Đỗ Nhật Nam nói về "nụ cười" trên nước Mỹ

Con đường trở thành thần đồng của cậu bé Việt 13 tuổi

Cậu bé Đỗ Nhật Nam đĩnh đạc trong bộ âu phục với tiếng Anh chuẩn mở đầu bài tham luận nói về nụ cười bằng trắc nghiệm nhỏ: "Các bạn cười bao nhiêu lần mỗi ngày"...
Đỗ Nhật Nam, cậu bé Việt Nam 13 tuổi là đại diện cho châu Á tham dự hội nghị chủ đề "Khoa học về nụ cười" tại Mỹ mới đây, với tư cách diễn giả.
Những tràng vỗ tay vang lên khi cậu bé bắt đầu bài nói chuyện của mình bằng cách nói tiếng Anh lưu loát: "Vâng, những đứa trẻ chúng ta cười mỗi ngày. Chúng ta cười khi chú chó liếm lên mặt. Ta khúc khích khi nhận được một món quà bất ngờ. Đôi khi, nụ cười có thể đến từ những thứ vô cùng đơn giản như chiến thắng trong trò chơi điện tử hoặc nghe tiếng mưa rơi tí tách ngoài hiên. Tất cả những thứ cảm xúc ấy đều có thể tạo thành tiếng cười...".
nam1-5314-1415856588.jpg
Đỗ Nhật Nam làm diễn giả tại hội nghị Khoa học Giáo dục TDExKID, với bài nói chuyện về "Nụ cười". Ảnh: TEDxSMU.
Cậu bé tiếp tục đưa ra cơ chế bộ não sinh ra nụ cười, sau đó dẫn dắt bài nói chuyện đi đến nội dung quan trọng hơn là làm sao để cười nhiều hơn mỗi ngày. Âm thanh trầm bổng, cách liên tục biến hóa chất giọng của cậu bé khiến bài nói chuyện thêm phần lôi cuốn: "Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé ở một nơi xa xôi ôm giấc mơ được gọi là 'Mỹ'. Với cậu ấy, vùng đất này là một nơi của những điều kỳ diệu và hấp dẫn, một thế giới của những cơ hội, một chân trời rộng lớn đang chờ cậu khám phá. Với sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình, chỉ hơn một tháng trước đây giấc mơ của cậu đã thành sự thật... (xem đầy đủ bài tham luận).
Kết thúc vấn đề, Nam mong muốn mỗi người hãy cười ít nhất 5 lần mỗi ngày. Đừng tiếc tặng nụ cười cho một người bạn mới, cho bác bảo vệ, cười lớn khi đi học về và ôm cha mẹ thật chặt...
Video: Đỗ Nhật Nam nói chuyện về nụ cười trên nước Mỹ
Giây phút chứng kiến con trai đầy tự tin trên sân khấu, ở nửa kia địa cầu vợ chồng chị Phan Hồ Điệp và anh Đỗ Xuân Thảo không kìm được nước mắt. Chị Điệp chia sẻ: "Những gì Nam làm được chưa nhiều nhưng đó là nỗ lực đánh dấu bước đi đầu tiên của con trên đất khách. Nơi đó không có bố mẹ ở bên để khích lệ, định hướng".
Còn bố Nam ngay trong đêm đã viết một bức thư dài gửi con. "Ngày con phát biểu, đúng vào Halloween. Nếu được tham gia vào lễ hội đó, chắc bố sẽ hóa trang thêm đôi cánh thiên thần. Mặc kệ mọi người cười ông già lẩm cẩm, bố cứ làm thế. Bởi đơn giản một điều, khi có đôi cánh thiên thần bố sẽ bay vèo đến cạnh con để ôm con thật chặt bằng hết sức lực của bố. Để thơm con một miếng, ngon lành hơn thơm má người tình. Và để nhìn con, dài như hơi thở. Cho bõ nỗi nhớ nhung, bõ ngày tháng đợi chờ, bồn chồn da diết… (xem đầy đủ bức thư).
13 tuổi, Đỗ Nhật Nam đã gặt hái được rất nhiều thành tích. Cậu bé hai lần được trao kỷ lục Việt Nam với danh hiệu Dịch giả nhỏ tuổi nhất và Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất. Nam giành được giải cao trong các kỳ thi tiếng Anh, hùng biện, nhiều lần đứng trên sân khấu hội thảo quốc tế...
1486610-1382053265383956-10956-7550-8154
Chị Phan Thị Hồ Điệp và anh Đỗ Xuân Thảo đều là giảng viên Đại học Sư phạm I. Họ quan niệm từ bỏ "quyền lực" của cha mẹ, để làm người bạn gần gũi với con. Ảnh:NVCC.
Có được đứa con tài năng là ước muốn của bao bậc cha mẹ. Với chị Điệp, anh Thảo, họ không có bí quyết gì cao siêu trong dạy dỗ Nhật Nam. Từ khi con còn bế ẵm, vợ chồng đã thống nhất dạy Nam bằng những gì nhẹ nhàng tinh tế. Họ gọi đó là kiểu "lạt mềm buộc chặt". Khi mẹ nóng nảy thì cha phải dung hòa và ngược lại. Vợ chồng tránh nặng lời với nhau cũng như giữa bố mẹ với con.
Người mẹ nhận xét, Nam là cậu bé hiền và biết nghe lời nhưng không phải bất cứ chuyện gì cũng dễ dàng. Ngày nhỏ đến nhà ai, Nam cũng sà vào đồ chơi, miệng líu lo. Người Việt thấy trẻ con hồn nhiên như vậy thì không sao nhưng ở Nhật sẽ hơi khiếm nhã. Chị Điệp suy nghĩ và dùng những hình ảnh để dạy con. Trước mỗi hình ảnh, chị đều hỏi: "Em bé nói gì, làm gì, có ngoan không? Nếu là con, con sẽ làm gì?"... Nam rất thích thú và biết nhận xét làm thế nào trở thành một em bé lịch sự. 
Nhận thấy việc giáo dục con qua những câu chuyện thế này rất hữu ích nên vợ chồng chị Điệp thường xuyên dùng truyện, thậm chí là cả truyện do hai bố mẹ tự sáng tác để phù hợp với những đề tài dạy Nam. Thông qua đó, họ dạy Nam những quy tắc cư xử như trong bàn ăn, đến lớp học, tư thế nằm ngủ, cách sắp xếp đồ đạc... Cách học mà chơi này kéo dài suốt tuổi thơ của Nam. Cậu bé học nhẹ nhàng, vui vẻ mà vẫn hiểu thông điệp bố mẹ muốn gửi gắm.
Họ cũng áp dụng trò chơi vào cách dạy con từ việc học tiếng Anh đến nhận biết cuộc sống. Ví như để dạy Nam biết những đồ vật có thể gây nguy hiểm, chị cho con chơi trò "điện giật". "Mình làm mô phỏng những đồ vật như ổ cắm, bàn là cắm điện, phích nước và quy ước đồ vật nào là 'hiền', cái nào 'dữ'. Nếu động vào đồ 'dữ' sẽ bị 'giật', đồng nghĩa với thua cuộc", chị nói. Vừa chơi vừa giải thích cho con sao đồ vật ấy lại "dữ". Vì thế những lúc không có người lớn, bố mẹ vẫn hoàn toàn yên tâm Nam biết tránh xa đồ nguy hiểm.
"Mọi người thường quan niệm muốn dạy con tốt là phải đòn roi, phải nghiêm khắc. Không dám bàn đúng hay sai nhưng mình luôn muốn cho con một tuổi thơ êm đềm, nơi đó tràn ngập tiếng cười và thấm đẫm tình cha nghĩa mẹ", chị bộc bạch. Nhiều năm qua cả hai vợ chồng thường tặng thơ cho Nam (Nam cũng tặng thơ lại bố mẹ), lúc để đầu giường, khi đặt vào cặp sách. Họ từ bỏ "quyền lực" của cha mẹ để làm một người bạn gần gũi với con. 
Khi con còn bé, bố mẹ cũng thường rèn cho Nam tư duy phản biện. Điều này giúp Nam thể hiện chính kiến của mình trong mọi chuyện mà vẫn đảm bảo chuẩn mực văn hóa giao tiếp. Ví dụ, bố mẹ muốn con dừng xem phim nhưng nếu cậu bé đưa ra 3 lý do thuyết phục được bố mẹ thì sẽ cho phép xem tiếp. Năm học lớp 3 Nam đưa ra các lý do ngộ nghĩnh, lên lớp 5 em đã biết phân tích nội dung bộ phim để từ đó thuyết phục mẹ.
Giờ đây 13 tuổi, chính kiến của Nam đã vượt cả bố mẹ. Hiện Nam là học sinh lớp 8, trường Saint Paul (Mỹ), đã rời bố mẹ với tổ ấm gia đình để đi du học. Em dành thời gian nhiều nhất cho học hành. Bên cạnh đó, cậu bé cũng đang có những bước chuẩn bị gấp rút cho việc xuất bản số đầu tiên một tờ báo tuổi teen châu Á, do Nam làm tổng biên tập. Cậu bé rất hứng thú với công việc mới mẻ này.
