất cả những thứ cảm xúc ấy đều có thể tạo thành tiếng cười. Nhưng, cơ sở khoa học nào đằng sau nụ cười?
Đôi khi chúng ta làm những điều mà ngay chính ta cũng chẳng hề quan tâm đến lý do vì sao ta lại hành động như thế. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về nụ cười tự nhiên, làm thế nào để có thể cười thoải mái và quan trọng hơn hết là vì sao chúng ta nên cười nhiều hơn mỗi ngày
Theo những định nghĩa, tiếng cười là dấu hiệu cho thấy trạng thái cảm xúc tích cực nhất. Nói cách khác, một nụ cười thực sự là đỉnh điểm của cảm xúc, của một trạng thái cực kỳ thỏa mãn.
Ta đã hiểu nụ cười là gì, vậy thì chúng ta cười thế nào? Hay nói một cách khác, cơ thể chúng ta biến chuyển ra sao khi ta há rộng cơ quai hàm? Hãy thử nghĩ xem, khi bạn đang ở trong một thời điểm cực kỳ phấn khích, ví như khi gặp lại bạn thân đã xa cách lâu ngày...
Điều này có nghĩa rằng các tín hiệu thần kinh sẽ truyền từ vỏ não của bạn đến cuống não, đó là phần cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất của não bộ. Kích thích này lan ra như một làn sóng và truyền đến hệ thống rìa, một trung khu cảm xúc của não. Từ đó, tín hiệu phát ra thể hiện bằng các biểu lộ cảm xúc thoả mãn trên khuôn mặt. Nghe có vẻ đơn giản, phải không? Vâng, nó chính là "đơn giản" như thế, hành động mỉm cười sẽ xảy ra chứ không phải ngay lập tức. Sự co bóp của cơ miệng sau đó tạo ra một vòng phản hồi lại các tín hiệu thần kinh để tăng cường hơn nữa cảm giác của chúng ta về niềm vui.
Theo các nghiên cứu gần đây, nụ cười kích thích cơ chế khen thưởng của não chúng ta một cách mà ngay cả chocolates - cái cách lắm khi được biết đến - cũng không làm được. Có bao nhiêu bạn ở đây thích chocolates? Vâng, tôi biết, tôi cũng là một người rất thích chocolates. Vì vậy, bây giờ bạn đã biết những gì bạn phải làm khi bạn đang đói và không có một thỏi chocolates trong túi mình.
Đến thời điểm này, có thể một số bạn sẽ nghĩ: "Oh nói chuyện này thật nhàm chán, tại sao anh ta nói về những nụ cười? Tôi muốn về nhà và kết thúc trò chơi Xbox của tôi". Vâng, lý do chính hôm nay tôi đứng đây không chỉ để nói với các bạn khoa học về nụ cười, mà lớn hơn là để thuyết phục các bạn mỉm cười nhiều hơn mỗi ngày. Và để làm điều đó, tôi muốn kể với các bạn một câu chuyện về cách tốt nhất để tạo ra một nụ cười nho nhỏ.
Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé ở một nơi xa xôi ôm giấc mơ được gọi là "Mỹ". Với cậu ấy, vùng đất này là một nơi của những điều kỳ diệu và hấp dẫn, một thế giới của những cơ hội, một chân trời rộng lớn đang chờ cậu khám phá. Với sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình, chỉ hơn một tháng trước đây giấc mơ của cậu đã thành sự thật.
Ngày cậu đặt chân lên đất Mỹ, cậu thấy mình là đứa bé hạnh phúc nhất. Nhưng những điều tốt đẹp không kéo dài lâu: Sự phấn khích ban đầu sớm thay thế bởi một sự thôi thúc đáng kinh ngạc trong cậu là từ bỏ tất cả mọi thứ, về nhà! Cảm giác của sự tuyệt vọng và nỗi buồn bao phủ cậu. Trong vài ngày đầu tiên, tất cả mọi thứ xung quanh cậu là sống lại với những kỷ niệm khi được ở bên cha mẹ, người thân và bạn bè mình. Cậu đã khóc, khóc, khóc mãi, chỉ có một thân một mình trên đất người xa lạ...
Đó là thứ bảy đầu tiên xa nhà - ngày yêu thích của cậu trong tuần - nhưng ngày này lại không hoàn toàn hạnh phúc. Cậu, một đứa trẻ 13 tuổi, cách nhà 12.000 dặm, nhìn ra cửa sổ, hướng về quê nhà, đôi mắt sáng bừng lên khi đột nhiên bắt gặp một mầm cây. Cái mầm đó nhỏ như ngón tay nhưng phát triển mạnh, thậm chí khỏe khoắn hơn những cây cao lớn hơn xung quanh nó. Đột nhiên, cơ thể cậu trỗi lên một loạt cảm giác lạ lùng quen thuộc: Cậu cảm thấy như thể mình đang ở nhà, trong vòng tay của gia đình, được đi dạo khắp khu vườn nhỏ trên sân thượng như ngày xưa. Cậu không thể không cho phép mình nở một nụ cười.
Ngay lúc đó, cậu đã tìm thấy tâm hồn của mình ở nơi yên tĩnh - như thể tất cả những lo lắng, hỗn loạn, những nhầm lẫn ở trong người - tất cả chúng đã biến mất. Khoảnh khắc này, cậu bé cảm thấy giống như biết định nghĩa của từ "hạnh phúc" một lần nữa. Nếu không có nụ cười kia, cậu sẽ không bao giờ có thể đứng ở đây, bị mê hoặc bởi những người tuyệt vời này. Bạn có thể không bao giờ biết làm thế nào một điều đơn giản như vậy có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
Và vâng, tôi là cậu bé đó.
Kết thúc buổi trò chuyện này, tôi muốn đề xuất một thách thức đối với tất cả các bạn: Cười thực sự ít nhất 5 lần mỗi ngày. Tin hay không, nó sẽ giúp bạn nhìn thấy vẻ đẹp và bản chất của cuộc sống rõ ràng hơn. Hãy tặng cho người bạn mới ở trường một nụ cười, tặng bác bảo vệ một nụ cười khi bạn đi qua, tặng cha mẹ một cái ôm ấm áp và nụ cười thật lớn khi bạn đi học về, họ xứng đáng với nó. Bạn không bao giờ biết những gì có thể đến từ việc chỉ cần di chuyển cơ miệng của bạn, vậy tại sao không bắt đầu làm việc đó ngay bây giờ !!!".

