Hai cách đọc Kinh Dịch

trích trong Dịch Kinh Linh Thể

Và bây giờ để thấy sự dị biệt lớn lao giữa hai nền Việt Nho và Hán Nho thì tôi xin lấy thí dụ về cách đọc Dịch. Hán Nho đọc Dịch theo lối tiểu tiết, chi ly, chú sớ, dẫn giải. Còn Việt Nho đọc theo lối Đại Đạo chú trọng đến vi ngôn đại nghĩa với cái biết tâm linh mà trong Kinh Dịch cũng gọi là chu tri hiểu là tròn đầy viên mãn như trong câu hệ từ IV: “tri chu hồ vạn vật nhi đạo tế thiên hạ cố bất quá”: “biết vạn vật đến chỗ tròn đầy thì mới là con đường tế thế mà không rơi vào quá đáng”. Nếu không chu tri thì sẽ quá nghĩa là sẽ rơi vào hoặc bên thiên như bái vật, không thì lại bên địa như ý hệt: tất cả đều đánh mất chữ tương cũng là chữ Sống chữ Thần. Vì thế nên nói Chu Dịch gồm cả trời cả đất, cả Kiền cả Khôn. Hễ được như vậy thì có đi ra vô biên cũng không rơi vào “đồng hồ lưu tục”. Lưu tục xem sự vật có một chiều, triết học cũng lại xem sự vật một chiều đồng nhất thì là chạy theo lưu tục làm sao có thể an thổ đôn hồ nhân, để mà cố năng ái, cho nên ý hệ mất khả năng gây dựng yêu thương mà chỉ còn gây căm thù oán giận. Căm thù oán giận là những lính thổi kèn dọn đường cho thần chết. Chết vì thiếu chu tri mà chỉ còn là biết theo một bên, là tiểu tri vậy. Đó là lối biết của triết học đi theo luận lý hay biện chứng thì cũng chỉ là cái biết tiểu tri. Trên một bậc là cái biết của Hán Nho tuy đã vượt qua tiểu tri nhưng vẫn chưa đạt chu tri, việt tri. Tất cả các sách viết về Dịch cho tới nay đều đi theo lối Hán Nho.
Còn lối Việt Nho chưa có một ai đi vào vì lẽ rất đơn sơ là cho đến nay không còn ai biết đến Việt Nho. Nói theo Việt Nho thì chủ của Kinh Dịch là Việt tộc. Thế mà cho tới nay đã ai dám nhận như thế. Nếu chưa nhận ra chủ làm sao biết được lối đọc của chủ nó. Lối đọc này ở tại vượt lên cao để đặt cái nhìn lên cả Kiền lẫn Khôn trên toàn thể, như đại khái chúng ta đã thử bắt đầu làm trong quyển này và sẽ tiếp tục trong ít tập khác. Ở đây xin tóm lại bằng một lối nói khác để sự thật dễ hiện lên.
Khi xem toàn thể tiến trình của tâm thức con người ta thấy tất cả đều đang cố gắng đi trên con đường tiến hóa mà tận cùng là nhân tính tức là tiến đến chỗ làm con người cho hết các chiều kích của người để đáng gọi là “nhơn linh ư vạn vật!”. Hiện nay chúng ta đã nói lên câu đó lâu rồi nhưng đây mới chỉ là lý tưởng chứ trong thực chất thì chư a đạt được vì có một sự ngăn trở lớn lao là con người nhầm là linh cái không phải là linh, nhầm là thần cái không phải là thần, nhầm là người cái không phải là người mà chỉ là “con vật có khả năng suy luận” mà suy luận là đi từ ý niệm này đến ý niệm kia nên hòan toàn hàng ngang, không có gì từ trên dọi xuống.
Do đó gây nên ứ trệ, không đạt được linh. Không đạt linh làm sao đạt nhân
Vì nhân thiết yếu bao hàm linh mà linh là cái gì tham dự vào toàn thể gọi là tâm linh. Đang lúc lý trí là cơ năng hạn hẹp lê thuộc vật chất chỉ có thể sản xuất ra được những ý tượng của sự vật mà không phải là vật. Vậy khi con người dừng nghỉ lại ở ý tượng (ý niệm hay biểu tượng) thì là ứ đọng lại trên những cái nhỏ bé không còn là chu tri, Chu Dịch.
Vậy khi con người dừng nghỉ lại ở ý tượng (ý niệm hay biểu tượng) thì là ứ đọng lại trên những cái nhỏ bé không còn là chu tri, Chu Dịch. Những ý tưởng đó huyền sử kêu là “nhục ảnh”, nghĩa là những hình ảnh có tính chất xác thịt phát xuất từ giác quan nhất là con mắt nên gọi là Nhục ảnh = cái ảnh hình của xác thịt vật chất. Khi người ta bị chắn bởi “nhục ảnh” thì không nhìn ra đựơc nhân tính nữa, vì nhân tính vốn là tương quan sống động giữa âm dương, còn nhục ảnh chỉ là cái gì im lìm y như bức ảnh ta chụp được, chỉ có phai đi chứ không còn biến hình nữa. Vì thế khi người ta bị chắn bởi nhục ảnh thì quên mình đi, vong thân, ly tính và giồn hết chú ý vào nhục ảnh coi như đích điểm tối hậu của con người.
Vì thế khi người ta bị chắn bởi nhục ảnh thì quên mình đi, vong thân, ly tính và giồn hết chú ý vào nhục ảnh coi như đích điểm tối hậu của con người. Do đó con người dốc trọn bầu tinh anh, những ý lực chân thành nhất vào cả đó để tổ chức thành hệ thống rồi nâng nó lên bậc tinh thần, coi như cứu cánh của lòai người mà thực ra đó chỉ là cái mành mành mà con mẹ Hoạn Thư giăng lên để cho nhìn chẳng được nhau: chẳng nhìn được nhân tính cách “bản lai diện mục”.
Mành mành có hai loại, một thuộc bái vật của Vu Nghiễn gồm các thứ dị đoan tin nhảm, khi đấy đến cùng thì huyền sử kêu là thần xương Cuồng. Xương có nghĩa là làm cho thịnh làm cho mạnh những điều vu tưởng, đến độ trở thành cuồng tín, thì quay ra giết hại người. Giết người là chuyện tất nhiên phải đến vì nó là “quá đáng” nên đánh mất tương quan cũng là đánh mất sự sống.
Loại thứ hai gọi là ý hệ. họ là những tên đao phủ của ý hệ. Nếu ta quan sát về mặt xã hội thì thấy khi một xã hội mắc vào cái tật “nhục ảnh” thì liền cho sự ứ đọng mà tang chứng là phân chia giai cấp (classe) trong xã hội cổ Au Châu hay đẳng cấp (caste) trong xã hội cổ An Độ, một xã hội có giai cấp hay đẳng cấp thì ít thích thay đổi. Vì thế trong văn minh An Độ cũng như Au Châu đều không có Kinh Dịch (Philosophie Américaine 189, 190) chỉ riêng Viễn Đông không có giai cấp hay đẳng cấp mới có Kinh Dịch, hoặc nói cách chính xác hơn vì có Kinh Dịch nên Viễn Đông đã thanh toán sớm giai cấp và đẳng cấp để đưa đến xã hội hòa đồng ít ra trong chính thể, nghĩa là không nói đến những sự chệch hướng của hành pháp.
Tại sao giai cấp và đẳng cấp lại làm trở ngại. Thưa vì một khi đã là giai cấp thì phải có luật lệ, điều kiện riêng của giai cấp, và từ đó những gì lợi ích cho giai cấp đều được công kênh lên bậc tiêu chuẩn

Tất cả danh lý và biện chứng đều y cứ trên ý niệm cũng gọi là biểu tượng, vì thế chỉ biết có chân lý đối tượng verité-objet tức chấn lý đúng với. Vì thế không có chân lý mà chỉ có chân lý của tức chân lý của phe này nhóm nọ tôn giáo kia, trường phái khác, và tất cả đều hô “chân lý chỉ có một”.