Thành tích của cậu bé Đỗ Nhật Nam:
- Đạt điểm tuyệt đối trong các kỳ thi của trường Đại học Cambridge: Starter, Movers, Flyers ( 15/15) (năm học lớp 1).
- Thi TOEIC đạt 940/990 điểm (năm học lớp 2).
- Thi TOEFLT ITP đạt 617 điểm (năm học lớp 2).
- Thi TOEFLT IBT đạt 107 điểm (năm học lớp 4).
- Thi IELTS đạt 8.0 với điểm reading đạt tuyệt đối: 9.0 (năm học lớp 5).
- Đạt được vô số giải thưởng tại các cuộc thi tiếng Anh, hùng biện trong nước và quốc tế.
- Những cuốn sách đã dịch: Mặt trời mọc, mặt trời lặn; Nạp điện; Tôi tư duy, tôi thành đạt; Sống đẳng cấp. Những cuốn sách đã viết: Tớ đã học tiếng Anh như thế nào; Những con chữ biết hát; Bố mẹ đã cưa đổ tớ.
- Hai lần được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam: Dịch giả nhỏ tuổi nhất và Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất.
Phan Dương
Vâng, trước khi bắt đầu bài nói chuyện nho nhỏ với các bạn, tôi muốn chúng ta cùng tiến hành 1 cuộc trắc nghiệm nhỏ bằng cách giơ tay. Các bạn cười bao lần trong ngày?
1 lần, 2 lần, 3 lần hay nhiều hơn?
Vâng, những đứa trẻ chúng ta cười mỗi ngày. Chúng ta cười khi chú chó liếm lên mặt. Ta khúc khích khi nhận được một món quà bất ngờ. Đôi khi, nụ cười có thể đến từ những thứ vô cùng đơn giản như chiến thắng trong trò chơi điện tử hoặc nghe tiếng mưa rơi tí tách ngoài hiên. Tất cả những thứ cảm xúc ấy đều có thể tạo thành tiếng cười. Nhưng, cơ sở khoa học nào đằng sau nụ cười?
Đôi khi chúng ta làm những điều mà ngay chính ta cũng chẳng hề quan tâm đến lý do vì sao ta lại hành động như thế. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về nụ cười tự nhiên, làm thế nào để có thể cười thoải mái và quan trọng hơn hết là vì sao chúng ta nên cười nhiều hơn mỗi ngày
Theo những định nghĩa, tiếng cười là dấu hiệu cho thấy trạng thái cảm xúc tích cực nhất. Nói cách khác, một nụ cười thực sự là đỉnh điểm của cảm xúc, của một trạng thái cực kỳ thỏa mãn.
Ta đã hiểu nụ cười là gì, vậy thì chúng ta cười thế nào? Hay nói một cách khác, cơ thể chúng ta biến chuyển ra sao khi ta há rộng cơ quai hàm? Hãy thử nghĩ xem, khi bạn đang ở trong một thời điểm cực kỳ phấn khích, ví như khi gặp lại bạn thân đã xa cách lâu ngày...
Điều này có nghĩa rằng các tín hiệu thần kinh sẽ truyền từ vỏ não của bạn đến cuống não, đó là phần cổ xưa nhất, xuất hiện sớm nhất của não bộ. Kích thích này lan ra như một làn sóng và truyền đến hệ thống rìa, một trung khu cảm xúc của não. Từ đó, tín hiệu phát ra thể hiện bằng các biểu lộ cảm xúc thoả mãn trên khuôn mặt. Nghe có vẻ đơn giản, phải không? Vâng, nó chính là "đơn giản" như thế, hành động mỉm cười sẽ xảy ra chứ không phải ngay lập tức. Sự co bóp của cơ miệng sau đó tạo ra một vòng phản hồi lại các tín hiệu thần kinh để tăng cường hơn nữa cảm giác của chúng ta về niềm vui.
Theo các nghiên cứu gần đây, nụ cười kích thích cơ chế khen thưởng của não chúng ta một cách mà ngay cả chocolates - cái cách lắm khi được biết đến - cũng không làm được. Có bao nhiêu bạn ở đây thích chocolates? Vâng, tôi biết, tôi cũng là một người rất thích chocolates. Vì vậy, bây giờ bạn đã biết những gì bạn phải làm khi bạn đang đói và không có một thỏi chocolates trong túi mình.
Đến thời điểm này, có thể một số bạn sẽ nghĩ: "Oh nói chuyện này thật nhàm chán, tại sao anh ta nói về những nụ cười? Tôi muốn về nhà và kết thúc trò chơi Xbox của tôi". Vâng, lý do chính hôm nay tôi đứng đây không chỉ để nói với các bạn khoa học về nụ cười, mà lớn hơn là để thuyết phục các bạn mỉm cười nhiều hơn mỗi ngày. Và để làm điều đó, tôi muốn kể với các bạn một câu chuyện về cách tốt nhất để tạo ra một nụ cười nho nhỏ.
Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé ở một nơi xa xôi ôm giấc mơ được gọi là "Mỹ". Với cậu ấy, vùng đất này là một nơi của những điều kỳ diệu và hấp dẫn, một thế giới của những cơ hội, một chân trời rộng lớn đang chờ cậu khám phá. Với sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình, chỉ hơn một tháng trước đây giấc mơ của cậu đã thành sự thật.
Ngày cậu đặt chân lên đất Mỹ, cậu thấy mình là đứa bé hạnh phúc nhất. Nhưng những điều tốt đẹp không kéo dài lâu: Sự phấn khích ban đầu sớm thay thế bởi một sự thôi thúc đáng kinh ngạc trong cậu là từ bỏ tất cả mọi thứ, về nhà! Cảm giác của sự tuyệt vọng và nỗi buồn bao phủ cậu. Trong vài ngày đầu tiên, tất cả mọi thứ xung quanh cậu là sống lại với những kỷ niệm khi được ở bên cha mẹ, người thân và bạn bè mình. Cậu đã khóc, khóc, khóc mãi, chỉ có một thân một mình trên đất người xa lạ...
Đó là thứ bảy đầu tiên xa nhà - ngày yêu thích của cậu trong tuần - nhưng ngày này lại không hoàn toàn hạnh phúc. Cậu, một đứa trẻ 13 tuổi, cách nhà 12.000 dặm, nhìn ra cửa sổ, hướng về quê nhà, đôi mắt sáng bừng lên khi đột nhiên bắt gặp một mầm cây. Cái mầm đó nhỏ như ngón tay nhưng phát triển mạnh, thậm chí khỏe khoắn hơn những cây cao lớn hơn xung quanh nó. Đột nhiên, cơ thể cậu trỗi lên một loạt cảm giác lạ lùng quen thuộc: Cậu cảm thấy như thể mình đang ở nhà, trong vòng tay của gia đình, được đi dạo khắp khu vườn nhỏ trên sân thượng như ngày xưa. Cậu không thể không cho phép mình nở một nụ cười.
Ngay lúc đó, cậu đã tìm thấy tâm hồn của mình ở nơi yên tĩnh - như thể tất cả những lo lắng, hỗn loạn, những nhầm lẫn ở trong người - tất cả chúng đã biến mất. Khoảnh khắc này, cậu bé cảm thấy giống như biết định nghĩa của từ "hạnh phúc" một lần nữa. Nếu không có nụ cười kia, cậu sẽ không bao giờ có thể đứng ở đây, bị mê hoặc bởi những người tuyệt vời này. Bạn có thể không bao giờ biết làm thế nào một điều đơn giản như vậy có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
Và vâng, tôi là cậu bé đó.
Kết thúc buổi trò chuyện này, tôi muốn đề xuất một thách thức đối với tất cả các bạn: Cười thực sự ít nhất 5 lần mỗi ngày. Tin hay không, nó sẽ giúp bạn nhìn thấy vẻ đẹp và bản chất của cuộc sống rõ ràng hơn. Hãy tặng cho người bạn mới ở trường một nụ cười, tặng bác bảo vệ một nụ cười khi bạn đi qua, tặng cha mẹ một cái ôm ấm áp và nụ cười thật lớn khi bạn đi học về, họ xứng đáng với nó. Bạn không bao giờ biết những gì có thể đến từ việc chỉ cần di chuyển cơ miệng của bạn, vậy tại sao không bắt đầu làm việc đó ngay bây giờ !!!".