7 điều Warren Buffett có thể dạy bạn về thuật lãnh đạo

Người ta không chỉ học hỏi được từ ông những triết lý, chiến thuật kinh doanh mà còn về nghệ thuật lãnh đạo, dẫn dắt Berkshire Hathaway dẫn tới thành công như ngày hôm nay.


7 điều Warren Buffett có thể dạy bạn về thuật lãnh đạo
Là một nhà từ thiện nổi tiếng, ông trùm kinh doanh và thiên tài đầu tư, Warren Buffett được gọi bằng cái tên trìu mến Nhà hiền triết xứ Omaha. Vị CEO kiêm cổ đông lớn nhất của tập đoàn Berkshire Hathaway này còn là người thường xuyên nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới.
Người ta không chỉ học hỏi được từ ông những triết lý, chiến thuật kinh doanh mà còn về nghệ thuật lãnh đạo, dẫn dắt Berkshire Hathaway dẫn tới thành công như ngày hôm nay. Sau đây là 7 bài học lãnh đạo bạn có thể học hỏi từ Warren Buffett được tạp chí Inc. chỉ ra.
1. Về rủi ro
"Rủi ro xuất phát từ việc không biết những gì bạn đang làm," Buffett nói, điều này có nghĩa là bạn có thể làm một trong hai điều. Hoặc bạn có thể là một kẻ liều lĩnh, con bạc rủi ro hoặc bạn có thể tìm hiểu những gì bạn cần làm, chơi nó chậm hơn một chút, và tối thiểu hóa rủi ro của mình. Rõ ràng là cách tiếp cận thứ hai là tốt nhất, nhưng nó sẽ không mang lại sự hài lòng ngay lập tức.
2. Về danh tiếng
"Phải mất 20 năm để xây dựng danh tiếng và năm phút để phá hủy nó. Nếu bạn nghĩ về điều đó, bạn sẽ làm mọi việc một cách khác đi." Điều này đặc biệt đúng trong thời đại kỹ thuật số, bất kỳ điều gì nếu được ghi lại bằng văn bản hoặc trên video, nó sẽ tồn tại mãi mãi. Bạn thậm chí có thể mất hết tiếng tăm chỉ bởi một hình ảnh bất cẩn đăng tải trên Snapchat, vì vậy hãy siêng năng xây dựng danh tiếng của bạn. Với những công cụ trực tuyến, giải pháp là tắt nó đi.
3. Về những người xung quanh bạn
"Là một điều thực sự tốt khi kết giao với người tốt hơn so với bạn. Hãy chọn ra những cộng sự mà thói quen, hành vi của họ tốt hơn của bạn và bạn sẽ trôi theo hướng tốt đẹp đó." Có thể hiện tại bạn chưa phải là người dẫn đầu hay trở thành cố vấn tinh thần cho bất kỳ ai nhưng nếu bạn bao quanh mình là những người xuất sắc hơn, họ sẽ truyền cảm hứng để bản thân bạn trở nên tốt hơn.
Ngạn ngữ Mỹ cũng từng nói, "Nếu bạn muốn bay lên như một chú đại bàng trong cuộc sống, bạn không thể tụ tập cùng lũ gà tây".
4. Về tầm nhìn
"Trong thế giới kinh doanh, gương chiếu hậu là luôn luôn rõ ràng hơn so với kính chắn gió," Buffett châm biếm. Tất nhiên, điều này cũng đúng trong mọi khía cạnh khác của cuộc sống của bạn. Hãy ngừng tập trung chiếc gương chiếu hậu, tuy nhiên đó là sau khi bạn đã thu thập được những bài học cần thiết từ nó. Hãy tiến về phía trước, ngay cả khi hướng đó không phải là điều rõ ràng.