Chưa vội phê bình về hiện thực của chân lý Aletheia nhưng khi xét ở dự phóng của Heidegger thì ra thấy ông đi sát gần Kinh Dịch. Với Kinh Dịch “chân lý” không có một mà là hai: một cho dân tức con người sống trong xã hội, một cho nhân tức con người trong liên hệ với càn khôn trời đất. Là dân con người phải theo chân lý trùng hợp theo luật đồng nhất. Là nhân lại phải theo chân lý khai mở, vâng theo luật thái hòa Chân Lý đồng nhất được trình bày theo lối lý luận, nghĩa là ý tưởng nọ liên kết với ý kia, để cấu kết thành tư tưởng, nhiều tư tưởng kết thành ý hệ. Và khi đọc lên nó như rời rạc. Chính sự rời rạc này làm nên nét đặc trưng củ chân lý khai mở (oletheia) cũng là chân lý của minh triết, của kinh điển.

Chu Dịch có hai cánh cửa là Càn và Khôn và xuyên qua 64 quẻ thì nội quái là Càn, ngoại quái là Khôn nghĩa là tất cả đều lưỡng nghi thì tất nhiên phải đi theo cả hai loại chân lý: cả chân lý đồng nhất lẫn chân lý thái hòa, cả của Dân lẫn của Nhân. Nếu ta gọi dânlà tài là trí, nhân là tâm là linh thì ta sẽ nói “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài” hoặc nói vắn tắt là Nhân Dân

Nhân đi trước Dân là Nhân quan trọng hơn Dân

Chính Kinh Dịchởo giai đọan Nho Việt tức giai đọan Nguyên thủy thì không có lời nào mà chỉ có hai nét 1 âm 1 dương, hoặc khi kép lên thì thành nội quái và ngoại quái. Và điều căn bản hơn hết của Kinh Dịch là làm thế nào để ngoại quái và nội quái hội thông

“Đạo vì biến động nên gọi là hào. Hào có cấp bậc trêndưới nên gọi là vật. Vật pha trộn vào nhau nên gọi là Văn. Văn không tương xứng mới sinh ra cát hung” (hệ từ 11). Đọc xong là thấy liền phương trình sau Đạo: Hào: Vật: Văn.

Vì thế người học Dịch thì tuy trong lúc học phải suy xét học hỏi “quân tử cư tắc quan kỳ tượng nhi ngoạn kỳ từ, chữ hán” (hệ từ 2). Nhưng tới lúc hành động thì phải bỏ tất cả mà dùng lối quan, lối chiêm mới trông có tia sáng lóe lên tự miền sâu thẳm của tâm hồn. Vì thế nói: “động tác quan kỳ biến, nhi ngoạn kỳ chiêm, thị dĩ tự thiên hựu chi, cát: vô bất lợi, chữ hán” (hệ từ 2). Thiên Hựu chỉ là ánh sáng tâm linh khi lóe lên trong tâm hồn thì không gì là không lơi. Trái lại, bất lợi là khi thiếu tia chớp kia, thiếu cái trực giác của minh triết, mà chỉ còn đi theo hạ trí, suy tư theo lối tính toán so đo. Vì thế mà trước khi động (tác động hành sử trong những trường hợp khác nhau) thì thay vì bám lấy những ý tưởng của phe nhóm trong đường lối bái vật hay ý hệ, thì ở đây Dịch bảo phải bỏ cả, quên đi, rồi đặt mình vào tư thế bên ngoài lý lẽ suy luận. Vậy nên hệ từ (X) nói: “Dịch vô tư dã, vôo vi dã. Tịch thiên bất động, cảm nhi toại thông thiên hạ chi cố”: “Dịch không có suy tư, không có làm theo cái nghĩa hữu vi của hạ trí, nhưng để cho tâm trí nào đó đột nhiên lóe lên trong tâm hồn luồng ánh sáng soi cho biết được cái căn cơ trong thiên hạ”.
Chính vì muốn xa lìa hơn nữa cái sức chinh phục của lý trí nên tiên Nho có đề ra một số hành ngơi ngoai lý, thí dụ như mu rùa hay cỏ thi thay cho đất trời và gọi là thần vật với mục đích làm cho lý trí đừng có tin cậy vào năng lực của mình, đặng nó buông những bàn tay tuột ra để đất trống cho tâm linh nhô lên mặt tâm thức, cho các tia chớp sáng vụt. Những tia chớp đó chỉ lóe lên nơi những tâm hồn an tĩnh thanh thóat, nhẹ nhàng, nên sách Luận ngữ nói là “triệu văn đạo” nghe đạo vào buổi sáng, lúc lòng trí đã lắng đọng khỏi những xao động ban ngày, vì thế huyền sử nói Sơn Tinh đến sớm nên cưới được Mỵ Nương, còn Thủy Tinh đến ban chiều thì mất. Ban chiều là lúc tất cả những giao động trong ngày tụ lại giải đầy lên mặt tâm trí không để chỗ thuận lợi cho sự lóe lên của tia chớp. Như vậy thần vật chỉ là giúp tạo nên bầu khí thư thái xa những tính toán của lý trí, sau này Hán Nho vì không hiểu nổi mới biến ra bói toán bốc phệ, làm thế là ngã vào ngõ pháp môn của vua nghiễn.

Chính ra theo Việt Nho hay là nền Minh triết sơ nguyên thì thần vật cũng chính là một phần nhỏ trang sức cho sự sửa soạn gần. Còn để cho sự sửa soạn gần có hiệu nghiệm thì phải có sự sửa soạn xa đòi lâu thời giờ, mà ta có thể gọi tắt là tu thân.

Ở đây chỉ xin làm sáng tỏ vấn đề bằng so sánh hai đường lối giáo dục (tức sự sửa soạn xa): một theo tâm lý đồng nhất của hạ trí, một theo lối thái hòa của tâm linh.

Lối giáo dục đồng nhất có ba nét đặc trưng sau: 
1.trước hết nhồi sọ, nhồi sọ cho thực đầy, làm cho thực chặt không còn để một quãng thì giờ trống nào để tâm hồn rảnh rang, hầu có thể tự suy nghĩ lấy cách tư riêng. Hết giờ học thì đến giờ làm việc, hết lao tác thì đến học tập.
2.Thứ đến là lối độc hữu: do quan niệm chân lý có một, vì thế một là cấm đoán triệt để cả tư tưởng khác với chân lý được chấp nhận, như ta thấy rất rõ trong chế độ cộng sản. Hai là không dành cho chút giờ rảnh nào đặng nhìn ra ngoài.
3.Thứ ba là hệ quả của sự không để giờ cho suy nghĩ thì tất nhiên phải suy nghĩ hộ: không ai có quyền suy nghĩ nữa.