7 điều Warren Buffett có thể dạy bạn về thuật lãnh đạo

Người ta không chỉ học hỏi được từ ông những triết lý, chiến thuật kinh doanh mà còn về nghệ thuật lãnh đạo, dẫn dắt Berkshire Hathaway dẫn tới thành công như ngày hôm nay.


7 điều Warren Buffett có thể dạy bạn về thuật lãnh đạo
Là một nhà từ thiện nổi tiếng, ông trùm kinh doanh và thiên tài đầu tư, Warren Buffett được gọi bằng cái tên trìu mến Nhà hiền triết xứ Omaha. Vị CEO kiêm cổ đông lớn nhất của tập đoàn Berkshire Hathaway này còn là người thường xuyên nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới.
Người ta không chỉ học hỏi được từ ông những triết lý, chiến thuật kinh doanh mà còn về nghệ thuật lãnh đạo, dẫn dắt Berkshire Hathaway dẫn tới thành công như ngày hôm nay. Sau đây là 7 bài học lãnh đạo bạn có thể học hỏi từ Warren Buffett được tạp chí Inc. chỉ ra.
1. Về rủi ro
"Rủi ro xuất phát từ việc không biết những gì bạn đang làm," Buffett nói, điều này có nghĩa là bạn có thể làm một trong hai điều. Hoặc bạn có thể là một kẻ liều lĩnh, con bạc rủi ro hoặc bạn có thể tìm hiểu những gì bạn cần làm, chơi nó chậm hơn một chút, và tối thiểu hóa rủi ro của mình. Rõ ràng là cách tiếp cận thứ hai là tốt nhất, nhưng nó sẽ không mang lại sự hài lòng ngay lập tức.
2. Về danh tiếng
"Phải mất 20 năm để xây dựng danh tiếng và năm phút để phá hủy nó. Nếu bạn nghĩ về điều đó, bạn sẽ làm mọi việc một cách khác đi." Điều này đặc biệt đúng trong thời đại kỹ thuật số, bất kỳ điều gì nếu được ghi lại bằng văn bản hoặc trên video, nó sẽ tồn tại mãi mãi. Bạn thậm chí có thể mất hết tiếng tăm chỉ bởi một hình ảnh bất cẩn đăng tải trên Snapchat, vì vậy hãy siêng năng xây dựng danh tiếng của bạn. Với những công cụ trực tuyến, giải pháp là tắt nó đi.
3. Về những người xung quanh bạn
"Là một điều thực sự tốt khi kết giao với người tốt hơn so với bạn. Hãy chọn ra những cộng sự mà thói quen, hành vi của họ tốt hơn của bạn và bạn sẽ trôi theo hướng tốt đẹp đó." Có thể hiện tại bạn chưa phải là người dẫn đầu hay trở thành cố vấn tinh thần cho bất kỳ ai nhưng nếu bạn bao quanh mình là những người xuất sắc hơn, họ sẽ truyền cảm hứng để bản thân bạn trở nên tốt hơn.
Ngạn ngữ Mỹ cũng từng nói, "Nếu bạn muốn bay lên như một chú đại bàng trong cuộc sống, bạn không thể tụ tập cùng lũ gà tây".
4. Về tầm nhìn
"Trong thế giới kinh doanh, gương chiếu hậu là luôn luôn rõ ràng hơn so với kính chắn gió," Buffett châm biếm. Tất nhiên, điều này cũng đúng trong mọi khía cạnh khác của cuộc sống của bạn. Hãy ngừng tập trung chiếc gương chiếu hậu, tuy nhiên đó là sau khi bạn đã thu thập được những bài học cần thiết từ nó. Hãy tiến về phía trước, ngay cả khi hướng đó không phải là điều rõ ràng.
5. Về những sai lầm ngu ngốc
"Tôi từng mua một công ty vào giữa những năm 90 có tên gọi là Dexter Shoe và trả 400 triệu USD cho nó. Và nó rơi xuống con số 0. Và tôi đã mất đi  400 triệu USD giá trị cổ phiếu Berhshire, mà có lẽ bây giờ trị giá 400 tỷ USD. Tôi đã đưa ra nhiều quyết định ngớ ngẩn. Nhưng đó là một phần của trò chơi. "
Không có người thành công là không bao giờ mắc lỗi, và đó là một chuyện tốt. Mỗi vấp ngã là một cơ hội để bạn học hỏi và cảnh báo khi bạn đang bị cám dỗ để làm việc tương tự trong tương lai.
6. Về việc hiểu thời điểm dừng chơi
"Nếu bạn thấy mình ở một chiếc thuyền đã lâu năm và bị rò rỉ, việc dồn năng lượng dành cho thay đổi tàu có thể sẽ hiệu quả hơn dồn lực cho việc vá những lỗ rò rỉ." Nói cách khác, hãy chiến đấu đến cùng với thói ngang bướng và hiểu khi nào là lúc nên từ bỏ cuộc chơi. Không phải mọi dự án đều có giá trị tồn tại.
7. Về tính tiết kiệm
Buffett nổi tiếng lối sống thanh đạm. Ông sống trong một ngôi nhà ở Omaha, Nebraska, mà ông mua từ năm 1958 với 31.500 USD. Bên cạnh đó ông còn nổi tiếng với tính tiết kiệm trong đó có sở thích ăn bánh hamburger của McDonald, uống Cocacola và thái độ thờ ơ với công nghệ như máy tính hay xe sang. Mặc dù sở hữu khối tài sản không lồ nhưng mức lương 100.000 USD mỗi năm của ông tại Berkshire Hathaway vẫn không thay đổi trong 25 năm qua. Ngày nay, nhiều lãnh đạo hàng đầu có phong cách sống trái ngược với Warren Buffett, càng xa hoa, sang trọng nhất có thể.
Tất nhiên trong cuộc sống không ai là không gặp phải sai lầm nhờ vào những lời khuyên, trải nghiệm của người khác. Nhưng ít nhất những điều đúc rút từ sự khôn ngoan đến từ hàng thập kỷ thành công, thất bại của Warren Buffett là thứ bạn nên học hỏi, ghi nhớ để áp dụng vào thực tế cuộc sống của mình.
Theo Infonet

Bài học làm người của học sinh tiểu học Mỹ

QUYỀN LÀM NGƯỜI CỦA CHÚNG TA
Tôi có quyền được sung sướng và được đối xử tử tế ở đây,
Có nghĩa là không ai nhạo báng tôi và làm tổn thương tự ái của tôi.
Tôi có quyền là tôi ở đây,
Có nghĩa là không ai được kỳ thị vì màu da của tôi,
Gầy hay mập,
Cao hay thấp,
Trai hay gái,
Hoặc vì cái bề ngoài của tôi.
Tôi có quyền được an toàn ở đây,
Có nghĩa là không ai được đánh tôi,
Đá tôi, đẩy tôi,
nhéo tôi,
làm đau tôi.
Tôi có quyền được nghe và được lắng nghe ở đây,
Có nghĩa là không ai được
La hét,
Quát lên
Hoặc làm ầm ĩ.
Tôi có quyền tìm hiểu về bản thân của tôi ở đây,
Có nghĩa là tôi sẽ được tự do
Phát biểu tình cảm
Và ý kiến của tôi mà không bị gián đoạn hoặc bị trừng phạt.
Tôi có quyền học hỏi theo khả năng của tôi,
Có nghĩa là không ai được gọi tên nhạo báng
Vì cách học hỏi của tôi,
Và với những quyền lợi này,
tôi cũng sẽ áp dụng với những người khác cùng trong phòng học.

___________
Bản tiếng Anh:
Our Human Rights
I have a right to be happy and to be
treated with compassion in this room:
This means that no one
will laugh at me or
hurt my feelings.
I have a right to be myself in this room:
This means that no one will treat me
unfairly because of my skin color,
fat or thin,
tall or short,
boy or girl,
or by the way I look.
I have a right to be safe in this room:
This means that no one will
hit me,
kick me, push me,
pinch me,
or hurt me.
I have a right to hear and be heard in this room:
This means that no one will
yell,
scream,
shout
or make loud noises.
I have a right to learn about myself in this room:
This means that I will be
free to express my feelings
and opinions without being
interrupted or punished.
I have a right to learn according to my own ability:
This means that no one will call
me names because of the way I learn.
With all these rights I have, I give the
same rights to all people in this classroom.


Muốn thành công, hãy dẹp bỏ ngay 6 thói quen làm việc sau

Hầu như ai cũng cho rằng thói quen như lướt Facebook một lát không ảnh hưởng lớn đến công việc. Nhưng đây là một trong 6 thói quen xấu phổ biến mà mọi người thường mắc phải và cần phải từ bỏ nếu muốn làm việc được tốt nhất.

