Nước cam giúp bé tăng chiều cao. Nguyên nhân là do nước cam chứa rất nhiều canxi - một chất rất cần cho sự phát triển chiều cao.
Lượng canxi trong loại quả này thậm chí còn cao hơn các sản phẩm chế biến từ sữa. Canxi còn đặc biệt có nhiều trong vỏ cam. Vì vậy khi mẹ chỉ nên gọt phần vỏ xanh và khuyến khích bé ăn cả phần cùi màu hoặc sau khi vắt nước, mẹ cắt miếng cho vào cốc để bé ăn cả phần tép cam. Lợi ích sức khỏe khác từ cam và nước cam Cam còn giàu vitamin C, có tác dụng tăng sức đề kháng; giàu phytochemical, có tác dụng chống lão hóa và limonoid giúp ngăn ngừa ung thư, giải độc, lợi tiểu cho bé. Một nghiên cứu đã chứng minh, những bé thường uống nước ép cam, chanh... có chiều cao phát triển tốt hơn, sức đề kháng tốt và khỏe mạnh hơn những bé không thường xuyên uống. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên cho bé uống quá nhiều nước cam, vì bé sẽ thường xuyên thấy no và mất dần cảm giác thèm ăn. Với những loại cam có hàm lượng đường cao, việc lạm dụng còn có thể gây khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy cho bé. Liều lượng nước cam cho bé mỗi ngày Bé 2-3 tuổi, chỉ nên cho uống nửa cốc 200ml (tức 100ml) mỗi ngày; bé từ 4 tuổi trở lên uống 3/4 cốc mỗi ngày. Lưu ý khi pha nước cam cho bé Theo bác sĩ Tân Minh (Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM), khi pha nước cam, mẹ nên vắt trực tiếp chứ không nên vắt qua máy để có thể lấy được cả tép.
Mẹ nên pha thêm nước đun sôi để nguội vào cho bé dễ uống.
Mẹ nên chọn ly, cốc có màu sắc đẹp để dễ thu hút bé.
Trong trường hợp bé không chịu uống, các bậc cha mẹ cũng đừng sốt ruột, cứ đợị con lớn hơn một chút rồi cho uống tiếp.
Không nên cho bé uống nước cam vào buổi
tối vì làm bé khó ngủ. Tốt nhất nên cho bé uống vào buổi sáng hoặc buổi
trưa khi đã ăn xong 1-2 tiếng.
Tuyệt đối không cho bé uống nước cam khi
bé đang đói vì nước cam nhiều axit hữu cơ sẽ làm tăng axit trong dạ
dày, gây đau dạ dày cho bé.
Không cho bé uống nước cam ngay sát bữa ăn vì làm bé no, không ăn được.
|
Lợi ích của cam và nước cam với bé
Tài năng của trẻ phát triển tốt nhất trước 6 tuổi
Theo các nhà nghiên cứu, tuổi vàng phát triển của trẻ là từ 0 đến 6 tuổi nên cần thực hiện những kích thích nhằm giúp bé bộc lộ tài năng sớm. Giáo dục mầm non vì thế phải chú trọng phát triển trí thông minh cho trẻ.
Bộ GD&ĐT vừa công bố thông tư ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trong đó có những tiêu chí như: 100% trẻ phải được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần; không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm; được khám sức khoẻ định kỳ; có ít nhất 85% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi....
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, trong số điều kiện công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia còn thiếu tiêu chí về kết quả đào tạo trẻ dưới 5 tuổi. Theo những kết quả đã được công bố của Viện nghiên cứu phát triển trẻ thông minh sớm thì tiềm năng của một đứa trẻ được xác định trong những năm đầu, từ giây phút đầu tiên của cuộc sống đến những năm tháng chăm sóc ở gia đình và cơ sở nuôi dạy trẻ.
Giai đoạn mẫu giáo rất quan trọng trong việc phát triển tiềm năng của trẻ. Ảnh: Thi Trân.
|
Trong một hội thảo về trẻ thông minh sớm, tiến sĩ Phạm Mai Chi cho biết, các nghiên cứu và tìm hiểu về não bộ trẻ cho kết quả: một nửa sự phát triển quan trọng của não bộ ở đứa trẻ được hoàn thành vào thời điểm nó bắt đầu học mẫu giáo. Đặc biệt, trẻ em có các mạch thần kinh nếu không được kích thích trước khi học mẫu giáo thì sẽ không bao giờ có được sự thông minh đáng có. Bà cho rằng, 0-6 tuổi là thời kỳ vàng, cửa sổ của các cơ hội giáo dục khai mở tiềm năng cho trẻ.
