Có nên rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng mật ong?

ới những bé bú mẹ, tình trạng nấm miệng, đẹn miệng rất dễ xảy ra. Do đó, rơ lưỡi cho bé là điều cần thiết mẹ nên làm thường xuyên để phòng những bệnh này. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cùng biết cách rơ lưỡi chuẩn cho con. Những cách sau đây có thể giúp mẹ chăm sóc bé tốt nhất!

rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Trẻ bú mẹ rất dễ bị nấm miệng, đẹn miệng, nên cần được rơ lưỡi thường xuyên
1/ Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học
Khi trẻ bị nấm, tưa lưỡi, mẹ tuyệt đối không tìm cách cạo sạch những đốm trắng trên lưỡi trẻ, vì rất dễ làm chảy máu gây nhiễm trùng.
Nuôi con bằng sữa mẹ: Trẻ bị tưa lưỡi
Nuôi con bằng sữa mẹ: Trẻ bị tưa lưỡiBạn có biết chứng tưa lưỡi - nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh là do những nguyên nhân nào? Bạn cũng có thể bị nhiễm nấm khi cho con bú, vì vậy cần theo dõi các triệu chứng và điều trị đồng thời để tránh lây nhiễm cho nhau và khó hoàn toàn khỏi bệnh

Thay vào đó, mẹ nên dùng gạc vô trùng, quấn quanh ngón tay, thâm với nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng trên lưỡi bé. Mỗi ngày làm ít nhất một lần cho đến khi tình trạng nấm, tưa đỡ dần. Mẹ nên lưu ý những điều sau khi rơ lưỡi cho con:
-Rơ lưỡi có thể kích thích làm trẻ nôn ói, do đó, mẹ nên thực hiện thao tác này lúc bé đói, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi trẻ ngủ dậy.
-Trước khi rơ, mẹ cần vệ sinh tay mình sạch sẽ, tránh cọ xát mạnh làm đau lưỡi bé.
-Mẹ rơ theo tứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng, sau đó mới rơ lưỡi cuối cùng, từ ngoài vào trong để trẻ bớt khó chịu.
2/ Rơ lưỡi cho bé theo mẹo dân gian
-Dùng rau ngót: Rửa sạch rau ngót, đun sôi cùng nước muối loãng. Khi nước nguội, nghiền lá rau, chắt lấy nước. Dùng nước này rơ lưỡi cho trẻ đều đặn mỗi sáng, mỗi tối.
-Dùng lá hẹ: Lá hẹ rửa sạch, đập dập, cho ít nước sôi vào khuấy đều. Chắt nước dùng rơ lưỡi cho trẻ 2 lần sáng, tối. Tránh chà xát mạnh gây nhiễm trùng.
3/ Rơ lưỡi bằng mật ong, nên hay không?
Các mẹ thường truyền tai nhau cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong. Cách này liệu có an toàn? Thực chất, mật ong có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn khá tốt, nhưng đồng thời trong mật ong cũng chứa độc tố từ vi khuẩn clostridium botulium, chất gây nguy hiểm cho hệ thần kinh và gây nên chứng liệt cơ. Nghiêm trọng hơn, chất này còn có thể làm trẻ rơi vào tình trạng ngộ độc nặng, ảnh hưởng đến sự an toàn của tính mạng.
Trẻ sơ sinh, đặc biệt là nhũ nhi từ 0-6 tháng tuổi, cực kỳ nhạy cảm với độc tố này. Hơn nữa, mẹ có chắc loại mật ong mình đang dùng không tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc khác do bị pha tạp hợp chất hoặc không đảm bảo an toàn vệ sinh chế biến.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ  không nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Cách giúp bé sơ sinh ợ hơi dễ dàng

Sau khi bú mẹ, bú bình, ợ hơi đúng cách có một tác dụng kỳ diệu giúp bé sơ sinh cảm thấy thoải mái. Dưới đây là một số mẹo giúp bé ợ hơi tốt hơn.