Muốn thành công, hãy dẹp bỏ ngay 6 thói quen làm việc sau
Hầu hết mọi người đều muốn ngày làm việc của mình đạt hiệu quả cao nhất nhưng có những thói quen xấu khiến họ không thể thực hiện được như kỳ vọng. Hầu như ai cũng cho rằng thói quen như lướt Facebook một lát không ảnh hưởng lớn đến công việc. Nhưng thực ra đây là một trong 6 thói quen xấu phổ biến mà mọi người thường mắc phải và cần phải từ bỏ nếu muốn làm việc được tốt nhất. Nếu bạn đang có những thói quen xấu này, hãy tập loại bỏ chúng ngay từ hôm nay.
1. Kiểm tra Facebook cá nhân
Việc thường xuyên cập nhật, theo dõi các phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu đối với việc tiếp thị doanh nghiệp và sự gắn kết của khách hàng, thì với những tài khoản cá nhân có thể chờ đợi bạn đến lúc rảnh rỗi. Việc lướt Instagram hay la cà trên Facebook dù chỉ 5-10 phút mỗi lần chỉ khiến bạn xao nhãng trong suốt ngày làm việc của mình. "Hãy sử dụng dịch vụ chặn trang web để ngăn cản bạn truy cập vào các trang web cá nhân của bạn cả trên máy tính và các thiết bị di động của bạn tại công ty," là lời khuyên của chuyên gia tiếp thị nội dung Annaliese Henwood tại Virtual Forge Inc. từng chia sẻ trên trang LinkedIn của mình.
2. Ở lại muộn
Sự tận tâm trong công việc là rất quan trọng để thực một công việc tốt, nhưng việc luôn sẵn sàng 24/7 có thể nhanh chóng khiến bạn kiệt sức, Henwood cảnh báo. "Đừng cho phép bản thân đi sớm hơn hay ở lại muộn hơn để làm thêm khi nó thực sự không cần thiết”, bà nói. "Nếu bạn tập trung và cam kết chỉ làm việc trong giờ, nó sẽ dễ dàng hơn để hoàn thành nhiệm vụ từ đó bạn sẽ không cần phải ở lại muộn tại công sở."
3. Không có danh sách việc cần làm (to-do list)
Nếu bạn tin tưởng rằng tự mình ghi nhớ tất cả mọi nhiệm vụ công việc, có thể bạn đang tự thiết lập cơ chế để quên đi một vài điều quan trọng. "Ngay cả với với một trí nhớ cực tốt, bạn vẫn có thể gặp khó khăn trong việc duy trì những sắp xếp ưu tiên thích hợp," Henwood nói. "Bạn có thể bỏ lỡ nhiệm vụ hoặc không thực hiện những điều tối quan trọng trước những việc ít quan trọng hơn." Thay vào đó, bà đề xuất sử dụng một ứng dụng theo dõi nhiệm vụ công việc, từ đó bạn luôn có thể xem xét và cập nhật danh sách việc cần làm của mình.
4. Bỏ qua bữa ăn trưa
Mọi người đều có những ngày làm việc bận rộn tới mức dành thời gian cho bữa ăn trưa dường như là không thể. Tuy nhiên, việc bỏ qua chuyện nạp năng lượng, nhiên liệu cho cơ thể sẽ khiến bạn kiệt sức và làm việc không hiệu quả. Hãy dành thời gian để ăn một vài thứ gì đó đó mỗi ngày, nhưng chắc chắn rằng nó sẽ giúp ích cho cơ thể của bạn, thay vì kéo sức khỏe bạn đi xuống, Henwood cảnh báo. "Ăn trưa, nhưng hãy tránh bất cứ đồ ăn nào không lành mạnh hoặc khó tiêu hóa", cô nói. "Nếu bạn ăn quá nhiều hoặc chọn những thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhanh, bạn có nguy cơ gặp phải tác dụng ngược lại khiến bạn trở nên mệt mỏi hơn."
5. Rút vào thế giới của bản thân
Những đồng nghiệp không phải nhất thiết trở thành những người bạn thân nhất của bạn, nhưng việc giữ mối quan hệ tương tác dù là hình thức với họ cũng rất quan trọng. "Bạn có thể mất liên lạc với mục tiêu và động lực của mình khi bạn tự cô lập mình trong không gian riêng của bạn," Henwood giải thích. "Điều này có thể làm cho bạn cảm thấy cô đơn và thậm chí làm giảm tâm trạng cũng như năng suất làm việc của bạn.” Bà xuất hãy tìm kiếm thời gian để trò chuyện và kết nối với các đồng nghiệp của bạn, chẳng hạn như trong những lúc nghỉ ngơi hay khi lấy một tách cà phê về bàn làm việc của mình.
6. Không yêu cầu giúp đỡ
"Sẽ có lúc bạn sẽ bị nhấn chìm trong cơn lũ của hàng tá công việc”, Henwood cho biết. "Bạn không nên chỉ suy đoán hoặc bỏ nó khi chưa hoàn thiện bởi điều này có thể dẫn vì có thể dẫn đến những sai sót." Nếu bạn đang thực sự gặp khó khăn, không nên cố gắng và giải quyết vấn đề một mình, chấp nhận hết mọi nguy cơ thất bại. Thay vào đó, hãy tìm cách tiếp cận một đồng nghiệp hay sếp của bạn, rất có thể họ sẽ thấy vui vẻ để giúp đỡ bạn.
Theo Infonet/Business Insider

Muốn nhân viên sáng tạo: Đừng chỉ nói, hãy dùng 4 cách sau!

Những nghiên cứu về tư duy sáng tạo cho biết có 4 phương pháp đơn giản và rất hữu ích mà bạn có thể áp dụng cho nhóm nhân viên của mình giúp họ tìm ra những ý tưởng tuyệt vời trong một thời gian ngắn.


Muốn nhân viên sáng tạo: Đừng chỉ nói, hãy dùng 4 cách sau!
Bạn đã bao giờ cố gắng để khuyến khích đội ngũ của mình suy nghĩ, nảy ra một ý tưởng mang tính đột phá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ trong quá trình mở rộng của những ý tưởng hiện có? Tuy nhiên điều này không hề đơn giản nếu không được thực hành và rèn luyện thường xuyên.
Những nghiên cứu về tư duy sáng tạo cho biết có 4 phương pháp đơn giản và rất hữu ích mà bạn có thể áp dụng cho nhóm nhân viên của mình giúp họ tìm ra những ý tưởng tuyệt vời trong một thời gian ngắn:
Sự thuần thục: Bất cứ ai phát biểu ra một ý tưởng ổn đều tốt hơn so với một ngàn người luôn lặng lẽ không bao giờ phát minh ra điều gì. Càng nhiều ý tưởng được nêu ra càng tốt. Một trong những chất ức chế tư duy sáng tạo chính là giọng nói phán xét xuất hiện khi bạn suy nghĩ quá lâu về tính khả thi của ý tưởng của mình. Điều quan trọng là tạo các ý tưởng một nhanh hơn việc bạn có thể đánh giá chúng. Điều này sẽ tạo ra một số ý tưởng khác thường và không thực tế mà từ đó sẽ hữu ích, vượt trội.
Thực hành: Hãy đem tới cho nhóm của bạn một thử thách như phải nghĩ ra ít nhất 100 ý tưởng trong 15 phút. Hãy ghi lại chúng trên tường để tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy. Sử dụng những ý tưởng thô này để kích hoạt những ý tưởng mới là cách làm hiệu quả và khả thi.
Tính linh hoạt: Steve Jobs nhận xét, "Sáng tạo chỉ là kết nối mọi thứ.Tạo ra một ý tưởng mang tính đột phá có thể chỉ đơn giản là kết nối, áp dụng lại một ý tưởng từ một tình huống khác. Ví dụ, để cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân của họ trong thời gian ở bệnh viện, một trung tâm y tế đã gửi các bác sĩ của họ đến sống trong một khách sạn sang trọng trong một tuần và bệnh viện riêng của mình trong tuần tiếp theo. Trung tâm y tế này chỉ đơn giản là áp dụng những thực tế của khách sạn cho bệnh viện để hoàn toàn chuyển đổi các trải nghiệm của bệnh nhân.
Thực hành: Hãy yêu cầu nhóm của bạn xem xét thách thức từ quan điểm của các công ty thành công bên ngoài công ty. Làm thế nào công ty X sẽ tiếp cận cơ hội này? Làm thế nào Công ty Y sẽ giải quyết vấn đề này? Càng đặt mình xa khỏi ngành, bạn càng có thể tạo ra nhiều ý tưởng mới, khác biệt so với chỉ đứng trong vị trí hiện tại.
Tự do: Những động lực quyền lực không thay đổi chỉ bởi một nhóm nhân viên đang động não một chiều. Các ông chủ vẫn mãi là ông chủ. Ngay cả hình thức tinh tế nhất của việc kiểm soát cũng có thể bóp nghẹt tư duy sáng tạo. Ai là người có thể đứng dậy mở đầu lật lại một biểu đồ hoặc viết lên bảng trắng những ý tưởng nếu không phải là người có sức mạnh nhất trong phòng. Họ có thể chỉnh sửa tất cả các câu trả lời, hoặc đóng vai trò như một người ghi chép cho những người khác. Bạn không thể thay đổi động lực quyền lợi vì vậy tốt hơn là tổ chức đội ngũ của bạn và chia mảng sáng tạo để quản lý họ.
Thực hànhPhân chia và chinh phục. Hãy chi đội bóng của bạn thành các nhóm nhỏ và buộc họ phải động não ở những vùng khác nhau. Hãy đảm bảo nhân viên mỗi nhóm nhỏ không ai có thể thống trị hoặc kiềm chế những người khác và chắc chắn rằng khi tất cả mọi người đều viết và mọi ý tưởng đều được nghe. Sau đó tái tổ hợp các nhóm nhỏ trong một chuỗi để những ý tưởng thực sự độc đáo có cơ hội để phát triển trước khi được đánh giá.
Dòng sáng tạo: Hầu hết chúng ta đều từng trải qua cảm giác không cần cố gắng nhiều và thời gian vô tận khi làm một cái gì đó sáng tạo như vẽ tranh. Các nhà nghiên cứu gọi đây là trạng thái dòng chảy: khi chúng ta đang sáng tạo nhất và đắm chìm trong vùng tư duy. Một số người sáng tạo vào buổi sáng trong khi những người khác vào ban đêm. Một số người sáng tạo nhất khi nghe nhạc trong khi những người khác cần sự yên tĩnh chiêm nghiệm. Điều quan trọng là cần tìm một thời điểm và nơi mà thành viên trong nhóm làm việc của bạn thường đạt vào những trạng thái dòng sáng tạo.
Thực hànhHãy hỏi thành viên trong đội ngũ của bạn khi nào và nơi nào khiến họ sáng tạo nhất. Sau đó lên kế hoạch những phiên họp động não của bạn xung quanh các thời điểm đặc biệt này. Cung cấp cho các đội có đủ thời gian đạt được trạng thái dòng chảy nhưng cũng đừng kỳ vọng nó sẽ kéo dài hơn một giờ.
Bắt lấy những ý tưởng lớn hơn và tốt hơn là chỉ là bước khởi đầu. Tiếp theo, bạn cần phải tìm ra sự can đảm và nguồn lực tối thiểu để tạo ra một loạt các thí nghiệm sáng tạo và duy trì tất cả động lực để thương mại hóa chúng.