Bây giờ chúng ta hãy trở về với chân lý khai phóng của Việt Nho:
Trước hết là sự thanh thóat trong đường lối giáo hóa được tượng trưng trong việc “đi tắm sống Nghi, hóng mát trên đài Vu Vũ, ca hát mà trở về”. Thật là nhẹ nhàng cởi mở, giàu tính chất tâm linh thanh thoát (xem Tâm Tư chương IV). Còn về sách vở thì tuyệt nhiên không bao giờ lấy nó làm tiêu chuẩn tối hậu kiểu Mặc Địch để chúng chắn đường con người trở lại với tâm mình. Nếu có dùng sách thì cũng không có những sách chặt chẽ kiểu ý hệ, mà chỉ là những sách có lối văn lỏng lẻo, cởi mở như thi, thư, lễ, nhạc, không có chút chi trói buộc tâm hồn. Đã vậy cũng không có một nhịp điệu chung nào. Anh nảy ra một ý mà chưa múc cạn thì cứ múc đi: vài ba tuần giăm ba tháng mới trở lại gặp thầy cũng được.

Đó là câu truyện Việt Tỉnh, là một trang huyền sử của nước ta. Huyền sử kể truyện hôm qua để nói về hôm nay cũng như về mai hậu. Vì nó vượt thời gian nên đầy tính cách thời sự: nó nói tiên tri bi trạng nước ta hiện nay. Nhưng nó cũng là Việt Nho không bao giờ chịu thúc thủ, nên cũng chỉ luôn ra phương thuốc để chữa bệnh, bệnh là nhục ảnh, thuốc là ngải cứu tức Kinh Dịch. Hiện nay chúng ta cũng đang mắc chứng nhục ảnh trong cả hai hướng Xương Cuồng lẫn ý hệ. Và muốn thóat chúng ta cũng phải dùng ngải cứu tức phải thiết lập một nền giáo dục dựa trên Kinh Dịch để trông nhờ được nên minh triết nằm ngầm trong đó. Chính vì lẽ đó, thế nên tôi xin đề nghị một nền văn hóa giáo dục y cứ trên Kinh điển,
như đã trình bày trong “Hiến chương giáo dục”.
Gồm mấy đặc điểm sau:
Học rất nhẹ nhàng thanh thoát.
Nhưng lại có cơ sở tinh thần dựa trên kinh điển
Mối tình giáo khoa thư rất đậm đà nhờ học cùng một số sách từ thưở nhỏ.
Rất thạo ngoại ngữ

Tôi hy vọng còn có nhiều người Việt Nam hiểu được cái mối nguy cơ đang tiến đến với nước ta và vận động cho một nền giáo dục có cơ sở tinh thần dân tộc như vậy được hiện thực. Chỉ có chương trình đó mới là sự sửa soạn lâu dài để thế hệ tới sẽ biết đọc Kinh Dịch theo lốiViệt tộc đặng có thể cỡi lên rừng rồng mà thóat ra khỏi vực thẳm tăm tối hiện tại của nước nhà.

Vòng tiểu diễn vận hành trong cõi hiện tượng của giao thời vẫn hơn vòng đại diễn nhiều vì nó tận cùng bằng suy hủy (thành, thịnh, suy, hủy).
Còn vòng đại diễn lại vận hành trong cõi tính khí và linh tượng của vũ trụ nên tận cùng bằng trinh bền (nguyên, hanh, lợi, trinh) nghĩa là nó không tan rữa nhưng vẫn còn đó và sửa soạn cho một vòng tiểu diễn mới trên lộ trình khác trước


Ba luật lớn trong vũ trụ - LẠC THƯ MINH TRIẾT

Ba luật lớn trong vũ trụ : biến động, loại tụ và giá sắc
Vũ trụ quan Dịch Kinh xoay vần theo những luật tắc bất dịch gọi là “thiên tắc” Thiên tắc có nhiều
nhưng có thể rút gọn vào ba luật lớn. Ba luật đó là biến động, loại tụ và giá sắc.
1.- Luật biến động:
Mọi vật có là có trong một dạng thức động: những hình thức đó qui dịch do sự mau chậm của sự
động, những động vật hiện ra hình tích khả giác là những vật động chậm lên giác quan “thấy”: Giác quan cũng cùng một sự tiếp nhịp với chúng nên tưởng là chúng im lìm kì thực là chúng biến động không ngừng nghỉ, vật động càng chậm thì càng cứng chắc, càng động mau thì càng nhẹ xốp... 

Cây sắt được phóng đi rất mau bằng sức mau của ánh sáng thì sẽ trở thành ánh sáng. 

Vì thế mà có nhiều đợt chất thể, nhưng cho tiện thì ta chỉ thâu vào hai loại một là tinh khí hai là khí chất. 
Khí chất ở trong tầm với của giác quan, có thể tiếp xúc bằng xem, nghe, sờ, mó, cảm, ngửi, đo đếm. Nếu vượt tầm giác quan thì ta gọi là tinh khí, mà con người chỉ có thể tiếp súc bằng một nhậy cảm của tâm tình.

Những hình thái làm bằng tinh khí sẽ gọi là Tượng. Tượng là một hình thái quá tế vi. 
Khi ta có một ý nghĩ thì ý nghĩ đó liền làm nẩy ra một tượng, nếu nó ở đợt lý trí giác quan thì ta sẽ gọi là ý tượng, nếu nó thuộc đợt tâm linh thì ta sẽ gọi là linh tượng.
 linh tượng lẫn ý tượng đều tuân theo luật chung là biến động theo vòng tròn, rồi nó lại nguyên thủy tới nơi phá xuất của nó.

Đó là đại để mấy ý niệm cần thiết về luật đầu tiên là biến dịch và đó là luật phổ biến, gọi được là tiết
nhịp uyên nguyên, vì thế muốn hoà nhịp với tiết nhịp đó cần con người phải biến dịch theo, nghĩa là phải tự động, phải “tự cường tự lực” phải biến động trong mọi việc: thân xác cũng như tâm trí, ngừng nghỉ là ứ trệ là trái luật thiên nhiên và sẽ bị đẩy đi như một yếu tố làm rối loạn tiết điệu của vũ trụ. Khi có sự hoà hợp với tiết điệu thì ta gọi được là “ sự hội thông” miễn hiểu chữ sự theo nghĩa biến động của dịch “thông biến chi vị sự” H.T.V “sự chính là việc biến thông là sự động” Gọi là luật phổ biến vì nó thâu nhập mọi việc: hễ không động là ứ trệ. Xác thân thiếu vận động trở nên yếu nhược: cơ năng nào không vận dụng tới sẽ thoái bộ. Tâm trí cũng thế thiếu luyện tập suy tư tìm hiểu cũng sẽ trở nên trí độn. Muốn sống mạnh phải tự cường cả trên mọi phương diện vật chất lẫn tinh thần.

2.- Loại tụ
Mỗi loại đi theo với loại của nó. Luật này cũng trình bày bằng câu:
“đồng thanh tương ứng”
“đồng khí lương cầu”

“Đồng thanh tương ứng
Dị khí tương thù”

Nếu không tinh tấn tự cường thì một hai tia sáng lẻ loi của tâm linh xuất hiện liền bị lý trí xua đuổi vì thuộc “dị khí” nên nó tương thù.

Có muôn vàn loại, nhưng chia ra được hai loại lớn và chỉ thị bằng hai chữ Thiên, Địa với câu nói “thiên cao địa ti” trời cao đất thấp.
Tắc các tòng kì loại dã “ Vật nào xuất bởi trời thì đi với trời, vật bởi đất thì đi với đất, mỗi vật theo loại của mình”.
Nhưng ta có thể quan niệm rằng càng lên thì càng nhẹ, càng sáng, càng trong càng mở rộng.... 
càng xuống thì càng nặng, càng trọc, càng tối, càng thu hẹp...