5. Về những sai lầm ngu ngốc
"Tôi từng mua một công ty vào giữa những năm 90 có tên gọi là Dexter Shoe và trả 400 triệu USD cho nó. Và nó rơi xuống con số 0. Và tôi đã mất đi  400 triệu USD giá trị cổ phiếu Berhshire, mà có lẽ bây giờ trị giá 400 tỷ USD. Tôi đã đưa ra nhiều quyết định ngớ ngẩn. Nhưng đó là một phần của trò chơi. "
Không có người thành công là không bao giờ mắc lỗi, và đó là một chuyện tốt. Mỗi vấp ngã là một cơ hội để bạn học hỏi và cảnh báo khi bạn đang bị cám dỗ để làm việc tương tự trong tương lai.
6. Về việc hiểu thời điểm dừng chơi
"Nếu bạn thấy mình ở một chiếc thuyền đã lâu năm và bị rò rỉ, việc dồn năng lượng dành cho thay đổi tàu có thể sẽ hiệu quả hơn dồn lực cho việc vá những lỗ rò rỉ." Nói cách khác, hãy chiến đấu đến cùng với thói ngang bướng và hiểu khi nào là lúc nên từ bỏ cuộc chơi. Không phải mọi dự án đều có giá trị tồn tại.
7. Về tính tiết kiệm
Buffett nổi tiếng lối sống thanh đạm. Ông sống trong một ngôi nhà ở Omaha, Nebraska, mà ông mua từ năm 1958 với 31.500 USD. Bên cạnh đó ông còn nổi tiếng với tính tiết kiệm trong đó có sở thích ăn bánh hamburger của McDonald, uống Cocacola và thái độ thờ ơ với công nghệ như máy tính hay xe sang. Mặc dù sở hữu khối tài sản không lồ nhưng mức lương 100.000 USD mỗi năm của ông tại Berkshire Hathaway vẫn không thay đổi trong 25 năm qua. Ngày nay, nhiều lãnh đạo hàng đầu có phong cách sống trái ngược với Warren Buffett, càng xa hoa, sang trọng nhất có thể.
Tất nhiên trong cuộc sống không ai là không gặp phải sai lầm nhờ vào những lời khuyên, trải nghiệm của người khác. Nhưng ít nhất những điều đúc rút từ sự khôn ngoan đến từ hàng thập kỷ thành công, thất bại của Warren Buffett là thứ bạn nên học hỏi, ghi nhớ để áp dụng vào thực tế cuộc sống của mình.
Theo Infonet

Bài học làm người của học sinh tiểu học Mỹ

QUYỀN LÀM NGƯỜI CỦA CHÚNG TA
Tôi có quyền được sung sướng và được đối xử tử tế ở đây,
Có nghĩa là không ai nhạo báng tôi và làm tổn thương tự ái của tôi.
Tôi có quyền là tôi ở đây,
Có nghĩa là không ai được kỳ thị vì màu da của tôi,
Gầy hay mập,
Cao hay thấp,
Trai hay gái,
Hoặc vì cái bề ngoài của tôi.
Tôi có quyền được an toàn ở đây,
Có nghĩa là không ai được đánh tôi,
Đá tôi, đẩy tôi,
nhéo tôi,
làm đau tôi.
Tôi có quyền được nghe và được lắng nghe ở đây,
Có nghĩa là không ai được
La hét,
Quát lên
Hoặc làm ầm ĩ.
Tôi có quyền tìm hiểu về bản thân của tôi ở đây,
Có nghĩa là tôi sẽ được tự do
Phát biểu tình cảm
Và ý kiến của tôi mà không bị gián đoạn hoặc bị trừng phạt.
Tôi có quyền học hỏi theo khả năng của tôi,
Có nghĩa là không ai được gọi tên nhạo báng
Vì cách học hỏi của tôi,
Và với những quyền lợi này,
tôi cũng sẽ áp dụng với những người khác cùng trong phòng học.