7 nguyên tắc thành công của Huyền thoại Steve Jobs

7 nguyên tắc thành công của Huyền thoại Steve Jobs

7 nguyen tac thanh cong cua Steve Jobs

Nguyên tắc 1: Làm những gì bạn yêu thích. Steve Jobs đã từng bảo một nhóm nhân viên của ông là "những người có niềm đam mê cháy bỏng có thể thay đổi thế giới theo chiều hướng tốt đẹp hơn". Trong suốt cuộc đời nổi tiếng của mình, Steve Jobs luôn theo đuổi những gì trái tim và đam mê mách bảo, và ông cho rằng chính điều đó đã tạo ra tất cả những sự khác biệt. Nếu bạn không có niềm đam mê cháy bỏng thì thật khó lòng xuất hiện những ý tưởng mới mẻ đầy sáng tạo.

Nguyên tắc 2: Có tầm nhìn vươn rộng. Đam mê đốt lửa cho động lực, nhưng chính tầm nhìn sẽ hướng cho động lực tới đích cuối cùng. Năm 1976 khi Steve Jobs và Steve Wozniak - đồng sáng lập ra Apple, Steve Jobs đã hướng tới việc đưa máy tính vào tay người sử dụng hàng ngày. Năm 1979 Jobs phát hiện ra tiện ích giao dịên người dùng đồ hoạ, lúc đó mới xuất hiện và còn khá thô sơ trong chương trình nghiên cứu của Xerox tại Palo Alto, California. Ngay lập tức, ông nhận ra công nghệ này sẽ là lực hấp dẫn biến máy tính biến máy tính trở thành công cụ hàng ngày. Kĩ thuật này cuối cùng đã trở thành the Macintosh, biến đổi mọi phương thức chúng ta  sử dụng các máy tính. Các nhà khoa học của Xerox không nhận ra tiềm năng của công cụ này vì tầm nhìn của họ bị giới hạn vào việc chế tạo những máy photocopy mới. 2 người cùng nhìn thấy một thứ giống hệt nhau nhưng nhìn nhận vấn đề khác nhau do tầm nhìn của họ khác nhau.

Nguyên tắc 3: Kích hoạt trí sáng tạo của bạn. Steve Jobs từng nói: Tính sáng tạo kết nối mọi thứ. Kết nối mọi thứ được hiểu là tìm kiếm cảm hứng từ các ngành công nghịêp khác. Tại từng thời điểm khác nhau, Jobs đã tìm cảm hứng từ một cuốn sổ tay điện thoại, từ các bài tập thiền Zen, từ chuyến đi thăm Ấn Độ, hoặc một thiết bị chế biến thực phẩm tại Macy, hoặc trong thời gian nghỉ ngơi tại chuỗi khách sạn the Four Seasons. Jobs không ăn cắp các ý tưởng mà ông sử dụng các ý tưởng từ các ngành công nghiệp khác để tạo cảm ứng sáng tạo cho bản thân.

Nguyên tắc 4: Bán các giấc mơ, chứ không phải các sản phẩm. Đối với Steve Jobs, những người mua Apple không chỉ đơn thuần là các khách hàng. Họ là những con người với hy vọng, mơ mộng và hoài bão. Và ông phát triển sản phẩm của mình để giúp người ta đạt được giấc mơ của họ. Ông từng phát biểu "một số người cho rằng có điên mới mua hệ điều hành Mac, nhưng trong cơn điên đó chúng ta nhìn thấy các tài năng". Bạn đánh giá khách hàng của mình như thế nào? Hãy giúp họ toả sáng tài năng nội lực và bạn sẽ chiếm được trái tim và khối óc của họ.

Nguyên tắc thứ 5: Nói không với 1.000 thứ. Steve Jobs đã từng nói "tôi tự hào vì những gì chúng ta đã không thực hịên cũng ngang hàng với những gì chúng ta đã thực hiện". Ông cam kết xây dựng các sản phẩm theo thiết kế đơn giản và gọn nhẹ. Và nguyên tắc đó còn vươn xa ra ngoài các sản phẩm. Từ thiết kế iPod đến iPad, từ gói các sản phẩm của Apple đến các chức năng của website, trong thế giới của Apple, đổi mới có nghĩa là loại bỏ những gì không cần thiết để những điều cần thiết có thể cất tiếng nói mạnh mẽ.

Nguyên tắc 6: Tạo ra những khác biệt. Các cửa hàng của Apple đã trở thành cửa hàng bán lẻ tốt nhất thế giới thông qua việc áp dụng những kỹ thuật đổi mới đơn giản mà bất kỳ doanh nghịêp nào cũng có thể sử dụng để tạo ra mối liên kết sâu hơn, thân thiện hơn với các khách hàng của họ. Chẳng hạn, trong hệ thống cửa hàng bán lẻ của Apple không có thu ngân. Ở đó có các chuyên gia, các nhà tư vấn, thậm chí có cả các tài năng xuất chúng, nhưng lại không có thu ngân. Tại sao? Vì Apple không phải là doanh nghịêp kinh doanh trong những chiếc hộp di động, họ là doanh nghịêp giúp làm giàu thêm cuộc sống. Đó chính là sự khác biệt lớn.
Nguyên tắc 7: Bậc thầy về thông điệp quảng cáo. Steve Jobs là người đã sử dụng hình thức marketing storyteller doanh nghịêp lớn nhất thế giới, biến việc giới thiệu sản phẩm thành thông điệp mang tính nghệ thuật gửi đến khác hàng. Bạn có thể có những ý tưởng sáng tạo nhất thế giới nhưng nếu bạn không thể khiến người ta phấn khích vì ý tưởng đó thì nó cũng chẳng có ích gì.

Theo vbard.com.vn

Bán những giấc mơ, không phải các sản phẩm

Jobs nắm bắt được trí tưởng tưởng của chúng ta bởi ông thực sự hiểu khách hàng của mình. Ông biết rằng những chiếc máy tính bảng sẽ không đồng nhịp với trí tưởng tượng của chúng ta nếu chúng quá phức tạp. Kết quả là gì? Chỉ một nút nhấn xuất hiện phía trước thiết kế iPad. Chính vì đơn giản nên một đứa trẻ 2 tuổi cũng có thể sử dụng nó.

Những khách hàng không quan tâm đến sản phẩm của bạn. Thứ họ quan tâm chính là bản thân, những hy vọng, tham vọng của họ. Jobs dạy chúng ta rằng nếu bạn giúp khách hàng đạt được giấc mơ của họ, bạn luôn chiến thắng họ.

Một câu chuyện về sự nghiệp của Jobs tại Apple được lưu truyền lại là việc một giám đốc chịu trách nhiệm sáng tạo lại của hàng Disney Store đã gọi điện cho ông và xin lời khuyên. Jobs nói rằng hãy ước mơ lớn hơn. Đây cũng là lời khuyên tuyệt vời nhất mà ông để lại cho hậu thế. Hãy nhìn ra thiên tài trong sự điên khùng của bạn, tin tưởng vào bản thân, tin vào tầm nhìn của bạn và liên tục chuẩn bị để bảo vệ cho những ý tưởng này.
Theo Trí Thức Trẻ/INC.