4 chặng của vòng thiên gọi là nguyên, hanh, lợi, trinh, 
4 chặng của vòng địa là thành, thịnh suy, huỷ

“Đồng thanh tương ứng
Dị khí tương thù”
Nếu không tinh tấn tự cường thì một hai tia sáng lẻ loi của tâm linh xuất hiện liền bị lý trí xua đuổi vì
thuộc “dị khí” nên nó tương thù. Nó chỉ đón nhận có “đồng thanh lý trí” với nó. và vì thế nó đưa con người vào vòng lý trí ròng, chỉ còn có “đồng đồng vãng lai” tức vận hành trong cõi duy, cõi đồng nhất đánh mất nét gấp đôi. Đó là cái vòng đeo cổ những triết học nhị nguyên. Muốn thoát hì con người phải biết cách vun tưới hạt giống tâm linh để nó mạnh lên và kéo những luồng sáng tâm linh đến với mình đặng trở nên mạnh mẽ, không bị lý trí tống cổ ra ngoài, nhưng làm chủ tình thế bằng tăng cường vòng đại diễn tâm linh để bao trùm lấy vòng tiểu diễn lý trí, đặng làm nên nhất thể vâng theo nhất luật.

Đây là truyện khó nên Kinh Dịch chỉ có nói tới vòng này vì vòng ngoài ai cũng chạy theo rồi nên ai cũng biết vì nó hiện hình ra trước giác quan. Còn vòng trong vi tế vì vượt giác quan nên dễ bị chối đi hay quên lãng và dầu sao cũng khó biết, vì vậy Kinh Dịch chỉ chuyên bàn về vòng số sinh, vì hễ xuôi trên là xuôi dưới, vì tổng hành dinh của con người chính là ở vòng đại diễn này, còn lý trí chỉ là tổng hành dinh cấp tiểu diễn nằm trong vòng đại diễn. Vì lẽ đó Kinh Dịch đề cao tâm linh. Khi người ta lãng quên tâm linh, hoặc chuyên chăm cho lý trí nảy nở đến độ lấn át toàn vẹn tâm linh thì là duy trí nên thiếu biến thông, và đó là tình trạng thông thường. Con người hầu hết là duy vật.

Như vậy thì trong nữ có nhiều tâm linh hơn nam, nên cái Qui là tâm linh lại nằm trong tay Nữ Oa chứ
không trong tay Phục Hi chỉ có cái Củ thuộc địa, dùng để đo đếm. Bởi lẽ có đàn bà luôn luôn được dùng để biểu thị nền Minh triết. Vì Minh triết phát xuất từ nông nghiệp giàu tính chất mẹ nên về sau gọi là Âu Cơ, rồi đến Mỵ Nương và Mỵ Châu. Mỵ với Mễ đều chỉ Minh triết nông nghiệp là một, nên khi Mỵ Châu bị giết thì cũng là lúc nền Minh triết Việt Mễ bị đàn áp trước Hán học đực rựa và tất nhiên nó đàn áp luôn đàn bà. 
Và cái luật tam tòng tiên thiên chỉ sự tuân theo ba luật vũ trụ là biến dịch, loại tu, giá sắc dốc ra tòng ba cái đực rựa là:
“Tại gia tòng phụ
Xuất giá tòng phu
Phụ tử tông tử”

3.Giá sắc
Thứ nhất là gieo gặt
Thứ hai là ai gieo tất gặt
Thứ ba là gieo gì gặt ấy
Thứ bốn là gieo một gặt trăm v.v...

Ngạn ngữ nói: “gieo gió thì gặt bão”. Câu nói tuyệt hay vì diễn tả được hai ý niệm then chốt của luật giá sắc một là gieo gì gặt nấy: gieo gió gặt gió, hai là gặt được gấp bội: gieo gió gặp bão. Bão là gió đã được tăng cường gấp trăm lần. Chúng ta cần giải thích ý niệm hai này trên bình diện đại diễn của linh tượng. ở đây nó cũng vận hành theo hai luật biến dịch và loại tụ đã nói ở trên.

Vậy trước hết theo luật biến dịch hễ cái gì có là có trong dạng thức, trong mô hình: thí dụ khi ta làm
một cử động bất kỳ nào dù chỉ là một ý nghĩ thoáng qua thì liền tạo thành (nguyên) một mô hình đầy chuyển động tính, nên toả ra chung quanh một trường để hoặc bị thu hút bởi những ý nghĩ tương tự, hoặc nếu nó mạnh hơn hì sẽ lôi cuốn các ý nghĩ khác đồng loại mà nó gặp được trên con đường tuần hoàn (luật 1) để cùng với nó tăng thêm (hanh) và do đó lại kéo thêm nhiều ý tưởng khác để gia tăng thêm nữa hầu hướng đến chỗ gặt vào gấp trăm, nhờ đó biến thành điều lợi (lợi hay hại tùy nghi). 
Nếu ý nghĩ ban đầu do tâm linh thì nó sẽ kéo theo những ý nghĩ loại tâm linh
Nếu ý nghĩ do lý trí thì nó sẽ kéo theo những ý nghĩ thuộc lý trí. 
Và cứ như thế càng đi thì càng trở nên mạnh mẽ, để có thể trở thành một trường (field), một bầu khí và bao quanh người phát xuất cũng như những người cũng cùng loại ý tưởng đó, tiếng Tây quen nói “une ideé en I’air” là vô tình ám chỉ điều đó. Điều này ta đã có thể kiểm soát phần nào thí dụ nhiều khi ta có một ý tưởng như người khác: khi nói lên rồi ta mới biết nhưng ít khi nói ra nên ta tưởng là ít có, mà thực ra nó có rất nhiều phát minh được phát hiện cùng một thời ở nhiều nơi... thì chính là do luật loại tu giá sắc này. Chính trong ý này mà Mạnh Tử nói về khí hạo nhiên được nuôi dưỡng thì tràn ngập trời đất. “Kỳ vi khí dã, chí đại chí cương. Dĩ trực dưỡng nhi vô hại, tắc hồ thiên địa chi gian” (Mạnh II). Khi bầu khí này đã đạt độ mạnh đủ thì nó làm thành tác động. Vì thế nhiều việc tuy ta không đích thân làm mà vẫn mang trách nhiệm vì đã hoặc phát khởi ý nghĩ đầu tiên hoặc tham dự vào những ý nghĩ tương tự. Suy nghĩ điều trên ta mới hiểu lý do tại sao tiên hiền đặt nặng thành ý: Vì nó là đầu dây mối nhợ cho những việc rất hệ trọng. Thế nên cần phải giữ ý cho thuần thành. Để được vậy cần vươn tới đợt Tâm Linh.

Vậy khi con người đi theo đường lý trí thì là gieo những hạt giống nặng, giống lạnh.... nên gặt những
cái nặng nề, lạnh lẽo và nếu chất lý trí nhiều quá thì sẽ phá vỡ mất thế quân bình và trật ra khỏi hai đường rầy làm nên trục tiến hoá.
Hai đường rầy này là thiên và địa mà con người phải tham dự cả hai ở một mức độ 
“bình quân chất lượng”.
Có duy trì nổi mối bình quân mới giữ được cái đạo biến thông. Biến thông là sự trao đổi giữa hai vòng ngoài và trong hay là bình diện thể chất và tâm linh.