___________
Bản tiếng Anh:
Our Human Rights
I have a right to be happy and to be
treated with compassion in this room:
This means that no one
will laugh at me or
hurt my feelings.
I have a right to be myself in this room:
This means that no one will treat me
unfairly because of my skin color,
fat or thin,
tall or short,
boy or girl,
or by the way I look.
I have a right to be safe in this room:
This means that no one will
hit me,
kick me, push me,
pinch me,
or hurt me.
I have a right to hear and be heard in this room:
This means that no one will
yell,
scream,
shout
or make loud noises.
I have a right to learn about myself in this room:
This means that I will be
free to express my feelings
and opinions without being
interrupted or punished.
I have a right to learn according to my own ability:
This means that no one will call
me names because of the way I learn.
With all these rights I have, I give the
same rights to all people in this classroom.


Muốn thành công, hãy dẹp bỏ ngay 6 thói quen làm việc sau

Hầu như ai cũng cho rằng thói quen như lướt Facebook một lát không ảnh hưởng lớn đến công việc. Nhưng đây là một trong 6 thói quen xấu phổ biến mà mọi người thường mắc phải và cần phải từ bỏ nếu muốn làm việc được tốt nhất.

Muốn thành công, hãy dẹp bỏ ngay 6 thói quen làm việc sau
Hầu hết mọi người đều muốn ngày làm việc của mình đạt hiệu quả cao nhất nhưng có những thói quen xấu khiến họ không thể thực hiện được như kỳ vọng. Hầu như ai cũng cho rằng thói quen như lướt Facebook một lát không ảnh hưởng lớn đến công việc. Nhưng thực ra đây là một trong 6 thói quen xấu phổ biến mà mọi người thường mắc phải và cần phải từ bỏ nếu muốn làm việc được tốt nhất. Nếu bạn đang có những thói quen xấu này, hãy tập loại bỏ chúng ngay từ hôm nay.
1. Kiểm tra Facebook cá nhân
Việc thường xuyên cập nhật, theo dõi các phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu đối với việc tiếp thị doanh nghiệp và sự gắn kết của khách hàng, thì với những tài khoản cá nhân có thể chờ đợi bạn đến lúc rảnh rỗi. Việc lướt Instagram hay la cà trên Facebook dù chỉ 5-10 phút mỗi lần chỉ khiến bạn xao nhãng trong suốt ngày làm việc của mình. "Hãy sử dụng dịch vụ chặn trang web để ngăn cản bạn truy cập vào các trang web cá nhân của bạn cả trên máy tính và các thiết bị di động của bạn tại công ty," là lời khuyên của chuyên gia tiếp thị nội dung Annaliese Henwood tại Virtual Forge Inc. từng chia sẻ trên trang LinkedIn của mình.
2. Ở lại muộn
Sự tận tâm trong công việc là rất quan trọng để thực một công việc tốt, nhưng việc luôn sẵn sàng 24/7 có thể nhanh chóng khiến bạn kiệt sức, Henwood cảnh báo. "Đừng cho phép bản thân đi sớm hơn hay ở lại muộn hơn để làm thêm khi nó thực sự không cần thiết”, bà nói. "Nếu bạn tập trung và cam kết chỉ làm việc trong giờ, nó sẽ dễ dàng hơn để hoàn thành nhiệm vụ từ đó bạn sẽ không cần phải ở lại muộn tại công sở."