Tân tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng tìm người tài như thế nào?

Tân Tổng Giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng từng chia sẻ, có giai đoạn Viettel luôn thắc mắc không biết "tìm người tài ở đâu". Năm 1998, ông Hùng có sang ICI telecom bên Isarel để hỏi về câu hỏi trên. Và thật bất ngờ khi công ty đó đã trả lời: Câu hỏi trên là sai!

ICI telecom đưa ra 3 lý do:

- Thứ nhất là không có nhiều người giỏi đâu – 1.000 người mà đem đi test IQ thì có khoảng 10 nguời có IQ cao, trong đó chỉ có 5 người làm kĩ thuật. Sau khi đào tạo thì còn 1-2 người phù hợp với nghề và tổ chức. Như vậy, nếu muốn tuyển được 100 người thì ông phải giải được bài toán là tìm được 100.000 người! Không khả thi!

- Thứ hai, giả sử có 1.000 người giỏi. Ta phải cố gắng chăm sóc họ thì mới giữ họ lại được. Ông không giữ họ được bằng tiền, mà phải giữ cả bằng tình. Ít nhất là 1 năm ăn chung với họ một lần, phải biết tên vợ họ, ngày sinh của vợ họ, họ có bao nhiêu người con. Như vậy cũng không khả thi, vì trong 1 năm 365 ngày, nếu ăn cơm với lần lượt 1.000 người thì không ăn cơm ở nhà bữa nào luôn. Đó là chưa kể không thể nhớ hết 1.000 cái tên của vợ họ và 2.000 cái tên của con họ.

- Thứ ba, người giỏi có đặc điểm quan trọng là làm mà không cần hỏi ai. Nên họ làm gì và làm như thế nào thì công ty ông không biết luôn. Như vậy khi người đó ra đi thì công ty sẽ khó mà có thể tìm được người thay thế.

Để giải bài toán này thì ICI telecom cho biết công ty chỉ quản lí có 5 người. Đây là 5 người bộ não của tập đoàn. Tất cả các vấn đề đều gửi về đây cho họ xử lí và họ gợi ý các cách giải. Tất cả tri thức đều tập trung vào 5 người này.

Như vậy tổ chức họ có bộ não thông minh, tay chân nhanh nhẹn và hệ thống thông suốt. 5 người đó đã để lại toàn bộ tri thức cho tập đoàn. 

Có một sự thật là bất cứ khi nào phân tích bất cứ vấn đề gì thì chỉ có 5% là phức tạp, còn lại thì có thể viết ra một cách tường minh. Viettel có triết lí gọi là triết lí Tôn Ngộ Không, không yêu cầu cao với 95 người mà chỉ cần yêu cầu cao với 5 người mà thôi.

Theo cách tính trên, với 25.000 nhân viên hiện tại, Viettel chỉ cần đào tạo 5% tức là 1.250 người. Những người này sẽ tạo ra quy trình cho 25.000 người kia làm việc. Việc đó sẽ tạo cho bài toán về con người của Viettel trở nên dễ dàng hơn và thuận lợi hơn rất nhiều.

Theo Trí Thức Trẻ

9 lời nghề nghiệp truyền cảm hứng nhất của các vĩ nhân

Phần lớn mọi người đều biến mình người chuyên nói “có” để có việc ngay sau khi rời khỏi trường đại học. Đó là lý do tại sao nhiều người ghét công việc trên con đường sự nghiệp của mình hoặc nhảy việc hết công ty này đến công ty khác. Họ dường như trở nên lãng quên những mục tiêu của riêng mình.
Làm sao để theo đuổi ước mơ của bạn, hãy ghi nhớ những lời khuyên sự nghiệp truyền cảm hứng sau sẽ giúp bạn đối mặt với khó khăn trong cuộc sống và sự nghiệp.
"Thành công bao gồm đi từ thất bại đến thất bại mà không mất đi lòng nhiệt huyết." -Winston Churchill
Bạn còn trẻ. Sẽ vẫn ổn để mắc lỗi. Nếu bạn nhận ra đang trên con đường sự nghiệp sai lầm, hoặc bặn gặp một ông chủ tồi, hay bạn không hài lòng với công việc, không sao, đó là chuyện bình thường. Trong hành trình sự nghiệp, bạn chắc chắn sẽ mắc phải nhiều sai lầm và thất bại cũng không ít. Bạn vẫn còn thiếu kinh nghiệm vì vậy hãy tận hưởng thích khám phá cuộc sống. Sửa chữa sai lầm của mình và học hỏi từ chúng, sau đó tiến về phía trước. Đó là niềm vui của việc học hỏi.
"Phấn đấu không phải là một sự thành công, nhưng đúng hơn nó là một thứ có giá trị." - Albert Einstein
Mọi người đều muốn thành công trong cuộc sống. Nhưng thay vì chạy đằng sau thành công, nhằm đạt được sự xuất sắc. Hãy phấn đấu vì nó và cuối cùng bạn cũng sẽ trở nên thành công.
"Nghĩ lớn và đừng nghe những người nói với bạn điều đó là không thể thực hiện. Cuộc sống quá ngắn ngủi để suy nghĩ nhỏ hẹp."- Timothy Ferriss
Hãy mơ ước lớn và hành động để khiến nó xảy ra. Hãy làm những gì bạn đam mê và nắm lấy nó. Thực hiện bất cứ điều gì bạn thích thú trên con đường chuyên nghiệp của mình. Hãy làm hài lòng những gì thôi thúc từ bên trong bạn trước khi đáp ứng những người khác. Chỉ có bạn mới có thể khiến ước mơ của mình thành hiện thực chứ không phải họ. Hãy nắm lấy cơ hội và tin tưởng chính mình.
"Giữa những mục tiêu có một thứ được gọi là cuộc sống, nó phải được sống và tận hưởng.” - Sid Caesar
Bạn có thể tập trung vào những mục tiêu của mình, nhưng đừng quên phải có một cuộc sống. Hãy học tập, nghiên cứu một cách hiệu quả và làm việc chăm chỉ nhưng không quên thư giãn và tận hưởng cuộc sống của mình. Hãy ra ngoài, đi chơi với bạn bè và có thời gian ý nghĩa với gia đình của bạn. Hãy theo đuổi mục tiêu của mình khi sống một cuộc đời được cân bằng.
"Tương lai thuộc về những người tin vào vẻ đẹp giấc mơ của họ." - Eleanor Roosevelt
Hãy hình dung mình sống với ước mơ của mình và tìm ra cách có thể đạt được nó. Nếu bạn mơ ước trở thành một doanh nhân, giáo viên, bác sĩ, y tá, kỹ sư,… sau đó hãy lập kế hoạch bạn sẽ làm thế nào đạt được nó. Không thành vấn đề cuộc sống sẽ ném bạn đến đâu, hãy tiếp tục đi và sống với mục đích của bạn.
"Chọn một công việc bạn yêu thích và bạn sẽ không bao giờ phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời." - Khổng Tử
Làm điều gì đó mà bạn có năng lực và bạn yêu thích thực hiện. Việc sử dụng niềm thích thú của bạn là cơ sở trong việc tìm kiếm con đường sự nghiệp sẽ giúp bạn xác định đúng hướng về phía những mục tiêu của mình. Nếu bạn yêu thích nghề nghiệp của mình, bạn sẽ có quãng thời gian tuyệt vời để theo đuổi nó và ít có khả năng phải trải qua cảm giác căng thẳng.
"Để đạt được những điều lớn lao, chúng ta phải không chỉ hành động, mà còn ước mơ, không chỉ lập kế hoạch, nhưng còn tin tưởng." - Anatole France
Một giấc mơ mà không có hành động sẽ đi vào cõi chết. Có những giấc mơ mà không tin tưởng vào nó thì sẽ là vô ích. Nếu bạn mơ ước hãy chắc chắn rằng nó đủ lớn, lập kế hoạch đạt được nó ra sao và tự tin rằng bạn có thể đạt được nó. Nếu bạn mong muốn có được một công việc cụ thể, ngay cả khi có vẻ như không thể đạt được, đừng bao giờ ngừng tin tưởng và nỗ lực hết sức để đạt được nó. Bạn có thể bắt đầu từ những bước nhỏ cho đến khi bạn đạt được mục tiêu.
"Những cơ hội không tự nhiên xuất hiện, bạn tạo ra chúng." - Chris Grosser
Những người thành công không chờ đợi các cơ hội đến gõ cửa nhà họ. Họ đã tạo ra nó, đó là lý do tại sao họ đang gặt hái thành công với những gì họ đã gieo hạt. Hãy ap dụng sự thật này vào cuộc sống của bạn và bạn chắc chắn sẽ đạt được tất cả mọi thứ bằng cách của mình.
"Động lực là thứ giúp bạn bắt đầu. Thói quen là thứ giữ cho bạn tiếp tục đi."- Jim Ryun
Hãy duy trì liên tục động lực đã thúc đẩy việc mong muốn dành được những mục tiêu của bạn, cuối cùng nó sẽ trở thành thói quen. Nếu tiếp tục làm những điều đúng đắn, bạn sẽ giữ được nhịp đi cho đến khi đến cái đích của mình. Khi bạn được truyền động lực, bạn có một lý do để làm những gì mình yêu thích.
"Điểm yếu lớn nhất của chúng ta nằm trong việc từ bỏ. Cách chắc chắn nhất để thành công chỉ là luôn luôn cố gắng hơn một lần nữa. "- Thomas Edison
Thất bại xảy ra với bất cứ ai và tại mọi thời điểm. Đừng cảm thấy vô vọng sau khi thất bại nhiều lần. Bạn chỉ hiểu rằng sự thất bại trong cuộc sống đều hoàn toàn mục đích, để bạn nhận ra rằng nó là một thứ đó bạn cần để thành công. Từ bỏ sẽ ngăn cản bạn đạt được những thứ lớn lao và tạo ra sự khác biệt. Vì vậy, thay vì suy nghĩ về việc thoái lui, tại sao không dùng nó như một cơ hội để làm cho mọi việc theo cách tốt hơn?
Theo Infonet/Lifehack