Nếu vậy để cho chắc ăn thì ta nên gieo toàn chủng tử thiên chăng? 
Thưa rằng được lắm, nhưng vì con người là vật lưỡng thê nếu không gieo xuống đất thì gieo vào đâu? và nếu không gieo xuống đất thì làm sao biến động theo tuần hoàn: tức là trước khi trở lại phát xuất điểm nó phải đi hết một vòng của địa lẫn thiên. Chính cái vòng địa này có sống cho đầy đủ mới làm chín hoa quả do hạt gieo ra, vì theo luật giá sắc thì hạt gieo xuống có thối ra mới đâm bông và nở ra trăm hạt khác. Vậy thì trốn đời cũng lại là trái luật giá sắc là luật nền móng, nên phải hiện thực nó trong hết mọi chiều kích. Vì thế điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức ra được tầm phổ biến của luật này: nó ăn sâu vào cõi tâm linh.

Vì cõi này nằm bên ngoài tầm giác quan nên con người hay lơ đãng và vì đó nay mới gặt biết bao là bão do chính mình gieo ra, vô thức mà gieo ra. 
Ngày nay những khám phá mới của khoa học đã mở ra chân trời trên những thế giới vi trùng, luồng sóng điện, từ trường... là những cái trước kia người ta không ngờ đến là có, thì nay đã thành một thực thể thông thường. 
Hi vọng rằng nhờ đó người ta sẽ chú ý đến luật giá sắc để nó cũng phải trở nên một thực thể thông thường như vậy, để con người chỉ gieo những hạt giống tốt, những ý nghĩ yêu thương, công bình, kính trọng lẫn nhau, và cố tránh những ý nghĩ ghen ghét, oán hờn cừu địch, hận thù, vì không một cái gì trong trời đất dù chỉ là một ý nghĩ thoáng qua mà không nằm trong vòng ba luật của càn khôn đã trình bày ở trên. Nếu chúng ta suy nghĩ kỹ và tìm hiểu trên mọi sự vật chung quanh mình thì sẽ nhận ra tầm quan trọng của luật giá sắc.

Bây giờ bàn đến điểm chót của luật giá sắc là biết chờ đợi nuôi dưỡng những hạt giống tốt mình đã gieo ra: 
không nên “vật trợ trưởng” đừng có giúp cho nó mau mọc 
nhưng biết tùy thời, có thời gieo rồi thời gặt nghĩa là tin chắc vào luật giá sắc. Đã có giá tất có sắc. Nếu đã gieo hạt tâm linh thì tất chính mình sẽ gặt tâm linh: những chất cao cả, sáng láng, an vui, thanh thoát... toàn là những chất giúp cho tiến hoá mạnh.

Điều quan trọng là biết chờ đợi, chờ thời gặt. Đã có gieo thì sẽ có gặt. Vi thế mà có cả quẻ thứ 5 là
Nhu trong Kinh Dịch mà Nho giáo đã đặc biệt chú ý bằng dùng tên quẻ Nhu để đặt cho Đạo là Nho: Nho là đem quẻ Nhu áp dụng cho con người, nên Nhu thêm bộ Nhơn thành ra chữ Nho. Điều quan trọng nhất trong quẻ Nhu là Hữu phu, nghĩa là tin vào khả năng tâm linh nơi con người. Đó là điều tối quan trọng cho sự tiến hoá, vì có tin như vậy thì mới đủ nhẫn nại cường kiện để đạt sự sáng láng hanh thông bền vững tốt lành. Đây là điều kiện để thành công trong mọi việc lớn mà việc lớn nhất của một đời người là tiến hoá.






Sterogyl

Thông tin về Sterogyl:
 
+ Vitamin Sterogyl bổ sung lượng vitamin D cần thiết cho tất cả các bé từ sơ sinh. Vitamin D được bệnh viện Việt Pháp kê đơn cho tất cả các bé sơ sinh, đặc biệt các bé sinh vào mùa đông, uống từ 0 tháng đến ít nhất 18 tháng liên tục. Vitamin D giúp bé phòng chống còi xương. Cho bé uống hàng ngày, mỗi ngày 2 giọt, tốt nhất vào các buổi sáng. 
 
+ Đối với những bé bị rụng tóc hình vành khăn, bạn nên cho bé uống từ 3-4 giọt/ngày, uống trong vòng 3 tuần -1 tháng liên tục, rồi dừng & quay trở về mức ban đầu. 
 
+ Uống Vitamin Sterogyl vẫn nên kết hợp với tắm nắng cho bé, mỗi lần từ 5 phút tăng lên tối đa là 15 phút, trước 8h30 sáng & sau 4h30 chiều hàng ngày. Tránh phơi nắng trực tiếp vào gáy & tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt bé. Tuyệt đối không phơi nắng cho bé qua cửa kính.
 
+ Vitamin không cho bé uống trực tiếp mà phải pha vào nước, sữa, nước hoa quả, bột, cháo & nên pha vào 1 thìa nhỏ (không nên cho vào cả 1 bình sữa hoặc cả 1 bát cháo) rồi cho bé uống trực tiếp để tránh hao hụt & đảm bảo bé uống đủ 2 giọt/ngày. 
 
+ Vitamin Sterogyl còn dùng được cho bà bầu, vào 3 tuần cuối thai kỳ. Mỗi ngày uống 1-2 giọt. 


http://www.thuocbietduoc.com.vn/hoi-dap-6-0-3243/tre-bo-bu-va-quay-khoc-ve-dem.aspx

Lượm

tài sản: vốn sống + nhân cách + thể lực + trí lực.

Vượt khó dễ hơn vượt sướng nhiều lần. Sinh ra trong gia đình khá giả là bất hạnh.

Bí quyết vượt qua nổi sợ trước khi thuyết trình: nắm chặt tay + mím môi thật chặt + nín thở.

Biệt thự nhưng bếp nút lạnh lẻo thì ớn.
Tài giỏi xinh đẹp nhưng ko có lửa nhiệt tình thì chán.

GATO
NATO: No Action, Talk Only.

Giá trị bạn ấy chỉ 50tr, bạn ấy đã bán mình. may mà chỉ mất 50tr.

Phúc như thân thuyền
Lộc là thứ chất lên thuyền
Phúc mỏng, Lộc nhiều -> thuyền nhanh đắm.

Đám cá lòng tong thì nhaao nhao trên mặt nước, đám cá lớn sống im lặng dưới sâu.

Còn trẻ thì hãy xin người khác ''bốc lột' hết sạch khả năng của mình, chỉ sợ bất tài ko ai chịu nhận.

Những gì bạn Sale ko phải là hàng hóa. mà chính là:
1. Đối với KH Lạ điều cần sale là sự Lễ phép
2. Quen ..............................................Sự nhiệt tình
3. Nóng tánh.......................................Hiệu suất
4. Ngạo mạn ......................................lòng nhẫn nại
5. Có tiền ...........................................Sự Tôn Quý
6. Nghèo ............................................Lợi ích thiết thực
7. Thời thượng ...................................Sang trọng
8. Pro. .................................................Pro.
9. hào sảng ..........................................sự phóng khoáng
10. Keo kiệt .........................................Lợi ích
11. Sống hưởng thụ .............................sự phục vụ
12. hư vinh .......................................... Vinh dự
13. hay bắt bẻ .......................................Sự tinh tế
14. hiền lành .........................................sự chân thành
15. hay do dự ........................................sự bảo đảm.

W. Buffet : ' sự khác nhau giữa người thành công và người cực kỳ thành công là người cực kỳ thành công nói KO với hầu hết mọi thứ.'
-- giống Steve Job.