Khi con uống nước, bú mẹ, bú bình… bé sẽ không tránh khỏi việc nuốt một chút không khí vào bụng cùng với nước và sữa mà bé uống. Những bong bóng khí trong bụng có thể khiến bé cảm thấy khó chịu (thậm chí làm cho bé cảm thấy no trước khi thực sự ăn xong). Vì vậy, việc giúp bé sơ sinh ợ hơi đúng cách rất có ý nghĩa đối với bé.
Thời điểm giúp bé ợ hơi tốt nhất là khi bạn chuyển cho con bú sang bên ngực còn lại, hoặc khi con bú hết một nửa bình sữa. Hãy luôn nhớ lót một tấm khăn ngăn cách giữa phần miệng của bé với quần áo của bạn.
1. Kiểu vỗ thông thường: Bế dựng bé sơ sinh và để đầu bé tựa vào vai bạn. Đỡ mông bé bằng một tay, rồi vỗ hoặc xoa lưng nhịp nhàng. Đừng ngại nếu bạn phải tác động hơi mạnh chút (tất nhiên đừng quá mạnh) bởi nếu bạn làm quá nhẹ, có thể sẽ không có tác dụng giúp đẩy những bong bóng khí thoát lên. 
2. Nằm sấp bụng: Đặt bé nằm sấp ngang trên đùi bạn (bụng của bé được đặt lên một chân của bạn, còn đầu bé đặt ở chân bên kia). Điều này sẽ tạo áp lực nhẹ nhàng trên bụng của con nhằm giúp đỡ lưu thông khí trong người bé. Vỗ nhẹ hoặc xoa lưng để giúp bé có thể ợ hơi dễ dàng hơn.

Giúp bé sơ sinh ợ hơi sau khi bú mẹ 2

3. Kiểu ngồi “ngai vàng”: Giữ bé sơ sinh trong tư thế ngồi trên đùi của bạn. Rồi đỡ cổ và ngực của con bằng một tay (bé sẽ nghiêng nhẹ về phía trước) trong khi bạn vỗ lưng cho bé.
4. Kiểu “đi bộ”: Nếu em bé của bạn đã biết kiểm soát được đầu tốt, bế bé trước ngực bạn, để mặt bé hướng ra ngoài, trong khi bạn đứng và đi bộ. Đặt một tay dưới mông bé và cánh tay còn lại vòng qua bụng với mục đích tạo áp lực nhẹ. Kết hợp với sự chuyển động khi bạn đi lại, điều này có thể giúp giải thoát bất kỳ bong bóng khí nào đang mắc kẹt trong bụng bé. 
5. Giao nhiệm vụ cho các ông bố: Các ông bố thường là những chuyên gia xử lý ợ hợi cho con, do đó nếu thấy mình không thể giúp con hết chướng bụng, các mẹ hãy đưa bé yêu cho ông xã và anh ấy sẽ biết cách giúp bạn một tay.
Nhặt Trên Mạng

CÁCH NGƯỜI NHẬT DẠY CON

Người Nhật, như ta biết,
Một dân tộc lạ thường.
Cần cù và khiêm tốn,
Độc đáo và kỷ cương.

Cùng da vàng, mũi tẹt,
Xưa họ cũng như ta. 
Giờ thì thôi, khỏi nói.
Cái gì cũng vượt xa.

Thủ tướng Lý Quang Diệu
Nói cách đây không lâu,
Ở châu Á, đáng lẽ
Việt Nam phải hàng đầu.

Mà thôi, tiếc thì tiếc,
Cơ hội vẫn đang còn.
Họ giỏi thì ta học,
Chí ít cách dạy con.

1
Người Nhật luôn quan niệm
Rằng học giỏi, thông minh
Không bằng nhân cách tốt,
Trung thực và có tình.

2
Môi trường sống và học
Rất quan trọng - vì con,
Người Nhật luôn cố gắng
Dọn đến chỗ tốt hơn.

3
Họ thương con, hẳn thế,
Nhưng quyết không nuông chiều.
Biếng ăn thì cứ nhịn.
Muốn kêu thì cứ kêu.

Vì không biết tuyệt thực,
Đói, trẻ con sẽ ăn.
Tuyệt đối không bắt ép,
Không quát mắng, cằn nhằn.