10 điều nên học từ Albert Einstein


einstein
Sưu tầm từ chungta.com – 23 Oct 2014
Tất cả những sự vĩ đại có khi được tạo nên từ những điều cực kì đơn giản trong cuộc sống.
1. Theo đuổi sự tò mò:
“Tôi không hề có tài năng gì cả. Tôi chỉ vô cùng tò mò.”

Điều gì gợi nên tính tò mò của ta? Tôi tò mò là tại sao một người thành công còn người khác lại thất bại. Đây là nguyên nhân tại sao tôi bỏ nhiều năm trời để nghiên cứu sự thành công. Điều gì khiến ta tò mò nhất? Sự theo đuổi tính tò mò là bí quyết thành công của ta đấy.
2. Tính kiên nhẫn là vô giá
“Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi nghiên cứu vấn đề lâu hơn thôi”
Nhờ kiên trì mà rùa đã thắng được thỏ, Ta có sẵn sàng kiên trì đến cùng để đi đến mục tiêu của mình? Người ta cho rằng giá trị của con tem chứa đựng trong khả năng dính với thứ gì đó cho đến khi nó đến được nơi cần đến. Hãy hoàn thành cuộc đua mà ta đã bắt đầu!
3. Tập trung cho hiện tại:
“Bất cứ người đàn ông nào có thể lái xe an toàn khi đang hôn một cô gái đơn giản là vì anh ta đã không hôn nhiệt tình.”
Bố tôi nói rằng ta không thể cưỡi một lúc hai con ngựa. Tôi muốn nói rằng, ta có thể làm bất cứ điều gì nhưng không thể nào làm hết mọi việc. Hãy học cách tập trung vào công việc hiện tại, hãy chuyên tâm với những gì ta đang làm.
Năng lượng của sự tập trung là sức mạnh, là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
4. Trí tưởng tượng là sức mạnh:
“Trí tưởng tượng là tất cả. Nó là sự xem trước của những gì sẽ xảy ra. Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức.”
Ta có sử dụng trí tưởng tượng của mình mỗi ngày không? Einstein nói rằng trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức! Trí tưởng tượng giúp ta hình dung được tương lai. Einstein nói tiếp: “Dấu hiệu thực sự của sự thông minh không phải kiến thức mà là trí tưởng tượng”. Ta có đang tập thể dục những “cơ bắp trí tưởng tượng” hàng ngày không? Đừng để một thứ có quyền lực lớn như trí tưởng tượng ngủ yên.
5. Hãy mắc lỗi
“ Một người không bao giờ mắc lỗi sẽ không cố tìm tòi điều mới lạ.”
Đừng bao giờ sợ bị mắc lỗi. Một sai lầm không phải là thất bại. Sai lầm sẽ giúp ta làm tốt hơn, thông minh hơn và nhanh nhạy hơn nếu như ta biết nhận lấy sai lầm một cách đúng đắn. Tôi đã từng nói rồi, và tôi sẽ nói lại lần nữa, nếu ta muốn thành công, hãy nhân gấp ba những sai lầm ta mắc phải.
6. Sống với hiện tại:
“ Tôi không bao giờ nghĩ đến tương lai vì nó sẽ mau đến thôi.”
Cách duy nhất để hiểu được tương lai là sống càng thiết thực càng tốt trong hiện tại.
Ta không thể ngay tức thì thay đổi ngày hôm qua hay ngày mai, vì thế điều tối quan trọng là cống hiến tất cả cố gắng cho “bây giờ”. Nó là điều duy nhất có ý nghĩa, nó cũng là một thứ có một không hai.
7. Sống có giá trị:
“Đừng cố gắng để thành công, hãy cố gắng sống có giá trị.”
Đừng lãng phí thời gian để thành công, hãy dành thời gian tạo ra giá trị. Nếu ta sống có giá trị, thành công sẽ tìm đến.
Hãy khám phá những tài năng và năng khiếu mình có, học cách làm thế nào để sử dụng tài năng và năng khiếu của mình có lợi nhất cho mọi người.
Lao động là vô cùng quý giá và thành công là thứ kéo ta tuột dốc.
8. Đừng trông mong những kết quả khác:
“Sự điên rồ: làm hoài làm mãi một việc gì đấy và trông đợi những kết quả khác”
Ta không thể nào làm những việc tương tự nhau mỗi ngày và trông mong các kết quả khác đến. Nói cách khác, ta không thể cứ tập mãi một bài thể dục và trông đợi mình sẽ hoàn toàn khác đi. Để cuộc sống thay đổi, ta phải thay đổi đến mức độ hành động và suy nghĩ của ta thay đổi thì khi đó cuộc sống sẽ thay đổi.
9. Kiến thức là nhờ kinh nghiệm:
“Thông tin không phải là kiến thức. Nguồn duy nhất của kiến thức chính là kinh nghiệm”
Kiến thức là nhờ vào kinh nghiệm. Ta có thể trao đổi về công việc của mình, nhưng trao đổi chỉ cho ta hiểu biết triết tính về nó, ta phải bắt tay vào làm để biết xem “nó là gì”. Bài học là gì? Hãy tích lũy kinh nghiệm. Đừng giấu mình sau những thông tin nghiên cứu ấy, hãy ra ngoài và thực hiện nó và ta sẽ có được những kinh nghiệm vô giá.
10. Hiểu rõ luật để chơi tốt hơn:
“Ta phải biết luật chơi. Và sau đó ta phải chơi tốt hơn tất cả những người khác.”

Nói một cách đơn giản, có hai điều cần ghi nhớ. Điều đầu tiên là học cách chơi của trò ta đang chơi. Nghe thì không hay lắm nhưng nó là yếu tố sống còn. Thứ hai, ta phải chắc rằng ta chơi tốt hơn bất cứ ai. Nếu như làm được hai điều này, thành công là của ta đấy !!!

10 điều nhà lãnh đạo tài ba không bao giờ nói

“Sự khác nhau giữa từ ngữ gần đúng và từ ngữ chính xác thực sự là vấn đề rất lớn – ‘nó cũng giống như sự khác nhau giữa tia chớp và tia sét vậy,” Mark Twain từng viết.
Dù muốn hay không, thì từ ngữ mà bạn sử dụng vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đạt được thành công của bạn. Và điều này đặc biệt đúng với những nhà lãnh đạo.
“Những nhà lãnh đạo tài ba nhất có thể diễn đạt lưu loát sứ mệnh của tổ chức mà họ đứng đầu và thể hiện nó theo những cách mà truyền cảm hứng cho những người khác để đạt được sứ mệnh ấy,” Darlene Price, chủ tịch của Well Said, Inc. và là tác giả của cuốn sách “Well Said! Presentations and Conversations That Get Results.” cho biết.
“Dù có những đặc điểm, cử chỉ và kỹ năng khác là cần thiết cho người lãnh đạo, nhưng từ ngữ là điều đầu tiên cần phải có.” Cô Price chỉ ra rằng những nhà lãnh đạo vĩ đại luôn biết cách nắm lấy sức mạnh của từ ngữ. “Họ hiểu được sức ảnh hưởng của ngôn ngữ nói, và cái cách mà nó tác động đến trái tim và tâm trí của mọi người.”
Vì lý do này mà họ thường sử dụng những cụm từ rất tích cực và hiệu quả khi nói với các đồng nghiệp của mình, ví dụ như: “Đây là nhiệm vụ của tất cả chúng ta,” “Vai trò của anh/chị là rất quan trọng bởi…,” “Tôi muốn biết anh/chị nghĩ sao về vấn đề này,” “Tôi có thể giúp gì không?” “Cùng nhau chúng ta có thể…” “Chúc mừng nhé,” và “Cảm ơn.”
“Ngược lại, có một số từ và cụm từ mà những nhà lãnh đạo thực thụ không bao giờ nói ra,” Price giải thích.
Dưới đây là 10 kiểu câu đó:
1. “Tôi là chủ”
“Bằng việc nói ra câu này, thì bạn đã phủ nhận bạn chính là ông chủ. Như cố thủ tưởng Anh Margaret Thatcher từng nói, ‘Nếu bạn phải nói cho người khác biết bạn là ai, thì rõ ràng bạn không hề như thế.’”
Khi nói câu này, đồng nghĩa với việc bạn đang ám chỉ một thái độ rằng, “Không thắc mắc, không tranh luận gì hết. Chúng ta sẽ làm mọi việc theo cách của tôi.”