"Chẳng có gì cao quý dựa trên người khác, mà dựa trên chính con người cũ của bạn" Hemingway


'Đừng hỏi bạn có thể làm gì để họ thích bạn.
Hãy hỏi bạn có thể làm gì để họ thích bản thân họ
và khi đó họ sẽ yêu mên bạn'. - Kết giao tinh tế

E.P - Emotional Prediction = fán đoán cảm xúc.
bạn sẽ cảm nhận được cảm xúc của người khác, khi đó bạn sẽ tạo dựng mối quan hệ 1 cách fù hợp.

Đối với nhiều người, vấn đề khó nhất khi gặp gỡ mọi người là nhìn thẳng vào mắt họ đủ lâu để có thể thực sự giao tiếp với họ. Tại sao đây lại là một vấn đề khó khăn, thậm chí cả với những người đang tự tin? Bởi vì, giống như những con hổ đang nhìn chằm chằm vào nhau trong khu rừng, sự tiếp xúc bằng ánh mắt dữ tợn làm kích thích bản năng gây chiến hoặc lẩn trốn ngay từ đầu. Nếu một con hổ quay đi chỗ khác, có thể nó sẽ vồ ngay con kia. Sự tiếp xúc bằng ánh mắt yếu đuối cũng là một điều bất lợi trong thế giới của những kẻ mạnh. 
Đây là một chương trình vật lý trị liệu gồm mười phương pháp để nâng cao sự tiếp xúc bằng ánh mắt của bạn.

1.Nhìn lần 1: hãy tự mô tả chi tiết màu mắt của cô ấy
2. Nhìn lần 2: hãy kiểm tra hình dáng đôi mắt của cô ấy. Đó là một đôi mắt hình tròn? Hay hình bầu dục? Hình quả hạnh nhân? Đôi mắt đó có nhiều tròng trắng hay không? Và trắng đến mức nào? Có hơi bị đỏ hay không?
3. Nhìn lần 3: khoảng cách giữa hai con mắt của cô ấy cách nhau bao xa.
4.Nhìn lần 4: Đôi mắt của cô ấy có cân đối không? Mắt bên này có hơi nhỏ hơn hoặc bị sụp mí hơn mắt bên kia hay không?
5. Nhìn lần 5: tập trung vào chiều dài của lông mi. Chúng thẳng hay cong và có màu gì?
6. cố gắng xác định xem liệu anh ấy có đang đeo kính áp tròng. Và đó là kính đổi màu hay kính trắng?
7. Hãy xác định cách trang điểm đôi mắt của một phụ nữ? Cô ấy có chải mi không? Có đánh quầng mắt không? Có kẻ lông mày không
với một nhóm nhỏ, hãy để ý mắt của từng người để xác định anh ta đang chú ý đến ai nhất.
Để tăng cường khả năng giao tiếp bằng mắt với mọi người, hãy lần lượt xác định màu, hình dạng và tròng trắng đôi mắt của họ. Hãy chú ý đến độ dài và màu mắt của họ. Có phải họ đang đeo kính áp tròng hoặc kính có gọng không? Thị lực của họ là bao nhiêu? Hãy đếm số lần họ chớp mắt. Hãy xác định xem ai là người họ đang chú ý đến nhất. Hỡi các quý bà, hãy chú ý đến các trang điểm mắt của một phụ nữ. Có phải bà ta đang đeo mi giả? Eo ôi.
Sau vài tháng luyện tập, thì việc nhìn thẳng vào mắt mọi người sẽ không còn khó khăn nữa. Lúc đó, giao tiếp bằng ánh mắt sẽ là một bản năng thứ hai.


Kết Giao Tinh Tế

Đừng hỏi bạn có thể làm gì để họ thích bạn.
Hãy hỏi bạn có thể làm gì để họ thích bản thân họ.
Và khi đó họ sẽ yêu mến bạn.

đối với nhiều người, vấn đề khó nhất khi gặp gỡ mọi người là nhìn thẳng vào mắt họ đủ lâu để có thể thực sự giao tiếp với họ. Tại sao đây lại là một vấn đề khó khăn, thậm chí cả với những người đang tự tin? Bởi vì, giống như những con hổ đang nhìn chằm chằm vào nhau trong khu rừng, sự tiếp xúc bằng ánh mắt dữ tợn làm kích thích bản năng gây chiến hoặc lẩn trốn ngay từ đầu. Nếu một con hổ quay đi chỗ khác, có thể nó sẽ vồ ngay con kia. Sự tiếp xúc bằng ánh mắt yếu đuối cũng là một điều bất lợi trong thế giới của những kẻ mạnh. Đây là một chương trình vật lý trị liệu gồm mười phương pháp để nâng cao sự tiếp xúc bằng ánh mắt của bạn.

1.Nhìn lần 1: hãy tự mô tả chi tiết màu mắt của cô ấy
2. Nhìn lần 2: hãy kiểm tra hình dáng đôi mắt của cô ấy. Đó là một đôi mắt hình tròn? Hay hình bầu dục? Hình quả hạnh nhân? Đôi mắt đó có nhiều tròng trắng hay không? Và trắng đến mức nào? Có hơi bị đỏ hay không?
3. Nhìn lần 3: khoảng cách giữa hai con mắt của cô ấy cách nhau bao xa.
4.Nhìn lần 4: Đôi mắt của cô ấy có cân đối không? Mắt bên này có hơi nhỏ hơn hoặc bị sụp mí hơn mắt bên kia hay không?
5. Nhìn lần 5: tập trung vào chiều dài của lông mi. Chúng thẳng hay cong và có màu gì?
6. cố gắng xác định xem liệu anh ấy có đang đeo kính áp tròng. Và đó là kính đổi màu hay kính trắng?
7. Hãy xác định cách trang điểm đôi mắt của một phụ nữ? Cô ấy có chải mi không? Có đánh quầng mắt không? Có kẻ lông mày không
với một nhóm nhỏ, hãy để ý mắt của từng người để xác định anh ta đang chú ý đến ai nhất.

MẸO NHỎ #1 Hãy kiểm chứng mười đặc điểm của đôi mắt
Để tăng cường khả năng giao tiếp bằng mắt với mọi người, hãy lần lượt xác định màu, hình dạng và tròng trắng đôi mắt của họ. Hãy chú ý đến độ dài và màu mắt của họ. Có phải họ đang đeo kính áp tròng hoặc kính có gọng không? Thị lực của họ là bao nhiêu? Hãy đếm số lần họ chớp mắt. Hãy xác định xem ai là người họ đang chú ý đến nhất. Hỡi các quý bà, hãy chú ý đến các trang điểm mắt của một phụ nữ. Có phải bà ta đang đeo mi giả? Eo ôi.
Sau vài tháng luyện tập, thì việc nhìn thẳng vào mắt mọi người sẽ không còn khó khăn nữa. Lúc đó, giao tiếp bằng ánh mắt sẽ là một bản năng thứ hai.
 MẸO NHỎ #2 “Đánh giá” người khác bằng “Cách nhìn tinh tế”
 Bất kể khi nào bạn coi cách nhìn đó là phù hợp – cho dù bạn đang đánh giá về một ý kiến, một đề xuất kinh doanh hoặc về một người – hãy sử dụng cách nhìn chăm chú. Sau đó, khi bạn đã đạt được thỏa thuận hoặc chiếm được cảm tình của họ, hãy mỉm cười đồng ý. Lúc này họ cảm thấy đã “đạt được” sự chấp thuận của bạn.

để họ cảm thấy rằng sự chấp thuận của bạn đúng là một giải thưởng dành cho họ, bạn phải tỏ ra là một người tự tin như thể đang ở vị trí cao hơn người đó. (kèo trên)

Đừng bao giờ mặc bất kỳ trang phục nào mới trong một sự kiện, cuộc phỏng vấn, cuộc gặp gỡ quan trọng hoặc vào một ngày trọng đại. Nếu bạn không muốn bị chê cười và coi khinh, hãy mặc trang phục mới đó khi bạn đi chơi tối cùng với bạn gái hoặc đi uống bia với mấy người bạn trai.