Ăn là việc nghiêm túc.
Ngồi ghế, phải rửa tay.
Không bạ đâu ăn đấy,
Phải đúng giờ trong ngày.

4
Với con phải tôn trọng,
Tế nhị và thông minh.
Phải cho con tự quyết 
Các “vấn đề” của mình.

5
Phải dạy con trung thực
Bằng cách chính mẹ cha
Không bao giờ nói dối,
Ngoài đời và trong nhà.

6
Con làm việc gì đấy,
Không ảnh hưởng người nào,
Vô hại, không nguy hiểm,
Thì kệ, đừng xen vào.

7
Khi con lên năm tuổi,
Hãy dạy cách tiêu tiền.
Hàng tuần cho tiền lẻ.
Có kiểm soát, tất nhiên.

8
Phải dạy con dũng cảm
Chịu trách nhiệm của mình.
Dạy con biết chờ đợi,
Dạy về nghĩa, về tình.

Phải dạy con: Cuộc sống
Cho và nhận hai chiều.
Và rằng người hạnh phúc
Thường nhận ít, cho nhiều.

Phải dạy: Ở trường học
Luôn ăn nói ôn tồn.
Không được đánh ai trước,
Nhưng người nào đánh con,

Thì phải cố đánh lại,
Không mách cô, kêu la.
Lúc về, nếu không muốn,
Không kể với cả nhà.

9
Phải dạy để con hiểu
Thất bại là bình thường.
Ngã thì tự đứng dậy,
Không chờ người ta thương.

10
Trẻ con hay ốm vặt.
Không đáng lo việc này.
Không đáng lo cả việc
Con chang nắng suốt ngày.

Cứ để chúng thoải mái
Tiếp xúc với thiên nhiên.
Nhờ thế chúng cứng cáp,
Dạn dày khi lớn lên.

11
Học không cứ nhất thiết
Cầm cuốn sách ê a.
Học là chơi, là nghịch,
Là la hét váng nhà.

Tạo cho chúng cơ hội
Tự khám phá bản thân,
Rồi khám phá thế giới.
Điều ấy rất, rất cần.

12
Về phần mình, bố mẹ
Phải bảo đảm hàng ngày
Chơi với con, dù bận,
Các trò chơi thơ ngây.

Mục đích các trò ấy
Là làm cho con cười.
Tiếng cười rất quan trọng,
Giúp đứng vứng trong đời…

*
Nghe nói đó là cách
Người Nhật dạy con mình.
Có lẽ cách ấy đúng,
Khôn ngoan và thông minh.

Cứ công bằng mà nói,
Thì người Việt chúng ta
Cũng không phải không biết
Cách dạy ấy, thế mà

Ta biết về lý thuyết,
Nhưng thực tế hàng ngày
Vì yêu, làm hư chúng
Mà tự mình không hay.

Nghĩa là muốn dạy chúng
Thành người tốt, thông minh,
Trước hết ta phải học
Và dạy bản thân mình

Muốn làm sếp, hãy học cách tự quản lý bản thân trước!