3. Không có danh sách việc cần làm (to-do list)
Nếu bạn tin tưởng rằng tự mình ghi nhớ tất cả mọi nhiệm vụ công việc, có thể bạn đang tự thiết lập cơ chế để quên đi một vài điều quan trọng. "Ngay cả với với một trí nhớ cực tốt, bạn vẫn có thể gặp khó khăn trong việc duy trì những sắp xếp ưu tiên thích hợp," Henwood nói. "Bạn có thể bỏ lỡ nhiệm vụ hoặc không thực hiện những điều tối quan trọng trước những việc ít quan trọng hơn." Thay vào đó, bà đề xuất sử dụng một ứng dụng theo dõi nhiệm vụ công việc, từ đó bạn luôn có thể xem xét và cập nhật danh sách việc cần làm của mình.
4. Bỏ qua bữa ăn trưa
Mọi người đều có những ngày làm việc bận rộn tới mức dành thời gian cho bữa ăn trưa dường như là không thể. Tuy nhiên, việc bỏ qua chuyện nạp năng lượng, nhiên liệu cho cơ thể sẽ khiến bạn kiệt sức và làm việc không hiệu quả. Hãy dành thời gian để ăn một vài thứ gì đó đó mỗi ngày, nhưng chắc chắn rằng nó sẽ giúp ích cho cơ thể của bạn, thay vì kéo sức khỏe bạn đi xuống, Henwood cảnh báo. "Ăn trưa, nhưng hãy tránh bất cứ đồ ăn nào không lành mạnh hoặc khó tiêu hóa", cô nói. "Nếu bạn ăn quá nhiều hoặc chọn những thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhanh, bạn có nguy cơ gặp phải tác dụng ngược lại khiến bạn trở nên mệt mỏi hơn."
5. Rút vào thế giới của bản thân
Những đồng nghiệp không phải nhất thiết trở thành những người bạn thân nhất của bạn, nhưng việc giữ mối quan hệ tương tác dù là hình thức với họ cũng rất quan trọng. "Bạn có thể mất liên lạc với mục tiêu và động lực của mình khi bạn tự cô lập mình trong không gian riêng của bạn," Henwood giải thích. "Điều này có thể làm cho bạn cảm thấy cô đơn và thậm chí làm giảm tâm trạng cũng như năng suất làm việc của bạn.” Bà xuất hãy tìm kiếm thời gian để trò chuyện và kết nối với các đồng nghiệp của bạn, chẳng hạn như trong những lúc nghỉ ngơi hay khi lấy một tách cà phê về bàn làm việc của mình.
6. Không yêu cầu giúp đỡ
"Sẽ có lúc bạn sẽ bị nhấn chìm trong cơn lũ của hàng tá công việc”, Henwood cho biết. "Bạn không nên chỉ suy đoán hoặc bỏ nó khi chưa hoàn thiện bởi điều này có thể dẫn vì có thể dẫn đến những sai sót." Nếu bạn đang thực sự gặp khó khăn, không nên cố gắng và giải quyết vấn đề một mình, chấp nhận hết mọi nguy cơ thất bại. Thay vào đó, hãy tìm cách tiếp cận một đồng nghiệp hay sếp của bạn, rất có thể họ sẽ thấy vui vẻ để giúp đỡ bạn.
Theo Infonet/Business Insider

Muốn nhân viên sáng tạo: Đừng chỉ nói, hãy dùng 4 cách sau!

Những nghiên cứu về tư duy sáng tạo cho biết có 4 phương pháp đơn giản và rất hữu ích mà bạn có thể áp dụng cho nhóm nhân viên của mình giúp họ tìm ra những ý tưởng tuyệt vời trong một thời gian ngắn.