Nếu tôi từng mặc trang phục mới của tôi đến một nơi nào đó trước ngày diễn thuyết của mình, tôi sẽ phát hiện ra là lụa dính vào quần và để lộ những giọt mồ hôi
MẸO NHỎ #4 Trước tiên hãy mặc thử “bộ quần áo đẹp” của bạn đi quanh nhà
Đừng mặc chiếc quần bò và áo phông cũ của bạn nữa. Hãy mặc bộ quần áo mới bóng nhoáng và chạy quanh nhà. Mặc chúng khi xem vô tuyến. Ghi vào đĩa CD khi bạn vận bộ đồ đẹp đẽ ấy trên người.

Hãy mặc chúng và chợp mắt một lát – đặc biệt nếu đó là vải sợi, bạn sẽ thấy chúng không bị nhăn. Sau giặt, nhìn chúng như mới. Và nhìn bạn sẽ đẹp hơn bởi vì bạn sẽ không có vẻ như “tôi đang mặc một bộ quần áo mới” cứng nhắc.

MẸO NHỎ #5 Hãy nói tên của họ trước vai trò của họ trong cuộc sống của bạn
Trước tiên, đừng phô trương vị thế mà một ai đó nắm giữ trong cuộc sống của bạn. Hãy giới thiệu anh ta như một người ruột thịt thực sự nhưng có cuộc sống tách rời bạn – và thậm chí một cái tên cùng với vị thế đó. Sau khi nói tên của anh ta, hãy dừng lại. Tiếp đó, trong một câu mới, thông báo cho người nghe về vai trò của người ấy trong cuộc sống của bạn.
MẸO NHỎ #6 Hãy làm cho bạn của bạn cảm thấy tốt hơn (và hãy để họ làm tương tự như vậy với bạn).
Khi bạn giới thiệu về bạn bè, hãy giới thiệu họ một cách tốt đẹp bằng cách nói nhiều về họ thay vì chỉ giới thiệu tên. Hãy nói một vài điều tuyệt vời về họ. Thậm chí nếu bạn biết nhóm đang gặp và phần giới thiệu về ai đó không liên quan đến nhau, hãy chú ý đến chủ đề mà bạn của bạn yêu thích để nhóm gặp mặt có thể hiểu rõ hơn về người bạn đó.

Đừng làm điều này với ý nghĩ là phải có đi có lại và hãy giữ gìn cho tình bạn của bạn sâu sắc hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có một người bạn thoáng tính và cả hai đều thấy thoải mái với mọi sự sắp đặt, hãy đồng ý làm công việc tương tự cho nhau: “Tôi sẽ thổi chiếc còi của bạn còn bạn sẽ thổi chiếc còi của tôi.”

Đừng cảm thấy bị bắt buộc phải tham gia vào một cuộc thảo luận ngay lập tức. Khi giữ im lặng lúc đầu, bạn dã tạo ra một cảm giác bí hiểm. Đơn giản là hãy lắng nghe và tạo sự giao tiếp bằng ánh mắt với người khác khi họ nói. Lúc bạn quyết định nói ra, những lời nhận xét của bạn được mọi người chờ đợi và có trọng lượng hơn nhiều. Sự điềm tĩnh và im lặng đầy tự tin của bạn đã gây nhiều ấn tượng.
          1.Hãy đợi ba giây trước khi trả lời khi được hỏi nếu bạn biết câu tra lời.
          2. nếu ko thì ahỹ mĩm cười và nói:"“hãy cho tôi một chút thời gian để suy nghĩ.” Rồi sau đó từ            từ chuyển chủ đề."
           3.Khi bạn không muốn trả lời. Nếu ai đó hỏi bạn một câu hỏi thô lỗ, hãy bình tĩnh sử dụng              tên của người đó, nhìn thẳng vào mắt họ và nói, “tôi không biết trả lời câu hỏi đó ra sao, (nói              tên người đó.)” Hãy giữ cách thể hiện trung lập, nhưng đừng nhìn đi chỗ khác.

MẸO NHỎ #8 Hãy ấn vào tĩnh mạch của họ khi bắt tay
Bất kể khi nào bắt tay ai, đừng ấn giống như bạn đang bắt mạch cho anh ta! Nhưng để tạo được mối quan hệ ngay lập tức với một người quen mới, hãy đặt nhẹ ngón trỏ lên tĩnh mạch chỗ cổ tay áo của anh ta, vì vậy anh ta sẽ cảm nhận được được hơi ấm của cơ thể bạn dang truyền vào cơ thể của anh ta. Thả bàn tay của bạn vào bàn tay của anh ta đủ khoảng cách để chạm vào tĩnh mạch và tiếp xúc với làn da của bạn, một dấu hiệu khác của cái bắt tay nồng ấm.
Đừng chỉ nhìn qua danh thiếp của một người mới quen và nhanh chóng cất nó vào trong túi hoặc ví của bạn. Trước tiên, hãy cầm nó bằng hai tay và nhìn vào tấm danh thiếp ấy cứ như thể đó là một bức tranh nghệ thuật nhỏ được sơn bằng tay đặc biệt dành cho bạn. Sau đó bạn có thể chuyển sang cầm danh thiếp bằng một tay, nhưng vẫn giữ nó ở vị trí ngang thắt lưng hoặc dưới một chút. Để làm cho người ấy cảm thấy được tôn trọng và được yêu quý, thỉnh thoảng hãy nhìn tấm danh thiếp với vẻ kính trọng.
Khi bạn đưa danh thiếp, hãy từ từ lấy danh thiếp ra khỏi chiếc hộp và đưa danh thiếp theo chiều ngang, mặt chính của danh thiếp hướng về phía người nhận. Hãy cầm danh thiếp hơi cao hơn mức bình thường một chút – không phải ngang mặt người nhận – mà ở độ cao người nhận có thể gần như đọc được danh thiếp đó trong tay của bạn.

Nếu bạn tôn trọng công việc của bạn, thì người khác cũng tôn trọng công việc của bạn. Rốt cuộc, những người yêu thích công việc họ đang làm và làm công việc họ yêu thích đều là những người rất thành đạt trong cuộc sống.
Khi nói chuyện về cái nắp đậy, hãy nhìn lại tấm danh thiếp của đối tác đang trò chuyện mà tất nhiên bạn vẫn đang cầm trên tay. Nó sẽ giải thoát cho bạn khi bạn gặp bế tắc trong khi trò chuyện. Ngay cả khi tấm danh thiếp của anh ta không có bức ảnh thú vị giống như cái nắp đậy bộ phân phối, bạn sẽ có thể tìm được một tín hiệu cho cuộc trò chuyện trong tấm danh thiếp – chẳng hạn như lô gô, chức danh hay bản kê nhiệm vụ của anh ta.
Những ông chủ doanh nghiệp nhỏ thường thiết kế danh thiếp. Tấm danh thiếp đó, khi nó đập ngay vào mắt bạn, là sự mở đầu khác cho một câu chuyện thú vị - hoặc một câu chuyện mà ít nhất họ cảm thấy thú vị.
Với những người ôm chuyên nghiệp, hãy ngụy trang ý định ôm của bạn bằng cách giữ khuỷu tay gần chạm eo trong khi dang rộng cánh tay. Điều đó cho phép người bạn định ôm ra tín hiệu nên đón nhận cái ôm của bạn hay nắm tay phải của bạn và bắt tay hoặc cả bắt tay và ôm.
Hãy cứ ôm chặt nhau nếu người được ôm cho phép. Nhưng đừng để tay của bạn chạm vào lưng cô ấy vì e rằng điều đó ngầm thể hiện rằng bạn muốn cắt đứt mối quan hệ.
Đừng vội phân tích điều đó một cách ngu ngốc nếu người cùng ôm bắt đầu vỗ vào lưng bạn. Việc đó thường xảy ra khi một trong hai người đang ôm nhau cảm thấy cái ôm quá lâu, báo hiệu, “Được rồi, đã hết thời gian. Đừng ôm nữa” khi cô ấy bắt đầu vỗ nhẹ vào người, mỉm cười và từ từ bỏ tay ra.