Thời kỳ tốt nhất để phát triển sự gắn bó về mặt xã hội và tiếng nói của trẻ là trước 2 tuổi, nhận biết chữ là trước 3 tuổi và học đếm là trước 4 tuổi. Tiến sĩ Mai Chi cho hay bộ não trẻ ngay từ sơ sinh đã có những tiềm năng đáng kinh ngạc: lúc mới sinh trọng lượng não bằng 25% não người trưởng thành, 9 tháng tuổi gấp đôi so với não sơ sinh, 3 tuổi gấp 4 lần lúc mới sinh và 6 tuổi hầu như hoàn thiện về cấu trúc.
Bà dẫn lời A.Makarenko từng dự đoán nền móng của giáo dục được xây dựng vững chắc từ trước 5 tuổi, nó chiếm 90% cả quá trình giáo dục. Thực chất, đó là giáo dục khai phá và phát triển tiềm năng của con người.
Quy luật “tài năng thuyên giảm” tồn tại trong quá trình phát triển tài năng và tố chất của trẻ em.
|
Giáo sư Shichida (Nhật Bản) từ những năm 1950 đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về phương pháp giáo dục mầm non. Những phát hiện và kết luận của ông đã làm xôn xao dư luận với phương pháp giáo dục sớm cho trẻ được nhiều trường mầm non áp dụng. Theo đó, khoa học đã chứng minh rằng, não người phát triển với tốc độ cao nhất là trong giai đoạn sơ sinh, và quá trình phát triển gần như được hoàn thành khi ta 12 tuổi. Chính vì vậy, thực hiện những kích thích nhằm giúp bé có thể bộc lộ tài năng nên bắt đầu càng sớm thì hiệu quả càng cao.
Mặt khác, ở não phải có một đường dẫn (vừa là đường đi của năng lượng cơ thể, vừa là nơi xử lý thông tin), khi bé được 6 tuổi thì đường dẫn này sẽ được hình thành một cách toàn vẹn. Chính vì thế mà khả năng để phát triển những tài năng của trẻ sẽ giảm đi một cách nhanh chóng cùng với độ tuổi của bé.
Giáo sư Shichida cũng đã công bố nghiên cứu về sự quan trọng của “Chế độ dinh dưỡng” từ năm 1980. Với kinh nghiệm của bản thân, ông khẳng định thực phẩm dinh dưỡng và sự phát triển của não bộ là những thứ không thể tách rời. Khái niệm “Chế độ dinh dưỡng” đã được áp dụng vào lĩnh vực giáo dục. Ông cũng cân nhắc những tác động, kích thích tích cực để giúp não bộ phát triển một cách toàn diện mà không tạo ra sự chênh lệch giữa não trái và não phải.
"Các bài tập thể dục và chế độ dinh dưỡng thích hợp cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Bên cạnh đó, giáo dục mầm non, mẫu giáo cần đặt mục tiêu quan trọng là giáo dục toàn bộ nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, dạy bé những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, các quy tắc xã hội, cũng như việc phát triển những cảm xúc và tinh thần cộng đồng", một chuyên gia nghiên cứu về phát triển thông minh sớm cho trẻ nói.
Kiều Trinh
Diễn văn Gettysburg
Abraham Lincoln
Tám mươi bảy năm trước ông cha chúng ta đã khai sinh ra trên lục địa này một quốc gia mới, được thai nghén trong Tự do, và sống hiến dâng cho lý tưởng được đề ra, rằng tất cả mọi người được tạo hóa sinh ra bình đẳng.