Muốn nhân viên sáng tạo: Đừng chỉ nói, hãy dùng 4 cách sau!
Bạn đã bao giờ cố gắng để khuyến khích đội ngũ của mình suy nghĩ, nảy ra một ý tưởng mang tính đột phá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ trong quá trình mở rộng của những ý tưởng hiện có? Tuy nhiên điều này không hề đơn giản nếu không được thực hành và rèn luyện thường xuyên.
Những nghiên cứu về tư duy sáng tạo cho biết có 4 phương pháp đơn giản và rất hữu ích mà bạn có thể áp dụng cho nhóm nhân viên của mình giúp họ tìm ra những ý tưởng tuyệt vời trong một thời gian ngắn:
Sự thuần thục: Bất cứ ai phát biểu ra một ý tưởng ổn đều tốt hơn so với một ngàn người luôn lặng lẽ không bao giờ phát minh ra điều gì. Càng nhiều ý tưởng được nêu ra càng tốt. Một trong những chất ức chế tư duy sáng tạo chính là giọng nói phán xét xuất hiện khi bạn suy nghĩ quá lâu về tính khả thi của ý tưởng của mình. Điều quan trọng là tạo các ý tưởng một nhanh hơn việc bạn có thể đánh giá chúng. Điều này sẽ tạo ra một số ý tưởng khác thường và không thực tế mà từ đó sẽ hữu ích, vượt trội.
Thực hành: Hãy đem tới cho nhóm của bạn một thử thách như phải nghĩ ra ít nhất 100 ý tưởng trong 15 phút. Hãy ghi lại chúng trên tường để tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy. Sử dụng những ý tưởng thô này để kích hoạt những ý tưởng mới là cách làm hiệu quả và khả thi.
Tính linh hoạt: Steve Jobs nhận xét, "Sáng tạo chỉ là kết nối mọi thứ.Tạo ra một ý tưởng mang tính đột phá có thể chỉ đơn giản là kết nối, áp dụng lại một ý tưởng từ một tình huống khác. Ví dụ, để cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân của họ trong thời gian ở bệnh viện, một trung tâm y tế đã gửi các bác sĩ của họ đến sống trong một khách sạn sang trọng trong một tuần và bệnh viện riêng của mình trong tuần tiếp theo. Trung tâm y tế này chỉ đơn giản là áp dụng những thực tế của khách sạn cho bệnh viện để hoàn toàn chuyển đổi các trải nghiệm của bệnh nhân.
Thực hành: Hãy yêu cầu nhóm của bạn xem xét thách thức từ quan điểm của các công ty thành công bên ngoài công ty. Làm thế nào công ty X sẽ tiếp cận cơ hội này? Làm thế nào Công ty Y sẽ giải quyết vấn đề này? Càng đặt mình xa khỏi ngành, bạn càng có thể tạo ra nhiều ý tưởng mới, khác biệt so với chỉ đứng trong vị trí hiện tại.
Tự do: Những động lực quyền lực không thay đổi chỉ bởi một nhóm nhân viên đang động não một chiều. Các ông chủ vẫn mãi là ông chủ. Ngay cả hình thức tinh tế nhất của việc kiểm soát cũng có thể bóp nghẹt tư duy sáng tạo. Ai là người có thể đứng dậy mở đầu lật lại một biểu đồ hoặc viết lên bảng trắng những ý tưởng nếu không phải là người có sức mạnh nhất trong phòng. Họ có thể chỉnh sửa tất cả các câu trả lời, hoặc đóng vai trò như một người ghi chép cho những người khác. Bạn không thể thay đổi động lực quyền lợi vì vậy tốt hơn là tổ chức đội ngũ của bạn và chia mảng sáng tạo để quản lý họ.
Thực hànhPhân chia và chinh phục. Hãy chi đội bóng của bạn thành các nhóm nhỏ và buộc họ phải động não ở những vùng khác nhau. Hãy đảm bảo nhân viên mỗi nhóm nhỏ không ai có thể thống trị hoặc kiềm chế những người khác và chắc chắn rằng khi tất cả mọi người đều viết và mọi ý tưởng đều được nghe. Sau đó tái tổ hợp các nhóm nhỏ trong một chuỗi để những ý tưởng thực sự độc đáo có cơ hội để phát triển trước khi được đánh giá.
Dòng sáng tạo: Hầu hết chúng ta đều từng trải qua cảm giác không cần cố gắng nhiều và thời gian vô tận khi làm một cái gì đó sáng tạo như vẽ tranh. Các nhà nghiên cứu gọi đây là trạng thái dòng chảy: khi chúng ta đang sáng tạo nhất và đắm chìm trong vùng tư duy. Một số người sáng tạo vào buổi sáng trong khi những người khác vào ban đêm. Một số người sáng tạo nhất khi nghe nhạc trong khi những người khác cần sự yên tĩnh chiêm nghiệm. Điều quan trọng là cần tìm một thời điểm và nơi mà thành viên trong nhóm làm việc của bạn thường đạt vào những trạng thái dòng sáng tạo.
Thực hànhHãy hỏi thành viên trong đội ngũ của bạn khi nào và nơi nào khiến họ sáng tạo nhất. Sau đó lên kế hoạch những phiên họp động não của bạn xung quanh các thời điểm đặc biệt này. Cung cấp cho các đội có đủ thời gian đạt được trạng thái dòng chảy nhưng cũng đừng kỳ vọng nó sẽ kéo dài hơn một giờ.
Bắt lấy những ý tưởng lớn hơn và tốt hơn là chỉ là bước khởi đầu. Tiếp theo, bạn cần phải tìm ra sự can đảm và nguồn lực tối thiểu để tạo ra một loạt các thí nghiệm sáng tạo và duy trì tất cả động lực để thương mại hóa chúng.