Bất kể khi nào cơ hội và sự ham muốn kết hợp lại, hãy dang tay ra cứ giống như bạn sắp chạm vào tay của một ai đó thể hiện sự yêu mến hoặc cảm thông. Sau đó, như thể đã nhận ra cử chỉ của bạn có thể không phù hợp, hãy kéo tay lại. Lúc này bạn đã chứng tỏ được tình cảm, sự tôn trọng và lịch thiệp.
Bạn đã từng nghe câu châm ngôn, “hãy ăn mặc diện hơn khách hàng một chút, nhưng đừng quá diện hơn họ.” Câu châm ngôn khi gặp gỡ một người nào đó trong công việc và tình yêu là, “Hãy nghe chăm chú hơn một chút, nhưng đừng quá chăm chú.”
Bạn nên biết rằng có những thời điểm mà, vì những chiến thuật nghề nghiệp, bạn không muốn thể hiện sự quá nhiệt tình của mình và không muốn lên tiếng hoặc chỉ giao tiếp ở mức một nửa khả năng của bạn.
Khi gặp những người có địa vị nghề nghiệp hoặc xã hội cao, hãy thận trọng trong cách cư xử và phép lịch sự của bạn. Trong ngữ cảnh này, cách cư xử và phép lịch sự đó có nghĩa là những dấu chấm câu và dấu hỏi. Hãy dùng đúng các câu trên trong một câu hoàn chỉnh gồm danh từ và động từ. Có thể chọn thêm tính từ.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đồng minh, hãy đến hội nghị sớm hơn và đi xung quanh các phía sau phòng họp giống như một chiếc trực thăng. Sau đó, khi bạn nhận ra một nhân vật quan trọng, hãy hạ cánh nhanh chóng vào chỗ ngồi ngay bên cạnh nhân vật đó.

Hãy nhớ điểm dừng của bạn bất kể bạn đang tìm kiếm cái gì. Nơi bạn ngồi có thể thay đổi điểm mấu chốt của bạn.
Sử dụng mười bảy Mẹo nhỏ nêu trên, mọi người sẽ có ấn tượng tốt đẹp đầu tiên về bạn. Nhưng làm cách nào để bạn giữ được ấn tượng đó mãi mãi. Hãy đọc tiếp.

hiệu ứng Von Restorff , Các diễn giả đêm ngủ thường vắt tay lên trán để nghĩ ra phần kết thúc hoàn hảo cho bài diễn thuyết của họ - phần mà khán giả thường vỗ tay nhiệt liệt.
Lần sau bạn gặp một người nào đó, hãy chú ý là phải thật sôi nổi khi bạn nói lời chào. Sau đó, khi đã đến lúc phải nói lời tạm biệt, hãy nâng mức sôi nổi của bạn cao hơn nữa. Nếu phù hợp, hãy nói với người đó về sự vui mừng của bạn.
Một câu nói tạm biệt sinh động giống như nụ hôn nồng ấm vào cuối đêm. Một câu nói tạm biệt lạnh nhạt, kém sôi nổi nghe giống như hành động khước từ nụ hôn đó.
Nói lời tạm biệt sau khi gặp và nói chuyện với một ai đó:
“Tôi rất thích được gặp bạn, Marisol!”
“Gial, tôi vui mừng là Joshua đã giới thiệu chúng ta!”
Bây giờ bạn gặp một người bạn hoặc một người quen trên đường phố hoặc tại một bữa tiệc:
“Tôi rất vui mừng khi chúng ta tình cờ gặp nhau, Renee!”
“Thật tuyệt khi tình cờ gặp bạn, Brendan!”
Kết thúc một cuộc họp hoặc một buổi tối với một người bạn:
“Tôi rất vui khi được nói chuyện với bạn, Tania!”
Khi bạn chuẩn bị gác máy điện thoại:
“Gabriella, thật tuyệt khi được nói chuyện với bạn. Tôi rất mừng là chuyến đi của bạn tốt đẹp và rất mong gặp lại bạn khi bạn trở về.”

Để bắt chuyện với một người mới quen (hoặc một người bạn cũ) hãy hỏi về một ngày của cô ấy, tốt hơn là nên hỏi những việc cô ấy làm cách đây năm hoặc sáu tiếng. Hãy nghĩ ra càng nhiều chi tiết càng tốt và hỏi về chúng. Cô ấy thích vẻ không tự nhiên của bạn vì cô ấy là người có kinh nghiệm.
Mỗi câu hỏi chi tiết đều có vòng đời ngắn, vì vậy hãy sử dụng câu hỏi đó khi nó còn nóng hổi.

Công thức thì đơn giản, nhưng lợi ích của cuộc trò chuyện thì thật to lớn.
Hãy gieo bất kỳ hạt thông tin nào bạn lượm được. Nếu bạn trồng và chăm sóc nó, bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng khi nó mọc rất nhanh thành một cuộc thảo luận sôi nổi.

MẸO NHỎ #20 Hãy sẵn sàng liên hệ lại lần thứ hai
Gọi cho người quen của bạn nói về một chủ đề có thể đặt được câu hỏi tiếp theo hợp lý. Sau đó liên hệ lại với cô ấy để tìm hiểu thêm thông tin. Miễn là thông tin đó liên quan đến những gì bạn đang nói, liên hệ lại lần thứ hai – hoặc lần thứ ba thì cũng chẳng có gì là kỳ lạ. Lúc này bạn đang trên con đường tiến gần đến tình bạn.

Với thế giới này bạn là hạt cát nhưng với ai đó bạn là cả thế giới
Vì hầu hết Mẹo nhỏ trong cuốn sách này đều nhằm nâng cao lòng tự trọng của mọi người, nên hẳn cuốn sách này cũng có điều gì đó thú vị đối với bạn.
Trở lại quán cà phê. Ôi trời, hôm nay bạn quên ví ở nhà? “Cô thu ngân xinh đẹp” sẽ không nhất quyết đòi bạn phải trả tiền ngay (có lẽ không bao giờ chuyện đó xảy ra).
Darn, hôm nay tại sao Taco Bell đông bất thường. Ồ, “Kreskin” có thể làm trò ảo thuật ở đây. Anh ta sẽ phục vụ món ăn bạn yêu cầu ngay sau khi bạn bước vào cửa.
Đột nhiên, “Bác sỹ Camille” luôn tìm ra cách để tôi xen vào được lịch khám kín mít của người bác sĩ

Nếu bạn nghĩ ai đó thích tên theo chức danh, hãy đặt cho anh ta một cái tên hiệu để tâng bốc anh ta. Điều này sẽ tạo cho bạn ấn tượng khó quên và ít nhất làm cho cả hai đều cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên, có một quy tắc cơ bản là cái tên phải nâng cao lòng tự trọng của người đó.