Giờ đây chúng ta bị lâm vào một cuộc nội chiến lớn, thử thách xem quốc gia này, hay bất cứ quốc gia nào được thai nghén và sống hiến dâng như thế, có thể tồn tại được lâu dài hay không. Chúng ta gặp nhau trên một chiến trường lớn của cuộc chiến này. Chúng ta đến để hiến dâng một phần đất nhỏ của chiến trường này làm nơi an nghỉ cuối cùng cho những người đã để lại mạng sống mình tại đây, để cho quốc gia này có thể tồn tại. Tất cả đều phù hợp và chính đáng để chúng ta làm việc này.
Tuy nhiên, theo một nghĩa rộng hơn, chúng ta không thể hiến dâng – không thể tôn phong – không thể thánh hóa – miếng đất này. Chính những con người dũng cảm đã chiến đấu tại đây, dù còn sống hay đã chết, đã làm thiêng liêng nó, vượt xa khả năng kém cỏi của chúng ta để thêm hay bớt đi điều gì cho nó. Thế giới sẽ ít chú ý, hay nhớ lâu những gì chúng ta nói ở đây, nhưng sẽ không bao giờ quên điều gì họ đã làm ở đây. Chính chúng ta, những người còn sống, mới phải hiến dâng mình cho công việc dở dang mà những người chiến đấu ở đây đã tiến hành một cách cao quý. Chính chúng ta mới là những người phải hiến dâng mình cho nhiệm vụ lớn còn ở trước mặt – rằng từ những người chết được vinh danh này chúng ta sẽ nhận lấy sự tận tụy nhiều hơn cho sự nghiệp mà họ đã cống hiến đến hơi thở cuối cùng – rằng chúng ta ở đây sẽ có quyết tâm cao để cho những người đã ngã xuống sẽ không hy sinh một cách phí hoài – rằng quốc gia này, dưới ơn trên của Chúa, sẽ chứng kiến một cuộc sinh nở mới của tự do – và rằng chính quyền của dân, do dân và vì dân, sẽ không biến mất khỏi trái đất này.
Bản dịch : Nguyễn Xuân Xan
Học để làm gì ?
Theo UNESCO: học để biết, học để làm, học để xác lập
mình và học để chung sống với người khác (Learning to know, learning to
do, learning to be and learning to live together).
Như vậy, UNESCO đã xây dựng bốn trụ cột cho việc học, và lấy đó làm định hướng cho giáo dục của thiên niên kỷ mới. Cái học để ứng xử của người xưa nay chỉ còn là một phần trong quan niệm của UNESCO: học để chung sống với người khác. Còn quan niệm học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm phổ biến trong phụ huynh và sinh viên đại học hiện nay thì cũng chỉ nằm ở một góc khác: học để làm.
Hai trụ cột khác rất quan trọng: học để biết và để xác lập bản thân mình thì hiện ra rất mờ nhạt trong hệ thống giáo dục. Thậm chí, cái học để biết đã biến dạng thành học để thi, để chạy theo thành tích cho đẹp báo cáo lên cấp trên. Điều này dẫn đến một thực tế rất bi hài, nhưng lại là gam màu chủ đạo trong giáo dục hiện thời: học không biết để làm gì, hoặc học để thi nhưng thi rồi cũng không biết để làm gì. Tất cả quay cuồng trong một cơn học và dạy không mục đích, không khai sáng.
Trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?” của UNESCO là một câu trả lời hay, nhưng không phải duy nhất.
Trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục và trực tiếp trải nghiệm nhiều nền giáo dục khác nhau (VN, Hàn Quốc, Áo, Anh, Singapore), tôi rút ra một điều rằng: học để phát triển được hết năng lực của mỗi cá nhân, và thông qua đó giúp họ làm chủ cuộc đời mình, tìm được ý nghĩa của đời sống mình mới là mục đích của việc học. Khi đã phát triển tốt nhất năng lực của bản thân mình, tìm thấy được ý nghĩa của đời sống mình thì tự động họ sẽ đóng góp cho xã hội như một hệ quả.
Như vậy, UNESCO đã xây dựng bốn trụ cột cho việc học, và lấy đó làm định hướng cho giáo dục của thiên niên kỷ mới. Cái học để ứng xử của người xưa nay chỉ còn là một phần trong quan niệm của UNESCO: học để chung sống với người khác. Còn quan niệm học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm phổ biến trong phụ huynh và sinh viên đại học hiện nay thì cũng chỉ nằm ở một góc khác: học để làm.