“Những nhà lãnh đạo thì được tôn sùng và ngưỡng mộ, ngược lại những kẻ độc tài thì bị coi khinh,” Price nói. “Tất nhiên bạn là chủ, nhưng việc nói ra như thế không khiến nó đúng là như vậy. Thay vào đó, hãy trao quyền cho người khác bằng cách hỏi “Anh/chị cần gì để hoàn thành công việc?” hay “Liệu tôi có thể giúp gì?”
2. “Đó không phải là lỗi của tôi.”
Những nhà lãnh đạo thực sự luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ điều gì mà họ làm. Họ không chỉ tay năm ngón, không ngụy biện, hoặc đổ lỗi cho cấp dưới. “Trong khi chẳng ai muốn bị khiển trách, thì một người lãnh đạo vĩ đại sẽ chấp nhận nó, có trách nhiệm giải trình, và tập hợp mọi người lại để tìm ra giải pháp. Thay vì đổ lỗi cho người quản lý, người giám đốc tiền nhiệm hay nền kinh tế suy thoái, thì họ sẽ nói ‘cùng tìm ra biện pháp để thu được thành quả nào.’”
Như Henry Ford từng khuyên “Đừng tìm lỗi lầm. Hãy tìm ra biện pháp khắc phục.”

3. “Tôi sẽ tự làm một mình.”

Lãnh đạo không phải là làm việc một mình, Price giải thích. “Thái độ này thường được gọi là ‘thích – tự - làm – mọi – thứ,’. Điều này có thể tốt khi bạn ở nhà một mình chứ không hề tốt khi làm lãnh đạo. Càng mở rộng quy mô của công ty, bạn sẽ càng làm mọi thứ với tư cách cá nhân ít đi mà những việc bạn làm sẽ càng phải thông qua những người khác.
Mục tiêu là phải đặt đúng người đúng chỗ và tạo điều kiện để họ thành công.

4. “Tôi biết rồi – Tôi đã nghĩ về tất cả mọi thứ.”

Như huyền thoại huấn luyện viên bóng rổ John Wooden từng nói, “Sau khi bạn biết tất cả mọi thứ đều quan trọng thì đó mới là điều mà bạn học được.”
“Tránh việc bỏ qua hoặc không để ý đến lời của nhân viên với thái độ ‘tôi biết hết rồi’. Ngay cả khi bạn đã biết, thì vẫn nên lắng nghe. Khi bạn hoan nghênh hoặc đánh giá cao trí tuệ và sự đóng góp của cấp dưới, bạn sẽ khiến họ cảm thấy họ là nhân viên có ích.”

5. “Thất bại không phải là một lựa chọn.”

“Câu này có thể xem là phương châm là việc của Trung tâm Điều khiển Hoạt động của NASA hay tiêu đề cuốn tự truyện của Gene Kranz. Tuy nhiên, khi một nhà lãnh đạo phát ngôn ra câu nói này, thì nó thường mang ý nghĩa là, ‘không được phép phạm sai lầm.’”
“Thái độ này gây ra nỗi sợ hãi, kiềm chế khả năng sáng tạo và sự đổi mới trong mỗi nhân viên. Nhà lãnh đạo tài ba luôn cho phép – thậm chí còn khuyến khích – nhân viên của họ thất bại; để biến những sai lầm thành tòa nhà vững chãi và những rủi ro thành bước đi chắc chắn. “Đó là lý do vì sao Thomas J.Watson, nhà sáng lập IBM, đã từng khuyên, ‘Con đường đi đến thành công là nhân đôi tỉ lệ thất bại của bạn.’ Hay như Arianna Huffington nói, ‘Sự thất bại không phải là đối nghịch của thành công; nó là con đường đưa đến sự thành công.’”
6. “Đó không phải là cách chúng ta làm ở đây.”
Những nhà lãnh đạo đạt thành công là những người có đam mê với sự đổi mới – tìm ra cách tốt hơn để giải quyết vấn đề. “Thực tế, Steve Jobs từng nói, ‘Sự đổi mới sẽ giúp phân biệt được đâu là nhà lãnh đạo và đâu là nhân viên.’ Vì vậy, nhà lãnh đạo giỏi nhất sẽ coi trọng những viên thể hiện tư duy sáng tạo, linh hoạt và kỹ năng giải quyết vấn đề,” Price giải thích.
“Những cụm từ, trong một thời khắc nhất định nào đó, sẽ tiết lộ bạn là người theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại: bị mắc kẹt với kiểu tư duy thời còn đi học, kém linh hoạt và nông cạn.”
Ngay cả khi bạn không tán thành ý kiến của ai đấy, thay vào đó hãy nói rằng, “Đó là ý kiến rất tuyệt. Thực hiện thế nào nhỉ?” hoặc, “Đó cũng là một cách giải quyết. Cùng thảo luận những mặt thuận lợi và bất lợi của nó nào.”


7. “Tôi muốn thành quả, chứ không phải những mối liên hệ.”

Những nhà lãnh đạo biết rằng kết quả được làm ra bởi mọi người, mà trong đó yêu cầu sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên, lãnh đạo, khách hàng đối tác, nhà cung cấp và các bên liên quan. “Ngay cả khi ở trong từ điển, thì từ ‘mối liên hệ’ (relationship) cũng đứng trước từ ‘thành quả’ (result).
8. “Tôi không quan tâm điều đó có trái với đạo đức hay không. Nếu nó không phạm pháp thì cứ làm đi.”
Những nhà lãnh đạo không bao giờ khuyến khích hay tha thứ cho sự đồi bại hay hành vi vi phạm đạo đức chỉ để đạt được lợi nhuận hoặc mục tiêu của tổ chức. “Lấy mục đích để biện minh cho phương tiện không bao giờ là lời bào chữa hợp lý cho việc cố ý lừa dối, coi thường chính sách, không tuân thủ và có hành vi trái luật. Thay vào đó hãy nói ‘cứ làm điều đúng đắn.’”
As Abraham Lincoln observed, "Nearly all men can stand adversity, but if you want to test a man's character, give him power."

9. “Đừng mang đến cho tôi bất kỳ tin xấu hay bất ngờ nào.”

Nói điều này không khiến những tin xấu hay điều bất ngờ biến mất; nó chỉ đơn giản là mọi người đang quét một quả bom hẹn giờ dưới tấm thảm. “Những nhà lãnh đạo thực thụ luôn muốn biết những vấn đề cần sự có mặt của họ ngay lập tức; thế nên, họ sẽ nói ‘Nếu có bất kỳ vấn đề gì, tôi muốn là người đầu tiên được biết.” Price giải thích. “Họ tạo ra môi trường làm việc nơi mà mọi người đều mong đợi được nêu lên các vấn đề ngay khi chúng xuất hiện, hơn là phải giấu giếm.
Như cựu ngoại trưởng Mỹ từng nói với nhân viên của mình, “Tin xấu không phải là rượu vang. Nó không hề được cải thiện theo thời gian.”

10. “Anh/chị phải rất may mắn mới nhận được công việc ở đây đấy.”

Câu này có tính chất phá hoại sự nỗ lực cũng như giết chết tinh thần làm việc của nhân viên. Nó ám chỉ rằng bạn đang làm phước cho họ khi nhận họ vào làm, và họ mắc nợ bạn khi được nhận đặc quyền vào làm ở đây. “Nó tùy thuộc vào nhân viên quyết định xem điều này đúng hay sai,” Price nói. Thay vào đó hãy nói rằng, “Chúng tôi thật may mắn anh/chị làm việc cùng chúng tôi.”

Price cũng cho biết rằng một mẫu số chung khác của những nhà lãnh đạo vĩ đại chính là ngôn ngữ và hành động của họ truyền cảm hứng cho người khác “mơ ước nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, và trưởng thành hơn,” như cố tổng thống John Quicy Adams từng nói. “Đó là lý do vì sao họ được xem là những nhà lãnh đạo – sự kết hợp giữa khả năng ăn nói và nhân cách của họ khiến người dân phải dõi theo. Những nhà lãnh đạo tài ba nhất luôn cố chọn ra những từ ngữ cụ thể để nói, và từ nào sẽ không nói, để tối đa hóa khả năng đạt được thành công thông qua người dân.”