Nếu bạn quản lý bản thân tốt, sếp sẽ xem bạn như một người biết tận dụng tối đa cơ hội và phát huy các ưu điểm cá nhân.
Đối với bất kỳ ai muốn làm quản lý hay thăng tiến, điều cần làm là ghi điểm với cấp trên. Không có gì tạo được ấn tượng tốt với cấp trên hơn là khả năng quản lý bản thân. Nếu cấp trên thường phải tiêu tốn nguồn lực vào việc quản lý bạn, bạn sẽ bị xem là kẻ bòn rút thời gian và năn lượng của họ. Nhưng nếu bạn quản lý bản thân tốt, sếp sẽ xem bạn như một người biết tận dụng tối đa cơ hội và phát huy các ưu điểm cá nhân. Nhờ đó họ sẽ tìm đến bạn mỗi khi cần giúp đỡ hay lời khuyên khi gặp khó khăn.
Dưới đây là 7 điều bạn cần làm để tự quản lý bản thân được bậc thầy nghệ thuật lãnh đạo John C.Maxwell đề cập trong cuốn sách The 360Leader (Tạm dịch: Nhà lãnh đạo 360o ).
1. Quản lý cảm xúc
Các nghiên cứu khoa học cho thấy những người có các vấn đề cảm xúc dễ bị tai nạn ô tô hơn những người bình thường tới 144% hay cứ 5 nạn nhân của các vụ tai nạn chết người, có 1 người đã cãi nhau với người khác trong 6 giờ trước vụ tai nạn. Quản lý cảm xúc là điều rất quan trọng, đặc biệt là với các nhà lãnh đạo bởi mọi hoạt động của họ đều có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người khác.
Những nhà lãnh đạo giỏi biết khi nào nên thể hiện và khi nào nên trì hoãn cảm xúc. Đôi khi họ bày tỏ cảm xúc để tìm sự thông cảm và làm lay động người khác. Liệu đây có phải “mị dân” không? John C.Maxwell cho rằng không phải vậy, miễn sao điều đó tốt cho tổ chức và không phải là vì lợi ích cá nhân của họ. Tuy nhiên kiềm chế cảm xúc khác với phủ nhận và chôn vùi nó. Điểm mấu chốt là bạn nên đặt người khác chứ không phải bản thân lên đầu khi giải quyết và xử lý các cảm xúc.
2. Quản lý thời gian
Quản lý thời gian là vấn đề đặc biệt khó khăn đối với những người ở vị trí giữa. Những nhà lãnh đạo cấp cao có thể ủy quyền, những công nhân được trả tiền theo giờ và làm bất cứ điều gì có thể trong khoảng thời gian đó còn những người ở giữa thường chịu áp lực từ 2 nhóm trên và thường được kỳ vọng làm thêm giờ để hoàn thành công việc.
Thời gian là tiền bạc, một chuyên gia tâm thần học từng nói “Chừng nào chưa coi trọng bản thân, bạn còn chưa coi trọng thời gian.” Trong cuộc sống này mọi người không thanh toán mọi thứ bằng tiền mà bằng thời gian của họ. Vì vậy thay vì nghĩ đến việc bạn làm và thứ bạn mua dưới dạng tiền bạc, hãy nghĩ tới chúng dưới dạng thời gian. Hãy nghĩ xem điều gì đáng để bạn dành trọn cả cuộc đời? Từ đó bạn sẽ có cách quản lý thời gian hiệu quả hơn.
3. Quản lý các ưu tiên
Quy luật chung thường cho thấy khi bạn không biết cách quản lý các ưu tiên, công việc của bạn sẽ luôn áp lực và giảm hiệu suất. Đặc biệt với vị trí ở giữa một tổ chức, bạn sẽ có một núi công việc cần xử lý. John C.Maxwell đề xuất cách quản lý các ưu tiên như sau:
80% thời gian- làm những việc bạn giỏi nhất
15% thời gian- làm những việc bạn đang học hỏi
5% thời gian-làm những việc cần thiết khác.
Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu thực hiện nhưng bạn cần học cách giao quyền, tính kỷ luật và phải “nhẫn tâm” khi quyết định đâu là những việc không nên làm. Thích làm một số công việc không có nghĩa phải đưa nó vào danh sách việc cần làm. Hãy chỉ làm những việc có thể giúp bạn phát triển khả năng hoặc những việc cấp trên yêu cầu đích thân bạn làm. Tất cả những công việc còn lại đều là ứng viên cho danh sách những việc không nên làm của bạn.
4. Quản lý năng lượng
Ngay cả những người giàu năng lượng nhất cũng có thể bị rút cạn năng lượng trong những tình huống khó khăn hoặc không biết cách phân bổ, sử dụng chúng. Có 3 nhóm hao mòn năng lượng mọi người thường mắc phải gồm: Làm những việc không quan trọng, Không có khả năng làm những việc thật sự quan trọng, Không có khả năng ứng phó với vấn đề.
Vì vậy để quản lý năng lượng bản thân tốt nhất, mỗi ngày bạn bên nhìn vào lịch làm việc của mình và tự hỏi “Việc nào là việc chính?” . Từ đó hãy đảm bạn mình có đủ năng lượng để thực hiện việc đó với sự tập trung và xuất sắc.
5. Quản lý suy nghĩ
Kẻ thù lớn nhất của suy nghĩ sâu sắc là sự bận rộn. Khi bạn muốn trở nên xuất sắc, hãy biết cách quản lý sự bận rộn quanh mình. Nếu bạn thấy nhịp độ cuộc sống quá gấp gáp và không có phút nào để suy nghĩ trong cả ngày làm việc, hãy tạo thói quen viết nhanh ra giấy 3 đến 4 điều cần đầu tư thời gian để tìm cách giải quyết. Sau đó tìm thời gian thích hợp để suy nghĩ về những điều đó.
Việc suy nghĩ chỉ mất khoảng 30 phút mỗi ngày, hoạc bạn có thể lưu lịa những điều đó trong một tuần và dành thời gian xử lý trong ngày thứ 7, miễn sao đừng để quá lâu đến nỗi nó lam bạn nản lòng và sợ hãi.
Hãy nhớ một nguyên tắc: 1 phút> 1 giờ. Một phút suy nghĩ đáng giá hơn một giờ nói chuyện phiếm hay làm việc không có kế hoạch.
6. Quản lý lời nói
Các nhà lãnh đạo cấp cao thường không nghe lời bạn nói mà thường đánh giá cao hành động. Nếu họ ngừng việc đang làm lại để lắng nghe, những lời họ nghe sẽ có giá trị. Vì vậy hãy sử dụng ngôn từ hiệu quả nhất. Nếu bạn muốn lời nói của mình có sức nặng, hãy để tâm nhiều hơn đến chúng Nếu bạn quản lý tư duy và tận dụng hiệu quả khoảng thời gian tập trung suy nghĩ, kỹ năng quản lý lời nói của bạn sẽ tiến bộ trông thấy. Đối với cấp trên, nếu bạn có điều gì đáng nói, hãy nói ngắn gọn và súc tích. Nếu không có gì đáng nói, đôi khi việc tốt nhất nên làm là giữ yên lặng.
7. Quản lý cuộc sống riêng
Điều cuối cùng, dù bạn làm việc và quản lý bản thân rất tốt ở chỗ làm nhưng cuộc sống của bạn là một mớ bung bét, cuối cùng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ. Có ích gì khi leo lên đỉnh cao sự nghiệp nhưng hôn nhân lại tan vỡ, bạn trở thành người xa lạ với con cái?

Không có thành công nào trong sự nghiệp đáng để ta phải hy sinh gia đình của mình”, John C.Maxwell cho biết. Vì vậy, John C.Maxwell định nghĩa thành công là có những người thân thiết nhất luôn yêu thương và tôn trọng mình. Ông muốn có được tình yêu và sự tôn trọng của vợ, con trước khi có sự tôn trọng của bất cứ ai làm việc với mình. Và bạn cũng thế chứ?
Theo Trí Thức Trẻ

Thuyết "Ít - Nhiều" của người Nhật Bản

Ăn ít, nhai nhiều
Ăn thịt ít, ăn rau nhiều
Ăn đường ít, ăn quả nhiều
Ăn mặn ít, ăn chua nhiều

Mặc ít, tắm nhiều
Lo ít, ngủ nhiều
Giận ít, cười nhiều
Ngồi xe ít, đi bộ nhiều

Nói ít, làm nhiều
Tham lam ít, bố thí nhiều
source: internet