Hai trụ cột khác rất quan trọng: học để biết và để xác lập bản thân mình thì hiện ra rất mờ nhạt trong hệ thống giáo dục. Thậm chí, cái học để biết đã biến dạng thành học để thi, để chạy theo thành tích cho đẹp báo cáo lên cấp trên. Điều này dẫn đến một thực tế rất bi hài, nhưng lại là gam màu chủ đạo trong giáo dục hiện thời: học không biết để làm gì, hoặc học để thi nhưng thi rồi cũng không biết để làm gì. Tất cả quay cuồng trong một cơn học và dạy không mục đích, không khai sáng.
Trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?” của UNESCO là một câu trả lời hay, nhưng không phải duy nhất.
Trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục và trực tiếp trải nghiệm nhiều nền giáo dục khác nhau (VN, Hàn Quốc, Áo, Anh, Singapore), tôi rút ra một điều rằng: học để phát triển được hết năng lực của mỗi cá nhân, và thông qua đó giúp họ làm chủ cuộc đời mình, tìm được ý nghĩa của đời sống mình mới là mục đích của việc học. Khi đã phát triển tốt nhất năng lực của bản thân mình, tìm thấy được ý nghĩa của đời sống mình thì tự động họ sẽ đóng góp cho xã hội như một hệ quả.
GIÁP VĂN DƯƠNG
Dấu hiệu nhận biết con bạn thông minh
Phần nhiều trẻ ngủ ít (vẫn khỏe mạnh) sẽ sớm tỏ ra hiểu biết nhanh hơn trẻ ngủ li bì, ngủ nhiều. Đây chính là biểu hiện đầu tiên về sự thông minh sau này.
- Cười là một dấu hiệu quan trọng để cha mẹ nhận định sự phát triển trí tuệ, tình cảm của con mình. Những đứa trẻ biết cười sớm, và cười nhiều là những đứa trẻ sẽ thông minh. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những trẻ em bị thiểu năng trí tuệ biết cười rất muộn, và nụ cười của trẻ không bình thường, thậm chí không biết cười…
Ảnh: glwadysmedang.blogspot.com.
|
- Trẻ thông minh bộc lộ sự nhạy cảm rất mạnh. Nó tỏ vẻ khó chịu như bật khóc khi gặp khó chịu vì âm thanh, màu sắc, ánh sáng, mùi vị…Cha mẹ có thể nhận biết điều này rất dễ dàng, chẳng hạn trẻ không chịu cho người lạ bồng nó và nó khóc thét lên.
- Việc phát triển ngôn ngữ khá sớm như biết nói, không phải là dấu hiệu để cha mẹ nhận biết trẻ thông minh hay không. Cha mẹ cần chú ý lắng nghe ở sự phát triển, vận dụng từ ngữ so với tuổi của đứa trẻ. So sánh một đứa trẻ bình thường chỉ có thể nói “con mèo”, nhưng đứa trẻ thông minh thì nói “con mèo ngủ rồi”.
- Đứa trẻ thông minh sẽ tỏ ra nhanh nhảu, hoạt bát, hiếu động đối với thế giới xung quanh nó. Trẻ từ 9 tháng tới 2 năm tuổi nếu thông minh đã sớm thể hiện điều này.
- Trẻ thông minh thích chơi đồ chơi từ rất sớm, nhưng nên nhớ nó cũng thích nghịch phá, làm hỏng nó (táy máy lắp ráp, tháo rời các bộ phận).
- Trẻ quan sát tốt, có sự hiếu kỳ (tò mò) và thích phân biệt, giải đáp mối quan hệ giữa các sự vật xung quanh mình. Do đó chúng thường hay đặt nhiều câu hỏi rất khó với người lớn (cha mẹ, anh chi).
- Trẻ thông minh có sức tập trung tinh thần vào một sự việc nào đó (chăm chú xem phim hoạt hình, phim quảng cáo…), rồi bất ngờ nó nói ra những nhận xét ngộ nghĩnh.
- Trẻ thông minh thường có trí nhớ tốt. Có thể nhớ rất nhanh các món đồ chơi, bản nhạc đã nghe qua, tranh vẽ hay đoạn phim vừa xem…
Vũ Hàsource
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)