Có nên rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng mật ong?

ới những bé bú mẹ, tình trạng nấm miệng, đẹn miệng rất dễ xảy ra. Do đó, rơ lưỡi cho bé là điều cần thiết mẹ nên làm thường xuyên để phòng những bệnh này. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cùng biết cách rơ lưỡi chuẩn cho con. Những cách sau đây có thể giúp mẹ chăm sóc bé tốt nhất!

rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Trẻ bú mẹ rất dễ bị nấm miệng, đẹn miệng, nên cần được rơ lưỡi thường xuyên
1/ Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học
Khi trẻ bị nấm, tưa lưỡi, mẹ tuyệt đối không tìm cách cạo sạch những đốm trắng trên lưỡi trẻ, vì rất dễ làm chảy máu gây nhiễm trùng.
Nuôi con bằng sữa mẹ: Trẻ bị tưa lưỡi
Nuôi con bằng sữa mẹ: Trẻ bị tưa lưỡiBạn có biết chứng tưa lưỡi - nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh là do những nguyên nhân nào? Bạn cũng có thể bị nhiễm nấm khi cho con bú, vì vậy cần theo dõi các triệu chứng và điều trị đồng thời để tránh lây nhiễm cho nhau và khó hoàn toàn khỏi bệnh

Thay vào đó, mẹ nên dùng gạc vô trùng, quấn quanh ngón tay, thâm với nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng trên lưỡi bé. Mỗi ngày làm ít nhất một lần cho đến khi tình trạng nấm, tưa đỡ dần. Mẹ nên lưu ý những điều sau khi rơ lưỡi cho con:
-Rơ lưỡi có thể kích thích làm trẻ nôn ói, do đó, mẹ nên thực hiện thao tác này lúc bé đói, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi trẻ ngủ dậy.
-Trước khi rơ, mẹ cần vệ sinh tay mình sạch sẽ, tránh cọ xát mạnh làm đau lưỡi bé.
-Mẹ rơ theo tứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng, sau đó mới rơ lưỡi cuối cùng, từ ngoài vào trong để trẻ bớt khó chịu.
2/ Rơ lưỡi cho bé theo mẹo dân gian
-Dùng rau ngót: Rửa sạch rau ngót, đun sôi cùng nước muối loãng. Khi nước nguội, nghiền lá rau, chắt lấy nước. Dùng nước này rơ lưỡi cho trẻ đều đặn mỗi sáng, mỗi tối.
-Dùng lá hẹ: Lá hẹ rửa sạch, đập dập, cho ít nước sôi vào khuấy đều. Chắt nước dùng rơ lưỡi cho trẻ 2 lần sáng, tối. Tránh chà xát mạnh gây nhiễm trùng.
3/ Rơ lưỡi bằng mật ong, nên hay không?
Các mẹ thường truyền tai nhau cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong. Cách này liệu có an toàn? Thực chất, mật ong có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn khá tốt, nhưng đồng thời trong mật ong cũng chứa độc tố từ vi khuẩn clostridium botulium, chất gây nguy hiểm cho hệ thần kinh và gây nên chứng liệt cơ. Nghiêm trọng hơn, chất này còn có thể làm trẻ rơi vào tình trạng ngộ độc nặng, ảnh hưởng đến sự an toàn của tính mạng.
Trẻ sơ sinh, đặc biệt là nhũ nhi từ 0-6 tháng tuổi, cực kỳ nhạy cảm với độc tố này. Hơn nữa, mẹ có chắc loại mật ong mình đang dùng không tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc khác do bị pha tạp hợp chất hoặc không đảm bảo an toàn vệ sinh chế biến.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ  không nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Cách giúp bé sơ sinh ợ hơi dễ dàng

Sau khi bú mẹ, bú bình, ợ hơi đúng cách có một tác dụng kỳ diệu giúp bé sơ sinh cảm thấy thoải mái. Dưới đây là một số mẹo giúp bé ợ hơi tốt hơn.

Khi con uống nước, bú mẹ, bú bình… bé sẽ không tránh khỏi việc nuốt một chút không khí vào bụng cùng với nước và sữa mà bé uống. Những bong bóng khí trong bụng có thể khiến bé cảm thấy khó chịu (thậm chí làm cho bé cảm thấy no trước khi thực sự ăn xong). Vì vậy, việc giúp bé sơ sinh ợ hơi đúng cách rất có ý nghĩa đối với bé.
Thời điểm giúp bé ợ hơi tốt nhất là khi bạn chuyển cho con bú sang bên ngực còn lại, hoặc khi con bú hết một nửa bình sữa. Hãy luôn nhớ lót một tấm khăn ngăn cách giữa phần miệng của bé với quần áo của bạn.
1. Kiểu vỗ thông thường: Bế dựng bé sơ sinh và để đầu bé tựa vào vai bạn. Đỡ mông bé bằng một tay, rồi vỗ hoặc xoa lưng nhịp nhàng. Đừng ngại nếu bạn phải tác động hơi mạnh chút (tất nhiên đừng quá mạnh) bởi nếu bạn làm quá nhẹ, có thể sẽ không có tác dụng giúp đẩy những bong bóng khí thoát lên. 
2. Nằm sấp bụng: Đặt bé nằm sấp ngang trên đùi bạn (bụng của bé được đặt lên một chân của bạn, còn đầu bé đặt ở chân bên kia). Điều này sẽ tạo áp lực nhẹ nhàng trên bụng của con nhằm giúp đỡ lưu thông khí trong người bé. Vỗ nhẹ hoặc xoa lưng để giúp bé có thể ợ hơi dễ dàng hơn.

Giúp bé sơ sinh ợ hơi sau khi bú mẹ 2

3. Kiểu ngồi “ngai vàng”: Giữ bé sơ sinh trong tư thế ngồi trên đùi của bạn. Rồi đỡ cổ và ngực của con bằng một tay (bé sẽ nghiêng nhẹ về phía trước) trong khi bạn vỗ lưng cho bé.
4. Kiểu “đi bộ”: Nếu em bé của bạn đã biết kiểm soát được đầu tốt, bế bé trước ngực bạn, để mặt bé hướng ra ngoài, trong khi bạn đứng và đi bộ. Đặt một tay dưới mông bé và cánh tay còn lại vòng qua bụng với mục đích tạo áp lực nhẹ. Kết hợp với sự chuyển động khi bạn đi lại, điều này có thể giúp giải thoát bất kỳ bong bóng khí nào đang mắc kẹt trong bụng bé. 
5. Giao nhiệm vụ cho các ông bố: Các ông bố thường là những chuyên gia xử lý ợ hợi cho con, do đó nếu thấy mình không thể giúp con hết chướng bụng, các mẹ hãy đưa bé yêu cho ông xã và anh ấy sẽ biết cách giúp bạn một tay.
Nhặt Trên Mạng